Quá trình liền thương phụ thuộc nhiều yếu tố. Dinh dưỡng đúng cách sẽ đẩy nhanh sự hồi phục. Vậy cần ăn gì cho vết thương mau lành?
1. Vai trò của dinh dưỡng trong qúa trình lành thương
Sự lành và tạo sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp do các yếu tố sau quyết định:
– Bản chất của vết thương: vết thương nhỏ, nông dễ lành và có thể không để lại sẹo.
– Mức độ tổn thương: vết thương bị bầm dập nhiều sẽ dễ bị nhiễm trùng, mưng mủ, lâu lành và để lại sẹo xấu.
– Cách xử lý và chăm sóc vết thương: đúng và kịp thời sẽ giúp vết thương mau lành và tránh được hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ.
– Cơ địa, gen di truyền của từng người.
– Chế độ dinh dưỡng đúng cách.
Ăn gì cho vết thương mau lành?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình liền thương. Khẩu phần ăn không đủ hoặc không đa dạng dẫn đến thiếu đạm, vitamin, chất tạo máu, kẽm và selen là một nguyên nhân lớn làm vết thương chậm lành.
2. Ăn gì cho vết thương mau lành?
Protein (đạm)
Protein là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới cũng như các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương. Chế độ ăn quá nghèo đạm hoặc ở người bị suy dinh dưỡng, người có bệnh lý làm giảm đạm trong cơ thể, người bị rối loạn chuyển hóa đạm thường vết thương lành sẹo chậm hơn, hoặc có khi không lành được do thiếu đạm quá nặng.
Nhu cầu đạm cho quá trình liền thương khoảng 1.2 – 2.0g protein/kg/ngày. Các thức ăn cung cấp nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ…vv.
Để biết chính xác cụ thể hàm lượng protein trong thực phẩm, mời các bạn tham khảo bài viết Thành phần dinh dưỡng của các loại thực phẩm Việt Nam.
Protein là thành phần dinh dưỡng giúp vết thương mau lành
Các vitamin
Nên dùng những thực phẩm giàu các vitamin C, A, B, E, K.
Vitamin C hoạt động như một đồng yếu tố trong quá trình sản sinh collagen. Chúng giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng ở vết thương. Chất này cần cho sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Nhu cầu Vitamin C bình thường ít nhất 60mg mỗi ngày. Tuy nhiên khi có vết thường, cần tăng cường lên khoảng 200mg – 1g trên ngày. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như cà chua, ớt chuông, khoai tây, rau bina, trái cây thuộc họ cam quít, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, ổi, các loại rau có lá màu xanh sẫm…vv
Vitamin A giúp khởi động quá trình lên mô hạt và biểu mô hóa trong liền vết thương. Vitamin A có nhiều trong các loại rau màu lá xanh sẫm, các loại quả màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật, các sản phẩm chế biến từ bơ sữa.
Vitamin B là nhân tố tạo nên enzyme tác động lên quá trình chuyển hóa protein, chất béo and và đường. Vitamin B có trong gan, thận, thịt, rau xanh, trứng, gạo lứt…
Vitamin E tham gia giữ vai trò điều khiển quá trình liền thương. Thực phẩm giàu vitamin E như hạnh nhân, đậu phộng, bơ, bí đỏ, măng tây…
Vitamin K rất quan trọng vì trong quá trình đông máu ở giai đoạn đầu tiên của việc chữa lành vết thương. Vitamin K có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm, bông cải trắng, cải bắp, bông cải xanh, nho, bơ, kiwi…vv
Các chất tạo máu
Cần chú ý ăn các loại thực phẩm có liên quan đến quá trình tạo máu như Sắt, Acid folic, Vitamin B12.
Máu sẽ giúp mang protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến nuôi dưỡng các mô bị tổn thương. Máu cũng mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chúng dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào. Trong quá trình tổng hợp collagen, sắt cần thiết cho việc chuyển hóa của các chất proline và lysine.
Chất tạo máu giúp vết thương mau lành
Thực phẩm bổ máu gồm thịt bò, huyết, gan, trứng, sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm…vv
Kẽm và selen
Kẽm và selen là những loại khoáng chất tiêu biểu giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn.
Kẽm có nhiều ở các loại hải sản (nghêu, sò, ốc, hào, tôm…), gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…).
Selen cũng có nhiều trong cá, hải sản và trứng, vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt.
3. Hạn chế ăn gì để sẹo liền đẹp sau vết thương?
Rau muống
Rau muống có tính mát, vị ngọt. Theo đông y thì rau muống có tác dụng giải độc, kích thích sinh da non. Khi bị vết thương nên kiêng ăn rau muống. Rau muống thúc đẩy mạnh quá trình tái sinh tế bào, tăng sinh mạnh mẽ collagen. Điều này khiến cho tình trạng tái tạo thừa da và đùn lên, hình thành sẹo lồi.
Thịt gà
Theo kinh nghiệm từ dân gian, vết thương đang lên da non thì không nên ăn thịt gà. Thịt gà sẽ làm vết thương bị ngứa ngáy và lâu lành hơn.
Thịt chó
Thịt chó chứa rất nhiều đạm. Nhưng theo Đông y thì thịt chó có tính nóng và không tốt cho ai có vết thương hở. Khi da đang trong qua trình hình thành, ăn thịt chó dễ gây sẹo lồi do da mới bị cứng và sần hơn.
Đồ nếp
Đồ nếp là loại thực phẩm có tính nóng. Ăn loại thực phẩm này làm cho vết thương có hiện tượng sưng lên, vết thương lâu lành và để lại sẹo trên da.
Đồ ăn cay nóng
Đây cũng là những thực phẩm sẽ khiến vết thương của bạn mưng mủ, lâu lành hơn.
4. Lưu ý cách dùng một số thực phẩm
Thịt bò
Như đã nói ở trên, thịt bò rất nhiều protein và nhiều chất bổ máu sẽ giúp quá trình liền thương nhanh chóng. Tuy nhiên thịt bò khiến vết thương sậm màu hơn và làm thành sẹo thâm. Tốt nhất chỉ nên ăn thịt bò ở giai đoạn đầu, ưu tiên quá trình liền thương. Còn giai đoạn sau khi vết thương đã khô ổn định, đang lên da non ưu tiên sẹo thẩm mỹ thì không nên ăn.
Trứng
Tương tự thịt bò, trứng cũng chứa rất nhiều protein và các chất khác giúp nhanh liền thương. Theo kinh nghiệm dân gian ăn trứng có thể khiến vùng da sau khi lành có màu trắng hơn bình thường, loang lổ màu da gây mất thẩm mỹ. Nên hạn chế ăn trứng ở giai đoạn sau ưu tiên sẹo đẹp.
Hải sản
Vết thương là vị trí rất nhẹ cảm và hay ngứa ngáy khi xảy ra dị ứng. Hải sản giàu protein, kẽm và selen. Tuy nhiên đây là loại thức ăn dễ dị ứng với nhiều người. Cần biết cơ thể mình có thích ứng được với những món ăn trên hay không. Nếu không dị ứng có thể ăn hải sản bình thường.
5. Những thứ cần kiêng tuyệt đối!
Cần tránh những thực phẩm trước đây ăn hay bị dị ứng. Dị ứng sẽ gây tăng hiện tượng ngứa ngáy tại chính vết thương, viêm tại chỗ và tạo mủ
Rựơu bia gây ức chế hệ miễn dịch, thuốc lá chứa rất nhiều chất độc. Rượu bia, thuốc lá là những thứ cần kiêng tuyệt đối.
6. Sản phẩm tổng hợp hỗ trợ lành vết thương
Ngày nay các chuyên gia đã tổng hợp được những sản phẩm tiện lợi, chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.
Viên uống Hemera có thành phần chính là Hydroxymethyl Butyrate, L – Arginine, Glutamine, Nano Curcumin 5% và một số phụ liệu. Công dụng giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, giúp làm lành vết thương, hỗ trợ giảm nám sạm da. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng và được nhiều bác sĩ phẫu thuật ngoại khoa khuyên dùng.
Mọi người có nhu cầu, có thể mua ngay Viên uống Hemera tại Shopee vô cùng tiện lợi.
Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe về chăm sóc vết thương, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân, Số điện thoại /Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân