(19/01/2021)
Chứng thiếu máu do hồng cầu hình liềm có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm. Ăn gì cho bà bầu thiếu máu hồng cầu hình liềm để góp phần bổ sung đủ máu, ngăn ngừa thiếu máu và các bệnh lý do biến chứng?
5
(100%)
1
vote
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là gì?
Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm là một bệnh di truyền. Khi bị thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm người bệnh sẽ không có đủ tế bào hemoglobin mạnh khỏe để vạn chuyển oxy cung cấp cho cơ thể.
Bình thường tế bào hemoglobin có hình tròn để có thể di chuyển dễ dàng trong các mạch máu, đảm bảo cung cấp oxy cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Hemoglobin hình liềm khiến chúng rất dễ bị dính liền với nhau, đóng cứng lại và di chuyển rất khó khăn. Khi đó lưu lượng máu, oxy vận chuyển đến các cơ quan không đáp ứng đủ số lượng cần thiết khiến các mô và các cơ quan bị tổn thương.
Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm thường được di truyền trong các gia đình có nguồn gốc từ châu Phi, Địa Trung Hải, Ấn Độ, Ả Rập Xê Út, Trung Mỹ, Nam Mỹ, quần đảo Caribe. Tỷ lệ nhiễm bệnh thường gặp ở những dân tộc có nước da sẫm màu.
Thiếu máu hồng cầu hình liềm khiến bà bầu dễ bị tắc nghẽn mạch máu
Ăn gì cho bà bầu thiếu máu hồng cầu hình liềm?
Bà bầu bị thiếu máu hồng cầu hình liềm nên ăn các thực phẩm giàu axit folic
Khi bị thiếu máu hồng cầu hình liềm bà bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu axit folic để giảm thiếu những biến chứng của bệnh lý.
Ăn gì cho bà bầu thiếu máu hồng cầu hình liềm?
- Các loại rau có lá màu xanh đậm: Nguồn gốc cách gọi axit folic xuất phát từ “foliage” có nghĩa là lá, rau xanh giàu vitamin. Ăn nhiều rau xanh giúp bạn bổ sung axit folic cũng như ngăn ngừa được tình trạng táo bón thai kỳ. Trong đó nổi bật là 2 loại rau: xà lách romaine với 64mcg/100g và rau diếp với 4mg/100g.
- Uống nước cam: Uống nước cam không chỉ giúp bà bầu tăng cường hấp thụ sắt mà còn bổ sung được một lượng axit folic không nhỏ, góp phần hạn chế biến chứng của thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Bánh mì: Trong bánh mì, đặc biệt là bánh mì đen, có chứa rất nhiều axit folic. Một tác dụng khác của loại bánh này là giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng oxy hóa trên da.
- Cơm: Loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày này cung cấp được một lượng axit folic đáng kể cho bà bầu. Lưu ý không vo gạo quá kỹ khiến các vitamin có trong hạt gạo bị rửa trôi.
- Các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,…): bà bầu có thể chế biến các loại đậu thành các món chè, các món hầm, nghiền thành bột rang xay ăn liền,… để sử dụng tùy ý thích. 100g đậu Hà Lan có thể cung cấp cho bà bầu 94mcg folate (1 dạng khác của axit folic). 50g đậu lăng có thể cung cấp đến 180mcg folate.
- Ngũ cốc, ngũ cốc nguyên cám không chỉ giàu axit folic mà còn rất giàu sắt. magie, selen và các vitamin nhóm B. Bà bầu nên sử dụng ngũ cốc hàng ngày, đặc biệt là vào các bữa sáng,d dể cung cấp cho cơ thể được nhiều dưỡng chất cần thiết. Đồng thời có thể hạn chế được các biến chứng của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Thận, thịt bò là những loại thức ăn có chứa nhiều axit folic. Với những loại thực phẩm này mẹ bầu nên sử dụng lò vi sóng, hấp, hoặc xào để bảo toàn được lượng axit folic tốt nhất, giúp chúng không bị phân hủy trong quá tình chế biến.
Bổ sung axit folic và sắt rất quan trọng với mẹ bầu
Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm giàu axit folic, bà bầu cũng phải uống bổ sung 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của thai kỳ. Đối với bà bầu mắc chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm, lượng axit folic cần bổ sung mỗi ngày sẽ được các bác sĩ căn cứ vào tình trạng của mẹ bầu để kê đơn thuốc hoặc có phác đồ điều trị riêng biệt.
Để bổ sung được đủ các vi chất bổ máu cần thiết, chủ động ngăn ngừa chứng thiếu máu khi mang thai, bà bầu sử dụng viên uống bổ sung sắt, axit folic, vitamin B6, B12, C mỗi ngày. Cùng với đó là kết hợp sử dụng chế độ dinh dưỡng phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất của thai kỳ. Đặc biệt, bà bầu mắc chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic để bổ sung hàng ngày.