Thực phẩm giàu vitamin B6 tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình.
Ngoài việc tham gia vào quá trình phát triển và phân chia tế bào, sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Vitamin B9 còn tham gia tạo các chất dẫn truyền thần kinh ở não. Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B9 là: Gan động vật (bò, gà, lợn), rau có lá màu xanh đậm, súp lơ xanh…
Vitamin C là một chất chống ôxy hóa mạnh, giúp chống lại các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào não và duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin C cũng giúp tăng hấp thu các chất khoáng vi lượng (sắt, kẽm…) là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động trí não.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây như: cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa, dâu tây, đu đủ, súp lơ xanh, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi…
Thực phẩm giàu magie
Magie có vai trò quan trọng giúp điều hòa các chức năng của dây thần kinh, làm dịu thần kinh. Vì vậy, người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung thực phẩm giàu magiê trong chế độ ăn bằng các nguồn thực phẩm như: hải sản biển và cá nước ngọt, thịt các loại, các loại rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, vừng lạc, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt…
Thực phẩm cần hạn chế
Người bệnh rối loạn tiền đình cần hạn chế các loại thực phẩm chứa lượng đường và muối cao. Tránh các loại đồ uống và thực phẩm có chứa các chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá… vì các chất này có thể khiến tình trạng chóng mặt, ù tai và các cơn đau đầu của bệnh nhân tăng lên.
Người bệnh rối loạn tiền đình cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Để tăng cường hiệu quả điều trị rối loạn tiền đình, bên cạnh việc dùng thuốc và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cần nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc. Cần tạo tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng… Thực hiện các bài tập xoay vùng đầu, cổ gáy nhẹ nhàng, chậm rãi cũng giúp cải thiện và phòng ngừa các cơn đau đầu, chóng mặt hiệu quả.