【Ẩn Dụ Là Gì】- Có Mấy Kiểu Ẩn Dụ – Ví Dụ Cụ Thể

Posted on

Ẩn dụ là một phép tu từ được sử dụng rất phổ biến trong văn học dân gian cũng như văn học hiện đại của Việt Nam. Tuy nhiên để định nghĩa được ẩn dụ là gì? Có bao nhiêu kiểu ẩn dụ? Ẩn dụ khác hoán dụ ở điểm nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp khái niệm ẩn dụ là gì. Đồng thời nếu ra những ví dụ cụ thể của phép ẩn dụ trong văn học, cũng như giúp bạn phân biệt được ẩn dụ với hoán dụ. Cùng theo dõi nha.

Phép ẩn dụ là gì có mấy loại ẩn dụ?

Phép ẩn dụ là gì có mấy kiểu ẩn dụ?

Phép tu từ ẩn dụ là gì? Khái niệm của ẩn dụ như sau:

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.

Ví dụ về phép ẩn dụ:

“Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!”

Phép ẩn dụ trong câu ca dao trên là đôi nam nữ tỏ tình nhau nhưng lại không nói tên thật mà mượn hai cái tên là “mận, đào” để hỏi về “vườn hồng” có nghĩa là hỏi cô gái đã có người yêu chưa.

Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì có mấy kiểu ẩn dụ?

Các hình thức của biện pháp ẩn dụ được thể hiện dưới bốn hình thức:

  • Ẩn dụ hình thức
  • Ẩn dụ cách thức
  • Ẩn dụ phẩm chất
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ẩn dụ là một hình thức phổ biến trong tiếng Việt. Ẩn dụ có nhiều dạng và có nhiều chức năng khác nhau. Phép ẩn dụ có thể được sử dụng cùng với các biện pháp khác (như so sánh, nhân hoá …) để nâng cao hiệu quả biểu đạt.

Ẩn dụ hình thức và ẩn dụ cách thức là gì?

Phép ẩn dụ hình thức là gì?

Ẩn dụ hình thức có thể được hiểu như sau: người hành văn dựa vào các điểm tương đồng hoặc các điểm giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Và khi dùng ẩn dụ hình thức cũng là cách người nói dấu đi một phần nghĩa.

Ví dụ 1:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè.

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Hình ảnh “Lửa lựu” là hình ảnh ẩn dụ vì màu đỏ của hoa lưu giống như màu lửa. Vì vậy, tác giả dùng hình ảnh lửa để chỉ màu của quả lựu.

Ví dụ 2:

“Vân xem trang trọng khác vời.

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

“Khuôn trăng” là một hình ảnh đã được ẩn dụ. Hình ảnh này mang ý nghĩa là khuôn mặt đầy đặn, xinh đẹp như vầng trăng của Thúy Vân. Câu này mang hàm ý chỉ vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Vân.

Ví dụ 3:

“Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

Thắp là hình ảnh được ẩn dụ hóa để chỉ hình ảnh hoa râm bụt đang nở

Phép ẩn dụ cách thức là gì?

Ẩn dụ cách thức là hình thức đặt ra vấn đề theo nhiều cách, ẩn dụ này hỗ trợ người nói diễn đạt hàm ý vào câu.

Ví dụ:

Trong câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Cụm từ Kẻ trồng cây là hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động, tạo ra giá trị bằng sức lao động

Ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Ẩn dụ phẩm chất là gì?

Ẩn dụ phẩm chất là cách dùng các đặc tính và phẩm chất tương đồng của một sự vật và hiện tượng này đi cùng một sự vật hiện tượng khác. Hay nói cách khác, ẩn dụ phẩm chất là dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ 1:

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Trong những câu thơ trên, ta có thể hiểu con thuyền là người đàn ông luôn di chuyển nhiều nơi. Còn hình ảnh bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ cố định người con gái ở một nơi.

Ví dụ 2:

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

Người cha ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ nói về Bác Hồ

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.

Ví dụ 1:

“Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật”

Ví dụ 2:

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiên”

Ẩn dụ là gì hoán dụ là gì: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Và để giúp các bạn có thể nhận biết cũng như phân biệt được giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và hóa dụ. Thì dưới đây là những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 biện pháp tu từ này:

Sự giống nhau giữa phép Ẩn dụ và Hoán dụ

Ẩn dụ và hoán dụ đều là các phép tu từ được sử dụng nhiều với mục đích là tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ đều lấy sự vật, hiện tượng này nhằm miêu tả sự vật, hiện tượng khác theo quy luật liên tưởng.

Sự khách nhau giữa phép Ẩn dụ và Hoán dụ

Hoán dụ và ẩn dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể là:

  • Phép Ẩn dụ: dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác
  • Phép Hoán dụ: dựa vào quan hệ tương đương và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Phân biệt phép ẩn dụ và phép so sánh

Sự khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh ở những điểm như sau:

  • Phép Ẩn dụ: là một cách tu từ mà người hành văn không cần đến dấu câu hay từ ngữ để phân biệt giữa sự vật và hiện tại. Có thể nói, ẩn dụ được xem như là cách để so sánh ngầm các sự vật và hiện tượng có các đặc điểm giống nhau.
  • Phép So sánh: Thường sử dụng dấu câu hoặc so sánh, có thể là so sánh tương đương hoặc không tương đương.

Ví dụ:

“Da trắng như tuyết, tóc đen như mun”

Phép so sánh được thể hiện bằng từ “như”, “da” được so sánh với “tuyết”, và “tóc” được so sánh với “gỗ mun”.

Hay trong câu:

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”.

So sánh ở đây là chỉ ra những so sánh không tương đương nhau qua từ “chẳng bằng”.

Luyện tập phép ẩn dụ

Câu 1 (trang 69 SGK lớp 6 tập 2):

Cách 1: nói theo cách bình thường

Cách 2: sử dụng biện pháp tu từ so sánh thông qua từ “như”

Cách 3: sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

Cách thứ 3 mang nội dung biểu cảm, có tính hình tượng và cảm xúc nhiều hơn

Câu 2 (trang 70 SGK lớp 6 tập 2)

Thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ những người đã tạo ra những giá trị cho chúng ta tiếp nhận

=> Quả: là thành quả được tạo ra

=> Kẻ trồng cây: là người lao động, người tạo ra giá trị

  1. Mang ý nghĩa khuyên răn con người nên tìm môi trường tốt để sống

=> Mực – đen: là môi trường xấu, người xấu sẽ làm cho chúng ta lây nhiễm những thói xấu

=> Đèn – sáng: môi trường tốt sẽ làm chúng ta tiếp thu được những thứ tốt đẹp

  1. Tấm lòng son sắt, thủy chung của người ở đối với người đi

=> Thuyền: ẩn dụ cho người ra đi

=> Bến: tượng trưng cho người ở lại

  1. Mặt trời (trong câu: thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ): nói đến Bác Hồ – người như mặt trời mang lại nguồn sống cho tất cả chúng ta.

Câu 3 (trang 70 SGK lớp 6 tập 2)

Nắng – chảy: ánh nắng đem lại cảm nhận qua màu sắc (nắng vàng, nắng chói chang,…), chảy thể hiện tính chất của sự vật (là một chất lỏng). Ánh nắng ở đây được hiện ra như một thứ “chất lỏng” có thể “chảy đầy vai”. Với cách diễn đạt này, ánh nắng trở nên mềm mại, sinh động và gần gũi hơn.

Tiếng rơi là âm thanh được nhận biết thông qua thính giác, không thể nhận biết bằng thị giác; sự chuyển đổi cảm giác giúp người đọc có thể hình dung được sự nhẹ nhàng của tiếng rơi với một hình khối cụ thể (“mỏng” cảm nhận bằng xúc giác, “rơi nghiêng” nhận biết thông qua thị giác)

Ướt tiếng cười: “tiếng cười” là  âm thanh, được nhận biết thông qua thính giác. Ở đây tiếng cười được nhìn thấy, cảm nhận qua xúc giác. Sự chuyển đổi, hòa quyện cơn mưa vào tiếng cười của bố thể hiện sự mới mẻ và cách nhìn hồn nhiên của trẻ thơ.

Câu 4: Tìm các biện pháp ẩn dụ

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Hình ảnh ẩn dụ “kẻ trồng cây” dùng để chỉ người tạo ra giá trị bằng sức lao động của mình. Câu tục ngữ khuyên nhủ thế hệ sau cần biết ơn những người đã lao động để tạo ra thành quả.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”: “mực” ẩn dụ cho những điều xấu, môi trường xấu. Còn “đèn” dùng để chỉ những điều tốt đẹp và môi trường sống tốt. Câu tục ngữ thể hiện ảnh hưởng của môi trường sống và các yếu tố xung quanh tới nhân cách con người. Khuyên người ta nên sống ở những môi trường tốt, giao du với người tốt.

“Thuyền” là hình ảnh ẩn dụ cho người con trai. “Bến” là ẩn dụ cho người con gái.

“Mặt trời” dùng để nói đến Hồ Chí Minh. Ý nói Bác Hồ cũng vĩ đại, to lớn và ấm áp như mặt trời.

Luyện tập định nghĩa phép ẩn dụ là gì

Như vậy chúng ta đã cùng nhau định nghĩa khái niệm ẩn dụ là gì và tìm hiểu cách sử dụng phép tu từ này trong văn học. Hy vọng bạn đọc sẽ biết cách vận dụng phép ẩn dụ trong những bài văn của mình thành thạo hơn sau khi tham khảo bài viết này nhé.

Rate this post

Viết một bình luận