Ăn kiêng là gì? Định nghĩa, khái niệm

Ăn kiêng là gì?

Ăn kiêng là thực hành ăn thực phẩm theo cách được quy định và giám sát để giảm, duy trì hoặc tăng khối lượng cơ thể, hoặc để ngăn ngừa và điều trị các bệnh, như bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn kiêng hạn chế thường được sử dụng bởi những người thừa cân hoặc béo phì, đôi khi kết hợp với tập thể dục, để giảm khối lượng cơ thể. Một số người theo chế độ ăn kiêng để tăng cân (thường ở dạng cơ bắp). Chế độ ăn kiêng cũng có thể được sử dụng để duy trì trọng lượng cơ thể ổn định và cải thiện sức khỏe.

Ăn kiêng là một trong những nguyên tắc giảm cân. Nhưng ăn kiêng theo khuynh hướng quá cực đoan như ăn nhiều rau, trái cây hay hoàn toàn nói không với chất béo…sẽ khiến bạn vấp phải những sai lầm lớn trên con đường tìm lại eo thon.

Chế độ ăn kiêng để thúc đẩy giảm cân có thể được phân loại thành: ít chất béo, ít carbohydrate, ít calo, rất ít calo và gần đây là chế độ ăn kiêng linh hoạt. Một phân tích tổng hợp sáu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy không có sự khác biệt giữa chế độ ăn kiêng ít calo, ít carbohydrate và ít chất béo, với việc giảm 2–4 kg trong 12-18 tháng trong tất cả các nghiên cứu. Sau hai năm, tất cả các loại chế độ ăn giảm calo gây ra mang lại hiệu quả giảm cân bằng nhau không phân biệt các chất dinh dưỡng đa lượng được nhấn mạnh.Nói chung, chế độ ăn uống hiệu quả nhất là những chế độ ăn làm giảm lượng tiêu thụ calo.

Một nghiên cứu được công bố trên American Psychologist cho thấy chế độ ăn kiêng ngắn hạn liên quan đến “hạn chế nghiêm trọng lượng calo” không dẫn đến “sự cải thiện bền vững về cân nặng và sức khỏe cho phần lớn các cá nhân”. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng cá nhân trung bình duy trì giảm một số lượng cân sau khi ăn kiêng. Giảm cân bằng cách ăn kiêng, được cho là có lợi cho những người được phân loại là không khỏe, nhưng có thể làm tăng nhẹ tỷ lệ tử vong cho những người khỏe mạnh.
“Ăn kiêng” được xem như là sự hạn chế ăn uống một thời gian nhằm mục đích chữa bệnh hoặc rèn luyện thân thể để con người được thư thái, mạnh khỏe hơn lên. Hiện nay, khi nói đến ván đề “ăn kiêng” thường người ta chỉ nghĩ đến việc kiêng thức ăn, uống để làm giảm bớt trọng lượng đang quá thừa trong cơ thể mà thôi. Với nhiều tiến bộ của khoa học, các nhà khoa học đã có thể tìm ra tận nguồn cơ chế tương tác nhau giữa các thức ăn, vị thuốc, giúp chúng ta thấu hiểu rõ ràng hơn về thực phẩm và thuốc men mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Kiêng kỵ ăn uống chia làm hai yếu tố:

– Một là kiêng kỵ một số thức ăn đối với bệnh tật.

– Hai là cần kiêng kỵ một số thức ăn khi uống thuốc nào đó.

Người ta thường nói: “Họa vào từ miệng”, nếu có được những thông tin thích hợp có lẽ chúng ta sẽ tránh được khá nhiều bệnh tật và tuổi thọ của chúng ta có nhiều triển vọng được tăng lên. Trước đây khi áp dụng việc ăn kiêng, chúng ta thường dựa theo truyền khẩu, theo kinh nghiệm của người xưa để lại…mà ít khi hiểu được tại sao chúng ta phải kiêng cữ như vậy. Hiện nay, với những công trình nghiên cứu khoa học rất sâu của các chuyên gia, bức màn bí ẩn về ăn kiêng đã dần được hé mở, giúp chúng ta có được nhiều kiến thức quý về vấn đề chọn lựa thức ăn cho phù hợp với từng hoàn cảnh, bệnh chứng.

Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày những lý giải về từng trường hợp kiêng cữ để người đọc hiểu rõ hơn tại sao phải kiêng món này khi bị bệnh này, nên ăn món này khi bị bệnh kia… Cần lưu ý là không chỉ YHCT cần kiêng khem khi chữa bệnh, mà YHHĐ cũng cần phải kiêng ăn khi dùng một số thuốc. Tuy nhiên, nhận thức về bệnh tật giữa YHCT và YHHĐ chưa thống nhất, vì vậy yêu cầu kiêng khem về ăn uống cũng không hoàn toàn giống nhau. Y học cổ truyền cho rằng, thuốc YHCT có các tính vị khác nhau, thức ăn và thuốc cũng có tính hàn, nhiệt, ôn, lương, năm vị chua, đắng, ngọt, cay, mặn.

Năm vị đó nhập (quy kinh) vào ngũ tạng khác nhau như chua nhập vào can, đắng nhập vào tâm, ngọt nhập vào tỳ, cay nhập vào phế, mặn nhập vào thận. Vì vậy ăn uống của bệnh nhân cần phải thích hạp với nóng lạnh, năm vị điều hòa, như vậy ngũ tạng mới có được những vị cần thiết. Kiêng kỵ ăn uống của YHCT, cũng đều dựa vào bệnh trạng hàn, nhiệt, hư, thực, âm dương, kết hợp năm vị của thức ăn, đặc tính của bốn khí, thăng, giáng, phù, trầm và kinh lạc để xác định. Thí dụ: chứng dương hư thì cần bổ ôn, tránh thanh mà bổ nhuận; chứng âm hư phải kiêng ôn bổ táo nhiệt; chứng hàn kỵ thức ăn mặn, lạnh; chứng nhiệt kỵ cay, cần dùng vị mát.

Nếu bệnh thuộc về biểu, người bệnh quá rét, phát sốt, đau người, không ra mồ hôi, thức ăn nên thanh đạm, phải kiêng các loại thức ăn có dầu, mỡ, chua để tà khí khỏi thoát ra ngoài. Kiêng kỵ ăn uống của YHHĐ dựa vào cơ quan bị bệnh, bệnh lý và đặc điểm lâm sàng để đề xuất. Thí dụ: Người có bệnh gan mật kiêng thức ăn có chất béo, để tránh cho gan phải tiết nhiều nước mật và túi mật phái chịu gánh nặng tiết nước mật. Người bị bệnh viêm đường ruột, dạ dày và tuyến tụy phải kiêng ăn quá nhiều để giảm bớt gánh nặng cho tỳ vị, làm giảm nhẹ bệnh.

Người bị bệnh về hậu môn phải kiêng thức ăn cay, tránh đại tiện táo bón làm bệnh nặng thêm. Còn các bệnh như tim, thận, huyết áp cao, phải kiêng muối hoặc ăn ít muối, đề phòng bị phù nề. Các bệnh xơ cứng động mạch, nhiều mỡ trong máu thì kiêng các thức ăn có nhiều cholesteron như thịt mỡ, cá, lòng đó trứng, phủ tạng động vật để tránh tăng huyết áp và làm xơ cứng động mạch. Đối với những bệnh nhân bị dị ứng cần phải kiêng những thức ăn dễ gây dị ứng. Đối với bệnh tiêu chảy cần phải kiêng dầu mỡ và thức ăn khó tiêu hóa. Đối với bệnh nhân bị bệnh phụ khoa thì trong thời kỳ có kinh nên ít ăn thức ăn sống, lạnh.

Đối với những bệnh nhân chức năng gan thận thoái hóa nặng cần phải kiêng các thức ăn làm tăng thêm trao đổi độc chất trong cơ thể như: cá, thịt, trứng để đề phòng gây nên chứng nhiễm độc mỡ hoặc nhiễm độc gan. Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm “tương tác” giữa thức ăn và thuốc, đó là những cơ sở rát quý giá khi chúng ta tiếp cận. Có nhiều trường hợp, dưới lăng kính của YHHĐ có thể giải thích được nhưng cũng còn rất nhiều trường hợp chưa hoặc không giải thích được.

Tạm thời chúng ta vẫn ghi nhận, hy vọng trong tương lai, sẽ có thể hiểu sâu và giải thích được những trường hợp cá biệt này. Những gì gắn bó nhất với cuộc sống hàng ngày của con người chúng ta là thức ăn, vì vậy nói đến ăn kiêng, chúng ta cần chú trọng đến thức ăn gây bệnh. Nói đến thức ăn gây bệnh là có ý nói đến loại thức ăn nào đó sau khi ăn vào sẽ gây tái phát bệnh cũ hoặc làm nặng thêm bệnh mới. Phạm vi thức ăn gây bệnh rất rộng, có khi mọi thức ăn có thịt và cá đều bị coi là thức ăn gây bệnh.

Lập kế hoạch ăn uống

Bạn có thể tự tạo ra thực đơn riêng của mình bằng cách áp dụng theo quy tắc ăn và những thực phẩm có thể ăn hoặc cần tránh. Nếu định giảm cân, bạn chỉ cần giảm khẩu phần ăn đã gợi ý ở trên.

Chế độ ăn này cung cấp lượng vi chất và vitamin cần thiết cho cơ thể và không cần theo ăn theo một khung giờ cố định nào. Bạn sẽ giảm cân từ từ mà không trải qua những cơn đói cồn cào hoặc sự thay đổi đột ngột về cân nặng. Điều này sẽ giúp bạn không bị stress khi thực hiện giảm cân.

Dựa theo tính chất cúa thức ăn gây bệnh có thể chia ra làm 6 loại:

1. Thức ăn gây nóng như: củ kiệu, gừng, ớt, hồ tiêu, thịt dê, thịt chó.

2. Thức ăn phát phong như: tôm, cua, thịt ngỗng, trứng gà, nấm hương.

3. Thức ăn nóng ẩm như: gạo nếp, đường mạch nha, thịt heo, bã rượu.

4. Thức ăn gây lạnh như: dưa hấu, lê, hồng và các loại quả gây lạnh khác.

5. Thức ăn kích thích máu như: hồ tiêu, hải tiêu, củ từ.

6. Thức ăn làm trệ khí như: thịt dê, hạt sen, khiếm thực.

Ăn kiêng không chỉ giúp giảm cân mà còn nhiều cái lợi

Tăng cường chức năng não

Ăn kiêng có nhiều tác động tích cực lên não, cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Một loại protein được gọi là yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), rất hữu ích trong sự phát triển của các tế bào thần kinh khỏe mạnh và tăng cường giao tiếp giữa các tế bào thần kinh, được kích thích mạnh bởi việc nhịn ăn, do đó làm giảm nguy cơ bệnh tật như bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, trầm cảm…

Làm sạch máu và giúp chống lão hóa
Lão hóa là một phần của tự nhiên và chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên, kiêng ăn làm chậm quá trình lão hóa bằng cách tăng kích thích HSH – hoóc môn tăng trưởng của con người – loại hoóc môn gắn liền với quá trình lão hóa.
Ngoài ra, nó còn giúp giải độc máu bằng cách tăng thải trừ chất độc khi quá trình tiêu hóa được cho nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim
Kiêng ăn có thể làm tăng nhạy cảm insulin, nghĩa là, một lượng nhỏ insulin làm hạ thấp mức đường huyết, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngừa bệnh tim
Kiêng ăn cũng giúp giảm mức cholesterol xấu và không ảnh hưởng đến mức cholesterol tốt, do đó ngăn ngừa các bệnh tim khác nhau.
Sạch da
Trong thời gian kiêng ăn, quá trình tiêu hóa được nghỉ ngơi, nhờ đó giúp cơ thể tập trung vào các quá trình khác như sửa chữa các mô chết hoặc làm sạch máu… mà có thể có tác động trực tiếp lên da và có thể cải thiện kết cấu của nó. Các lợi ích khác của kiêng ăn bao gồm giảm cân, tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch, tăng cường quá trình trao đổi chất…
Tuy vậy, nếu việc kiêng ăn không được thực hiện đúng cách, nó có thể trở nên rất nguy hiểm. Do đó, cần kiêng ăn hợp lý và đúng cách.
Ngoài ra, không phải tất cả mọi người đều có thể thực hành việc kiêng ăn, đặc biệt là với phụ nữ mang thai và cho con bú vì nó có thể có những tác động tiêu cực đến thai nhi hoặc trẻ đang bú mẹ.
 

Người đăng: chiu

Time: 2021-08-11 10:36:54

Rate this post

Viết một bình luận