Ăn gì nhanh liền xương?

Gãy xương là một tai nạn gây đau đớn và cần một thời gian nhất định để xương tái cấu trúc lại. Trong thời gian đó, để thúc đẩy quá trình hồi phục sau gãy xương, người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, giàu chất dinh dưỡng. Vậy ăn gì nhanh liền xương?

1. Tăng cường bổ sung Protein

Đến một nửa cấu trúc của xương được tạo nên từ protein (đạm). Do vậy khi bạn bị gãy xương cơ thể cần một lượng protein lớn để phục hồi và hình thành xương mới. Mặt khác protein cũng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi, một chất tối quan trọng giúp xương chắc khỏe và phát triển.

Protein có nhiều ở: thịt, cá, sữa, pho mát, sữa chua, các loại hạt, đậu, các sản phẩm từ đậu nành và ngũ cốc bổ sung.

XEM THÊM: Bổ sung protein mỗi ngày bao nhiêu là đủ?

2. Bổ sung canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng giúp xương chắc khỏe, do đó thực phẩm và đồ uống giàu canxi có thể giúp tăng cường hồi phục sau gãy xương. Ước tính mỗi ngày người bình thường nên hấp thu từ 1000 đến 1200 miligam canxi. Đối với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tư vấn liệu bạn có cần bổ sung canxi hay không và nếu có thì lượng hấp thụ bao nhiêu là phù hợp?.

Canxi có nhiều ở: sữa, sữa chua, pho mát, bông cải xanh, củ cải hoặc rau cải xanh, cải xoăn, cải ngọt, đậu nành, đậu, cá ngừ đóng hộp hoặc cá hồi có xương, nước trái cây, sữa hạnh nhân và ngũ cốc tăng cường.

XEM THÊM: Chế độ ăn uống giúp bổ sung canxi

3. Vitamin D giúp mau liền xương

Vitamin D luôn là phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống để giúp vết gãy xương mau lành. Loại vitamin này giúp máu của bạn tiếp nhận và hấp thu canxi, cũng như hình thành các khoáng chất trong xương.

Bạn có thể hấp thụ vitamin D thông qua ánh nắng chiếu vào da, vì vậy nên dành một khoảng thời gian ngắn khoảng 10-15 phút ở ngoài trời mỗi ngày, tuy nhiên nên lưu ý chọn thời điểm nắng buổi sớm khi cường độ tia UV chưa quá cao gây hại cho da.

Vitamin D chỉ được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm như lòng đỏ trứng và cá, nhưng hiện nay đã có mặt trong các sản phẩm khác như sữa, nước cam. Người trưởng thành nên nhận mỗi ngày ít nhất 600 IU vitamin D và nếu bạn trên 70 tuổi, bạn nên nhận ít nhất 800 IU.

Vitamin D có nhiều ở: cá kiếm, cá hồi, dầu gan cá, cá mòi, gan, sữa tăng cường hoặc sữa chua, lòng đỏ trứng và nước cam.

XEM THÊM: Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D

Hồi phục sau gãy xương nên sử dụng thực phẩm giàu vitamin D

4. Vitamin C cũng là lựa chọn tốt

Bên ngoài những lợi ích về làm đẹp, Collagen còn là một loại protein giúp tạo khối gắn kết cho xương, từ đó giúp vết gãy xương mau lành. Cơ thể tạo ra collagen nhờ hấp thu Vitamin C trong loại trái cây và rau tươi ngon. Tuy nhiên các loại hoa quả để lâu hoặc đun nóng dưới nhiệt độ cao có thể bị giảm hàm lượng vitamin C, do vậy nếu có thể hãy mua các thực phẩm tươi hoặc đông lạnh.

Vitamin C có nhiều ở trái cây họ cam quýt như cam, kiwi, quả mọng, cà chua, ớt, khoai tây và rau xanh.

XEM THÊM: Vitamin C: Liều khuyến cáo (khuyên dùng) và liều giới hạn

5. Sắt

Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, tức dấu hiệu cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, khả năng hồi phục sau gãy xương của bạn sẽ chậm đi đáng kể. Sắt giúp cơ thể tạo ra Collagen để tái tạo lại xương, đưa oxy vào xương để giúp xương mau lành lại.

Sắt có nhiều ở: thịt đỏ, thịt gà hoặc gà tây thịt sẫm màu, cá có nhiều dầu, trứng, trái cây sấy khô, rau lá xanh, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường.

XEM THÊM: Sắt là gì? Vai trò của sắt với cơ thể

6. Kali

Kali có tác dụng giúp ngăn ngừa loãng xương. Nên bổ sung đủ khoáng chất này trong chế độ ăn uống của bạn để không bị mất nhiều canxi khi đi tiểu. Có rất nhiều trái cây tươi giàu kali.

Kali có nhiều ở chuối, nước cam, khoai tây, quả hạch, hạt, cá, thịt và sữa.

XEM THÊM: Nguyên tắc bổ sung kali cho cơ thể

Hồi phục sau gãy xương nên sử dụng thực phẩm giàu kali

7. Những sản phẩm nên tránh

Để thúc đẩy quá trình hồi phục sau gãy xương, việc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng, giàu chất dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý cắt giảm hoặc ngừng sử dụng những chất sau:

  • Rượu: Những đồ uống có cồn thường làm chậm quá trình liền xương. Nếu uống quá nhiều có thể khó hình thành xương mới để tái cấu trúc ở vị trí gãy. Ngoài ra, uống quá nhiều rượu cũng có thể khiến bạn đứng không vững, tăng nguy cơ bị ngã và chấn thương.
  • Muối: Nếu chế độ ăn của bạn có quá nhiều muối có thể khiến lượng canxi trong nước tiểu mất đi nhiều hơn. Muối vẫn có thể tồn tại trong một số loại thực phẩm và đồ uống không có vị mặn, vì vậy hãy kiểm tra kĩ nhãn hiệu và sử dụng lượng nhỏ, khoảng 1 thìa cà phê (6gam) mỗi ngày.
  • Cà phê: Những người uống nhiều hơn 4 tách cà phê loại đậm mỗi ngày có thể làm chậm quá trình lành xương hơn một chút. Nguyên nhân vì nó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và mất nhiều canxi hơn qua nước tiểu. Hãy cân nhắc uống lượng cà phê hoặc trà ở mức độ vừa phải.

Phía trên là một số gợi ý giúp bạn giải đáp thắc mắc “Gãy xương ăn gì?”. Hy vọng với chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, giàu chất dinh dưỡng kết hợp với rèn luyện chức năng hợp lý, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục sau gãy xương hơn.

Tuy nhiên, ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống tốt cho xương khớp, người bệnh cũng cần thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để qua đó bác sĩ có thể đánh giá sự tiến triển của xương nhằm có những điều chỉnh phù hợp.

Chuyên khoa cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một địa chỉ thăm khám y tế chất lượng với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm. Nhằm phục vụ cho quá trình điều trị diễn ra được tốt nhất, bệnh viện có triển khai và áp dụng phương pháp xạ hình xương, chụp MRI, chụp x-quang, phòng vật lý trị liệu… mọi trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất đều hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng về chất lượng y tế tại Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: Webmd

Rate this post

Viết một bình luận