Ăn mè đen khi mang thai giúp sản phụ có quá trình “vượt cạn” dễ dàng hơn. Mè đen cũng giúp sữa về nhiều, đặc và đầy dinh dưỡng cho con yêu. Hơn nữa, mè đen còn điều tiết insulin trong cơ thể giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Giá trị dinh dưỡng của hạt mè đen
- Ăn mè đen khi mang thai có tác dụng gì?
- Cách bổ sung hạt mè đen vào chế độ ăn của mẹ bầu
- Ăn mè đen khi mang thai cần lưu ý những gì?
Y học hiện đại cũng như y học cổ truyền đều công nhận lợi ích của mè đen (hay còn gọi là vừng đen). Đây là loại thực phẩm rất tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vậy mẹ nên sử dụng mè đen như thế nào để tận dụng hết những công dụng của loại thực phẩm được ví von như thuốc tiên này?
Giá trị dinh dưỡng của hạt mè đen
Mè hay còn được gọi là hạt mè vừng, có tên khoa học là Sesamum indicum. Đây là một loại hạt đã được con người sử dụng như một loại thực phẩm và gia vị. Mè có nhiều chủng loại khác nhau với những màu sắc như trắng, vàng, đen và đỏ. Tuy nhiên, nổi bật trong các chủng loại đó chính là mè đen và lượng dinh dưỡng mà mè đen mang lại cho mẹ bầu là vô cùng tuyệt vời.
Hiện nay các mẹ bầu vẫn e dè khi sử dụng mè đen là do những đồn đoán về việc dùng mẹ đen sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến sảy thai. Đây là một quan niệm vô cùng sai lầm, trên thực tế khoa học đã chứng mình trong mè đen rất giàu sắt, canxi, protein, axit oxalic, vitamin B C E và nhiều khoáng chất khác mang lại một nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho mẹ bầu.
Giá trị dinh dưỡng của hạt mè đen nguyên hạt, rang hoặc nướng trên 100g khẩu phần như sau:
- Calorie – 565 kcal
- Carbohydrate – 25,7g
- Protein – 17g
- Chất xơ – 14g
- Chất béo – 48g
- Canxi – 989 mg
- Magiê – 356 mg
- Phốt pho – 638 mg
- Vitamin A – 9 IU
- Thiamin – 0,8mg
- Niacin – 4,6 mg
- Folate – 98 mcg
Tác dụng của hạt mè đối với bà bầu vô cùng tuyệt vời. Các dưỡng chất như Protein, gluxit, lipit, canxi, photpho, sắt và các vitamin (B1, B2) rất tốt cho cơ thể mẹ bầu và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, lượng vitamin E lớn có trong mè đen đóng vai trò là chất chống ô xy hóa giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch trong suốt thai kỳ thông qua việc điều chỉnh lượng cholesterol có trong máu của mẹ bầu.
Niacin trong loại hạt này có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản. Chúng tăng cường chức nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh sạm da, da khô và viêm khoang miệng.
Các acid béo chưa bão hòa trong dầu mè như linoleic acid, palmitic acid và lecithin có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu.
Có thể bạn chưa biết:
Ăn mè đen khi mang thai có tác dụng gì?
Trong khuôn khổ chương trình “Cho con khởi đầu tốt đẹp” được Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các cố vấn chuyên môn đã đề cập tới việc ăn mè đen khi mang thai. Cụ thể là mẹ bầu nên nấu chè mè đen với bột sắn dây và đường phèn để ăn ngay từ tuần 33-34 của thai kì. Món chè này ăn mỗi ngày một lần sẽ giúp quá trình vượt cạn của mẹ diễn ra dễ dàng, thuận lợi và suông sẻ hơn. Ngoài ra, khi đến gần thời gian dự sinh mẹ nên ăn nhiều rau lang luộc hay nấu canh sẽ làm thời gian đau đẻ ở mẹ rút ngắn lại, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, giúp mẹ tròn con vuông khi sinh nở.
Bổ sung canxi
Hạt vừng đen được xác định là giàu canxi hơn hạt vừng trắng. Trung bình, trong 100g vừng đen có khoảng 800 mg canxi, đã đáp ứng hơn một nửa nhu cầu canxi mỗi ngày.
Lượng canxi dồi dào có trong mè đen có thể đáp ứng tới 2/3 nhu cầu canxi mỗi ngày của mẹ bầu đồng thời giúp hệ xương của thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bà bầu ăn vừng đen giúp nuôi dưỡng hệ xương và răng của thai, ngăn ngừa loãng xương sau sinh.
Chữa táo bón
Hạt mè chứa lượng chất xơ phong phú, đặc biệt có tác dụng trong hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón khi mang thai, làm giảm thiểu cảm giác chướng bụng, ợ chua và khó tiêu.
Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Trong vừng đen có chứa axit folic hàm lượng cao, đây là vi chất rất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ để ngăn ngừa một số dị tật thần kinh.
Ngoài ra, các vitamin B có trong mè đen như riboflavin, niacin, thiamin và pyridoxine đều cần thiết, đảm bảo cho sự hấp thu chất dinh dưỡng của thai nhi.
Kiểm soát đường huyết
Thành phần axit oleic trong hạt vừng đen giúp kiểm soát cholesterol xấu và cải thiện mức cholesterol tốt. Đặc biệt, bà bầu có nguy cơ hoặc mắc tiểu đường thai kỳ có thể tiêu thụ vừng đen an toàn bởi nó có tác dụng điều hòa insulin trong cơ thể, từ đó kiểm soát đường huyết.
Giúp sáng mắt
Axit oleic còn có hiệu quả làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, khô mắt. Do đó, nếu người mẹ mang thai tích cực ăn mè đen, thị lực sẽ được cải thiện đáng kể.
Làm đẹp da
Bên cạnh rất nhiều lợi ích về sức khỏe, ăn hạt vừng đen còn có tác dụng làm đẹp da, hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời, ngăn hình thành nếp nhăn, do làn da chắc khỏe.
Giúp chuyển dạ dễ dàng và lợi sữa
Mẹ bầu ăn mè đen cuối thai kỳ sẽ có quá trình “vượt cạn” dễ dàng hơn. Mè đen cũng giúp kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều hơn, chất lượng đậm đặc và dinh dưỡng cho bé tốt hơn.
Cách bổ sung hạt mè đen vào chế độ ăn của mẹ bầu
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời, mè đen còn rất dễ để chế biến thành các món ăn ngon hoặc ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu. Cách ăn vừng đen cho bà bầu là:
- Mè đen rang chín thơm giã nhuyễn, thêm chút muối ăn kèm với cơm trắng hoặc chấm rau luộc đều rất đưa cơm.
- Ăn mè đen với salad, rau thơm để làm tăng hương vị và tăng giá trị dinh dưỡng
- Rang hạt mè đen và thêm vào các món như mì, cà ri…
- Chế biến mè đen thành các món ăn hấp dẫn như chè mè đen (chí mà phù), muối vừng, sữa đậu nành mè đen, cháo gạo lứt mè đen, canh chân giò mè đen…
Có thể bạn chưa biết:
Ăn mè đen khi mang thai cần lưu ý những gì?
Bà bầu sử dụng hạt mè thế nào? Bà bầu ăn vừng đen từ tháng thứ mấy? Mẹ bầu nên bổ sung mè đen nhiều hơn vào thực đơn của mình từ tuần 34-35 trở đi. Mè đen được khuyên dùng thường xuyên trong quá trình mang thai. Lượng dưỡng chất dồi dào của mè đen sẽ giúp thai nhi tăng trưởng trọng lượng lý tưởng trong suốt thai kỳ.
Đến thời điểm từ khi thai nhi được 34-35 tuần, mẹ bầu nên bổ sung mè đen nhiều hơn để sinh nở được dễ dàng, suôn sẻ, em bé cũng khỏe mạnh cứng cáp hơn.
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn vừng đen? Các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên thận trọng khi ăn vừng đen trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây buồn nôn hoặc khiến mẹ nôn nghén nhiều hơn.
Nghiền nát hạt mè đen trước khi ăn
Lớp ngoài của mè đen rất cứng, có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng có trong mè đen. Vì thế tốt nhất là các mẹ hãy xay nhỏ chúng trước khi ăn.
Những bà bầu có dạ dày yếu không nên ăn mè đen
Bởi vì mè đen có tác dụng nhuận tràng nên những phụ nữ mắc bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột, tiêu chảy… tốt nhất không nên ăn để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng.
Tránh nêm nguyên liệu khi chế biến mè đen
Các chất phụ gia sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi, vì thế khi chọn mua các món ăn sẵn chế biến từ mè đen, các bà mẹ hãy chú ý đến danh sách thành phần trong món đó. Hãy nhớ rằng món có thêm càng ít nguyên liệu càng tốt.
Không nấu mè đen với thịt gà
Khi nấu các món ăn có mè đen, các mẹ phải hết sức chú ý không được kết hợp thêm với thịt gà bởi sự kết hợp này có thể gây nên các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Nguồn tham khảo: Chuẩn bị dinh dưỡng cho ngày vượt cạn – Vnexpress
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!