Ăn gì để con tăng cân nhanh và đều, lời khuyên dành cho mẹ bầu| Huggies

Bài viết này nhận được sự tham vấn y khoa của bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh – Bác sĩ chuyên ngành Nội Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh.

Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu là điều vô cùng quan trọng không chỉ giúp mẹ khỏe mà còn giúp bé phát triển và tăng cân nhanh. Ăn gì để con tăng cân nhanh và đều trong quá trình mang thai là câu hỏi rất được mẹ bầu quan tâm. Để có câu trả lời cho vấn đề này hãy cùng Huggies tìm hiểu về các thực phẩm dinh dưỡng cần thiết khi mẹ mang thai nhé.

Ăn gì để con tăng cân nhanh và khoa học?

Tuổi tác của mẹ là một trong những nguyên nhân làm thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai. Thống kê cho thấy những mẹ mang thai trước 18, hoặc sau 40 tuổi thường có những em bé nhẹ cân hơn so với mức cân nặng thai nhi theo từng tuần chuẩn. Khoảng cách giữa 2 lần sinh của mẹ hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến việc thai nhi thiếu cân hay không. Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai thường là chế độ dinh dưỡng khi mang thai chưa hợp lý.

Để bé cưng có cân nặng chuẩn, mẹ bầu phải “chăm chút” hơn cho thói quen sinh hoạt, ăn uống của mình.

>>> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

ăn gì để con tăng cân nhanh

Ăn gì để con tăng cân nhanh và khoa học (Nguồn: Sưu tầm)

Sữa

Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa số lượng sữa mẹ bầu nạp trong thai kỳ có tỷ lệ thuận với cân nặng của thai nhi. Cụ thể, cứ mỗi ly sữa mẹ uống vào, em bé trong bụng mẹ có thể tăng thêm khoảng 41gram.(*)

Ngoài sữa, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường bổ sung phô mai, sữa chua. Những thực phẩm này cũng chứa nhiều canxi và protein sẽ giúp thai nhi tăng cân nhanh hơn.

Thực phẩm giàu đạm giúp thai nhi tăng cân nhanh

Đứng thứ 2 trong danh sách thực phẩm dành cho thai nhẹ cân so với tuổi thai, đạm là thành phần không thể thiếu cho quá trình tăng trưởng và tái tạo của các tế bào. Mẹ có thể bổ sung nguồn đạm động vật từ thịt nạc, cá, gà… và đạm thực vật từ họ hàng nhà đậu.

Không chỉ ảnh hưởng cân nặng thai nhi, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chế độ dinh dưỡng nghèo nàn chất đạm còn có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi nữa đó mẹ ơi.

Tinh bột, đường, ngũ cốc – 3 thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi nhẹ cân

Nếu nói trái cây là nguồn đường tự nhiên tốt nhất thì các loại ngũ cốc, đậu, cơm lại là nguồn tinh bột dồi dào nhất cho cơ thể. Với những mẹ bầu chưa biết thai nhi nhẹ cân phải làm sao thì nên tăng cường bổ sung nguồn năng lượng từ tinh bột. Mỗi ngày, mẹ có thể ăn từ 2-3 chén cơm. Tuy nhiên, sau 8 giờ tối, mẹ bầu nên hạn chế lượng tinh bột cơ thể nạp vào nếu không muốn bị tăng cân quá nhanh nhé!

Thay vì gạo trắng thông thường, mẹ bầu cũng có thể ưu tiêu nguồn tinh bột từ gạo lứt và các loại ngũ cốc. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón khi mang thai. Mẹ bầu tham khảo thêm Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu từ Huggies nhé! Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cần đa dạng và cân bằng giữa các nhóm thực phẩm. Hơn nữa, tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé con trong bụng cũng có sự khác nhau. Mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia để lên thực đơn khi mang thai hợp lý.

>>> Xem thêm:

Các dưỡng chất thiết yếu giúp thai nhi tăng cân, khỏe mạnh

Mẹ bầu còn cần phải chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như:

  • Vitamin nhóm A, B, C, D, E, K có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe và đề kháng cho mẹ, phòng chống các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và ngăn ngừa các biến chứng sau khi sinh. Mẹ bầu có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm như: rau củ quả, cá thịt, sữa hoặc có thể bổ sung theo dạng viên đa vi chất với hàm lượng phù hợp.
  • Canxi: Đây là dưỡng chất rất cần thiết trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Bổ sung canxi để cung cấp cho thai nhi, giúp cho sự hình thành và phát triển khung xương của bé. Thiếu canxi là nguyên nhân dẫn đến còi xương và thiếu cân. Thế nên mẹ bầu cần lưu ý ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, sữa, sữa chua,…
  • Acid folic: Dưỡng chất này có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Dưỡng chất này thường có nhiều trong gan động vật và các loại rau lá có màu xanh đậm hoặc các loại đậu,…
  • Omega-3: Mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 250mg Omega-3 mỗi ngày trong quá trình mang thai. Dưỡng chất này thường có nhiều trong dầu oliu và mỡ cá hoặc dầu ăn,…
  • Protein: Protein rất quan trọng đối với cơ thể mẹ và sự hình thành phát triển của bé. Nạp đủ lượng protein cần thiết giúp bé không bị thiếu chất và thiếu cân. Các loại thực phẩm giàu protein như: gà, cá, thịt và trứng, đậu,…
  • Sắt rất quan trọng cho sự tạo máu và vận chuyển oxy. Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu được khuyến cáo là phải bổ sung nhiều sắt. Những thực phẩm chứa nhiều sắt như: gan gà, gan lợn, lòng đỏ trứng gà, thịt bò, đùi gà, các loại rau củ quả tự nhiên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung sắt dưới dạng viên uống theo kê đơn của bác sĩ.
  • Kẽm: Kẽm là một nguyên tố cần thiết trong quá trình phát triển của bé, giúp đảm bảo kích thước vòng đầu và cân nặng của thai nhi. Kẽm thường có nhiều trong hải sản, cá, sữa và thịt gia cầm.
  • I-ốt: Để con được phát triển não bộ toàn diện cũng như không gây ra hiện tượng còi xương sau sinh. Mẹ cần bổ sung i-ốt với lượng vừa đủ, tránh nguy cơ thiếu hụt i-ốt.
  • ăn gì để thai nhi tăng cân

    Các dưỡng chất thiết yếu giúp thai nhi tăng cân khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên tắc ăn gì để con tăng cân không vào mẹ

    Ngoài việc bổ sung lượng thực phẩm dinh dưỡng cần thiết kể trên, mẹ bầu cần chú ý một số nguyên tắc giúp ăn uống vào con, ít vào mẹ như sau:

  • Xác định nhu cầu dưỡng chất phù hợp: Việc này giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn và giúp cải thiện tình trạng thai nhẹ cân hiệu quả hơn.
  • Phân chia khẩu phần ăn hợp lí: Mẹ nên phân chia tỉ lệ khẩu phần ăn như sau: 25% tinh bột, 25% protein, 50% các loại rau củ quả và trái cây. Việc này giúp mẹ cân đối và bổ sung được đa vi chất cần thiết cho cơ thể, tránh tình trạng thừa chất này, thiếu chất khác.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Việc nhồi nhét một lượng thức ăn quá lớn cùng một lúc càng làm cho mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn với chuyện ăn. Vì vậy, mẹ bầu nên chia nhỏ thành 5-6 bữa nhỏ, thay vì tập trung ăn thật no vào 3 bữa chính mỗi ngày. Việc này sẽ giúp mẹ bầu vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa không còn cảm giác chán ăn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Uống đủ 2-2,5l nước mỗi ngày giúp nhu động ruột trong cơ thể mẹ bầu làm việc hiệu quả hơn, tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, nước hòa tan, hấp thụ và chuyển dinh dưỡng đến các tế bào máu, nuôi dưỡng con yêu tốt hơn.
  • Không ăn quá muộn vào ban đêm: Mẹ nên ăn trước giờ ngủ khoảng 3h, kể cả đó có là bữa ăn dặm khuya hay không. Việc này giúp mẹ giảm các nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, béo phì, tim mạch, trào ngược dạ dày,…
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ: Mẹ có thể tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để bổ sung các loại viên sắt, canxi, DHA,… để đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất của mẹ bầu trong thai kỳ, thai nhi phát triển vượt trội.
  • ăn gì để con tăng cân

    Nguyên tắc ăn uống để con tăng cân không vào mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

    Lưu ý về cân nặng thai nhi mẹ cần nắm

    Sự tăng trưởng của thai nhi sẽ khiến cho cơ thể mẹ bầu có những thay đổi nhất định trong suốt thời kỳ mang thai. Theo nhận định của bác sĩ cân nặng của mẹ bầu chỉ nên tăng cân từ 10 – 15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp sinh đôi, sinh ba thì có thể sẽ tăng nhiều hơn. Dưới đây là những lưu ý về cân nặng thai nhi mà mẹ cần nắm:

  • Tính từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi tháng mẹ bầu chỉ nên tăng trong khoảng 1,5 – 2 kg.
  • Mẹ cần kiểm tra cân nặng đều đặn để nắm rõ quá trình phát triển của thai nhi.
  • Nếu tăng cân quá nhiều hoặc quá ít sẽ đều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Tăng cân nhiều sẽ dẫn tới bị chuột rút ở chân, đau lưng và tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Thiếu cân sẽ làm cho thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ sinh non.
  • Mẹ cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, biết cách kiểm soát cân nặng theo từng giai đoạn.
  • Thực hiện thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Hy vọng với bài viết trên đây, các mẹ đã biết được ăn gì để con tăng cân. Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên theo dõi Bảng cân nặng thai nhi theo tuần và thăm khám thường xuyên để tham khảo bác sĩ về chế độ ăn phù hợp với sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Huggies cũng có rất nhiều bài viết về chế độ dinh dưỡng khi mang thai, mẹ có thể tìm hiểu thêm tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi các thắc mắc của mình về Góc chuyên gia Huggies để được tư vấn thêm nhé!

    >>> Có thể bạn quan tâm: Tăng cân khi mang thai – bao nhiêu là đủ?

    Nguồn tham khảo:

    https://www.healthline.com/nutrition/food-for-baby-to-gain-weight

    https://www.parents.com/baby/feeding/center/foods-to-encourage-healthy-baby-weight-gain/

    Rate this post

    Viết một bình luận