Ngoài việc giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, chúng ta còn có thể thay đổi chế độ ăn uống để có một nụ cười khỏe mạnh!
Các cụ ta có câu: “Cái răng, cái tóc là góc con người”, bởi vậy, việc chăm sóc sức khỏe răng – tóc là vấn đề luôn được chú trọng bấy lâu nay.
Đánh răng hàng ngày với kem đánh răng có chứa chất florua và dùng chỉ nha khoa là việc rất cần thiết để có một nụ cười sáng khỏe. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, chế độ cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bạn hay không?
Bạn nên ăn nhiều loại thức ăn giàu từ các nhóm thực phẩm có lợi cho răng và nướu. Một chế độ ăn uống cân bằng giữa các loại trái cây, rau quả, thực phẩm giàu protein, sản phẩm sữa và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng cũng như toàn bộ cơ thể.
Thực phẩm tối ưu cho sức khỏe răng miệng
- Thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như sữa không béo hoặc ít béo, sữa chua, pho mát, nước đậu nành, đậu phụ, cá hồi đóng hộp, hạnh nhân và các loại rau xanh lá đậm giúp thúc đẩy sự phát triển của răng và xương.
- Phốt pho, có trong trứng, cá, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa, giúp răng chắc khỏe.
- Vitamin C tăng cường sức khỏe của nướu răng, có trong trái cây họ cam quýt, cà chua, ớt, bông cải xanh, khoai tây và rau bina.
Ngoài ra, ăn vặt thông minh cũng có tác động tới sức khỏe răng miệng. Không nên ăn nhẹ quá thường xuyên, đặc biệt giữa các bữa bữa ăn lớn để ngăn sự tấn công của axit trên răng. Nếu vẫn muốn ăn, hãy khôn ngoan bằng cách từ bỏ các món ăn ngọt như kẹo cứng, kẹo mềm, chọn lựa các món bổ dưỡng như rau sống, trái cây, sữa chua, phô mai, sữa và bỏng ngô. Nhớ đánh răng sau khi ăn vặt để tránh sâu răng. Nếu không có điều kiện, hãy súc miệng bằng nước để loại bỏ thức ăn thừa.
Đối với em bé, đừng nên dỗ dành trẻ bằng nước trái cây, sưa bột hoặc sữa để tránh sâu răng.
Ngoài việc ăn uống lành mạnh, chúng ta có thể ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe răng miệng bằng cách vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng với kem đánh răng có chứa fluoride 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày, uống nước có chứa chất fluoride và tới các trung tâm chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên.
Tham khảo thêm bài viết Sâu răng ở trẻ bú bình
Thu Hằng – Viện Y học ứng dụng Việt Nam – Theo Eatright
Viện y học ứng dụng Việt Nam