Ăn gì để nâng cao sức khỏe sau đột quỵ?

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh sau đột quỵ

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi của người bệnh đột quỵ. Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh nhanh lấy lại được sức khỏe và cải thiện được chất lượng cuộc sống sau điều trị. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì thực đơn cho người sau đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbonhydrate.

Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mì, bún, miến.

Nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Phân bố cho bệnh nhân ăn đều từ 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh cho bệnh nhân sau đột quỵ ăn những thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê… bởi đây là những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não thầm lặng.

Ăn gì để nâng cao sức khỏe sau đột quỵ? - Ảnh 2.

Người bệnh sau đột quỵ nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Thực đơn cho các bữa ăn trong tuần

Sau đột quỵ, người bệnh cần có chế độ ăn uống đặc biệt để nâng cao sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Thực đơn cần cung cấp đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate. Người bệnh nên ăn đa dạng thực phẩm mỗi ngày, không ăn nhiều một lúc mà chia nhỏ các bữa ăn.

Bữa sáng

Ăn bánh mì, uống sữa hoặc bánh quy chấm sữa. Có thể chế biến yến mạch dưới dạng lỏng cùng với sữa chua và sữa tươi. Nên thay đổi khẩu vị bằng món cháo, súp như cháo trai, cháo hàu. Đây là những thực phẩm có tính hàn giúp bình ổn huyết áp, rất tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ. Sau khi ăn, nên bổ sung thêm các loại trái cây như táo, cam, bưởi, hoặc ép trái cây thành nước uống để cơ thể dễ hấp thụ.

Bữa trưa và tối

Ăn gì để nâng cao sức khỏe sau đột quỵ? - Ảnh 3.

Rau củ chứa nhiều chất xơ tốt cho người bệnh sau đột quỵ.

Đảm bảo bữa ăn có đầy đủ: thịt nạc mỗi ngày không quá 150g, cá, rau xanh, trái cây. Thịt bò chứa nhiều protein rất tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ. Nên ăn các loại rau củ như cải bắp, cải bó xôi, củ cải, cải cúc, súp lơ, rau muống… Rau có màu xanh đậm chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường máu lưu thông lên não, ổn định huyết áp. Thịt và rau nên luộc hoặc hấp là tốt nhất. Thịt nếu rang nên chú ý cho lượng dầu thực vật vừa phải, hạn chế tối đa dầu mỡ. Những loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ… có thể sốt hoặc hấp, đều đảm bảo dinh dưỡng.

Các bữa phụ nên bổ sung trái cây, ăn các loại hạt hoặc chế biến ngũ cốc để uống. Bệnh nhân đột quỵ nên uống sữa đậu nành hàng ngày vì chúng rất tốt cho sức khỏe mà không gây độc hay tác dụng phụ cho cơ thể. Mỗi ngày nên uống một cốc sữa đậu nành.

Những thực phẩm cần tránh

Thực phẩm quá nhiều muối

Các loại khô cá, dưa cà muối… sẽ gây tăng huyết áp, nguy cơ cao tái phát đột quỵ. Theo WHO, thói quen ăn mặn là tác nhân gây ra 62% các ca đột quỵ não và 49% trường hợp nhồi máu cơ tim. Tại nước ta, thống kê cho thấy nhóm người trong độ tuổi từ 26 đến 64 tiêu thụ một lượng muối cao hơn so với mức độ được WHO khuyến cáo. Do đó, bạn không nên ăn quá mặn, duy trì sử dụng ở mức 4-5gr/ ngày (tương đương 1 muỗng cà phê) để “chặn cửa” không cho căn bệnh nguy hiểm này “ghé thăm”.

Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn

Ăn gì để nâng cao sức khỏe sau đột quỵ? - Ảnh 4.

Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều muối làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Hợp chất natri thường xuất hiện trong nhóm thực phẩm này để giúp duy trì hương vị tươi ngon. Tuy nhiên, bộ đôi muối và natri là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh người tiêu thụ hơn 4,000mg natri mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp đôi so với những người thu nạp 2,000mg hoặc ít hơn. Hơn nữa, thực phẩm đóng hộp không thể thiếu vắng chất bảo quản, hóa chất này gây phá hủy các tế bào ôxy và tổn thương DNA.

Thực phẩm có nhiều đường

Việc thu nạp dư thừa đường cùng với tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu, là những yếu tố nguy cơ cao gây tái phát đột quỵ.

Hạn chế đồ uống có cồn

Với những loại thức uống có cồn (nồng độ < 12%) chỉ nên thu nạp khoảng 20-30ml/ ngày. Có thể thay thế bằng rượu vang bởi trong thức uống này có chứa chất resveratrol một chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tim mạch, dùng trong điều trị xơ vữa động mạch, ngăn ngừa ung thư (da, ruột già, máu) và bảo vệ chức năng gan.

Hàng trăm y bác sĩ đồng loạt “xuống tóc” vào tâm dịch COVID 19.

Rate this post

Viết một bình luận