Ăn dứa có tác dụng gì đối với phụ nữ? Mang thai có nên ăn dứa không?


Dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe phụ nữ

Dứa giúp ngăn ngừa loãng xương

Loãng xương là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự giảm mật độ xương và giảm chất lượng xương khiến cho xương yếu, dễ gãy. Phụ nữ thường gặp phải bệnh loãng xương phổ biến gấp 4 lần so với nam giới.

Việc bổ sung đầy đủ vitamin C giúp kích thích sản xuất tế bào tạo xương, làm tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương. Một đánh giá tổng hợp kết quả 13 nghiên cứu đơn lẻ trước đó cho thấy, những người ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và magne thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn, tỷ lệ gãy xương chậu cũng thấp hơn đến 34% so với những người không ăn.

Với 1 cốc dứa (165gr) có thể cung cấp cho cơ thể 88% DV vitamin C và 5% DV magne giúp cho xương chắc khỏe.

Dứa được trồng nhiều ở một số tỉnh thành của Việt Nam như Ninh Bình, Quảng Nam,…

Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ

Dứa là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể phụ nữ khi mang thai. Dứa có chứa đồng – một khoáng chất cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu. Đồng thời, khoáng chất này còn giúp cho sự phát triển tim, mạch máu, hệ xương và hệ thần kinh của thai nhi. Một cốc dứa (165gr) cung cấp 18% DV đồng cho mẹ bầu khi mang thai.

Dứa cũng là một nguồn vitamin B tuyệt vời bao gồm vitamin B1 (thiamine), vitamin B6 (pyridoxin) và vitamin B9 (folate). Lượng vitamin B có trong dứa rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Loại trái cây này còn chứa vitamin C, sắt, kẽm, calci giúp cho thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi ăn dứa mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. 

Ăn dứa có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú

ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chiếm khoảng 25% trong tổng số các loại ung thư thường gặp. Dứa có chứa một lượng nhỏ bromelain – một loại enzyme có tác dụng ngăn ngừa ung thư đặc biệt là ung thư vú.

Một số nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu ống nghiệm cũng cho thấy mối liên hệ giữa sự phát triển ung thư vú và giấm dứa. Tuy nhiên, tác dụng này vẫn chưa được nghiên cứu ở người.

Khi ăn dứa bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Dứa có tính acid cao, ăn dứa có thể làm gia tăng các triệu chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày.

Nếu bạn ăn dứa mà gặp phải một số triệu chứng như ngứa miệng, sưng miệng, khó thở, nổi mề đay, nổi mẩn trên da, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… thì nên đến gặp bác sỹ để có giải pháp can thiệp kịp thời.

Dứa có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như nước ép, mứt, sinh tố,…

Enzyme bromelain trong trái dứa giúp làm tăng tác dụng của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, chất làm loãng máu và thuốc chống trầm cảm. Do đó, nếu bạn đang dùng những loại thuốc này thì nên trao đổi với bác sỹ để xem mình có nên ăn và ăn bao nhiêu dứa là phù hợp.

Các loại nước ép dứa bán ngoài cửa hàng, siêu thị có thể chứa rất nhiều đường. Một chế độ ăn uống có chứa nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và béo phì. Khi uống nước ép dứa bạn nên cân nhắc để uống với liều lượng phù hợp, tốt hơn hết là bạn hãy tự làm nước ép dứa để có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ của chính mình.

Hồng Hạnh H+ (Theo healthline.com)

Rate this post

Viết một bình luận