Vết thương hở có được ăn thịt gà không là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Bởi thịt gà là một món ăn có mặt trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình, nhiều người mới ốm dậy cũng thường sử dụng gà hầm thuốc bắc để bồi bổ.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho rằng nên kiêng ăn thịt gà khi có vết thương hở, vết thương sắp lên da non, đặc biệt là với những người sau phẫu thuật, có vết khâu lớn.
Ăn thịt gà ảnh hưởng gì đến quá trình liền vết thương?
Thịt gà là thực phẩm được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày, rất giàu dinh dưỡng, phù hợp để bồi bổ sức khỏe và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Thịt gà có nồng độ cholesterol và chất béo bão hòa thấp hơn hẳn các loại thịt đỏ nhưng lại chứa nhiều protein, các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Với người mới ốm dậy, ăn thịt gà hầm giúp bồi bổ khí huyết, thận, bổ tỳ vị, có thể chữa băng huyết, ung nhọt…
Trong thịt gà có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho việc bồi bổ cơ thể
Dẫu vậy cho đến nay, việc có nên ăn thịt gà khi bị vết thương hở hay không vẫn chưa có một dẫn chứng khoa học nào khẳng định chắc chắn là CÓ hay KHÔNG. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề này phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
– Nếu người có vết thương hở là người có cơ địa lành tính thì họ hoàn toàn có thể ăn thịt gà nhằm giúp vết thương nhanh phục hồi. Bạn nên lựa chọn các phần thịt trắng như ức gà để dễ tiêu hóa hơn.
– Ngược lại, nếu một người có cơ địa da nhạy cảm, vết thương lâu lành, dễ bị sẹo thì tuyệt đối không nên ăn thịt gà. Kiêng thịt gà khi có vết thương cũng là lời khuyên mà ông cha ta đã để lại và được lưu truyền trong dân gian đến tận ngày nay.
Nguyên nhân là do theo đông y, thịt gà có tính nóng, người thể hàn ăn gà sẽ khiến vết thương mưng mủ dẫn đến nhiễm trùng. Người có cơ địa nhạy cảm ăn thịt gà sẽ gây ra tình trạng kích ứng, điển hình là ngứa ngáy, vết thương lâu lành, thậm chí còn để lại sẹo lồi xấu xí.
Ngoài ra cũng có một lý giải khác đó là: khi bắt đầu lên da non, da chúng ta sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Trong thịt gà (đặc biệt là da gà) chứa rất nhiều Cholesterol xấu, Collagen; nếu chúng ta bổ sung vào cơ thể sẽ khiến tăng gốc tự do, da tăng sinh quá mức collagen, khiến các sợi nguyên sinh xếp chồng chéo lên nhau, phá vỡ cấu trúc ban đầu của da, từ đó gây ngứa ngáy khó chịu hơn và cũng dễ dàng hình thành sẹo lồi hơn bình thường.
Thực tế, đã có có những trường hợp ghi nhận tình trạng vết thương hở ngứa ngáy, mưng mủ, sẹo lồi sau khi người bệnh có sử dụng thịt gà.
Bởi vậy, để chắc chắn quá trình liền thương diễn ra bình thường, tốt nhất chúng ta không nên ăn thịt gà khi vết thương hở đang dần phục hồi. Đặc biệt, không nên ăn da gà, cổ gà, nội tạng, phao câu hay ăn kèm đồ nếp để tránh tình trạng vết thương hở liền chậm hơn, gây khó chịu trong sinh hoạt.
Khi bị thương có nên kiêng ăn thịt gà là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Một số thực phẩm khác nên kiêng khi bị vết thương hở
– Thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrate cao: Đặc biệt ở những bệnh nhân tiểu đường thì càng phải kiểm soát tốt, bởi những thực phẩm này làm cho vết thương lâu lành hơn. Những người cơ mức đường huyết cao hơn nên tham khảo ý kiến khi bị vết thương hở đặc biệt ở chi.
– Không ăn rau muống khi đang có vết thương hở vì có thể gây sẹo lồi.
– Nên hạn chế ăn thịt bò vì có thể để lại các vết sẹo thâm khi vết thương phục hồi.
– Hải sản là thực phẩm tanh, nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, với những người có cơ địa dị ứng với hải sản thì tuyệt đối không nên ăn vì có thể gây ngứa ở nơi có vết thương.
Những thực phẩm này nên kiêng cho tới khi vết thương phục hồi hoàn toàn.
Nên ăn món gì để vết thương, vết mổ nhanh liền?
Ngoài việc chăm sóc vết thương tránh nhiễm trùng bằng cách thay băng, rửa vết thương đúng cách thì chế độ ăn uống phù hợp rất quan trọng.
Thường thì khi bị những vết thương hở nhỏ thì không ảnh hưởng nhiều tới chúng ta, cho nên thường không quan tâm tới sự thay đổi chế độ ăn uống, tuy nhiên việc lựa chọn thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lành vết thương đặc biệt là những vết thương hở lớn. Bởi vì những tổn thương trên da càng nặng nề, nghiêm trọng sẽ càng phải cần nhiều năng lượng, vitamin, khoáng chất và protein cần thiết để thúc đẩy quá trình liền vết thương. Cho nên khi bị vết thương hở nhất là những vết thương có kích thước lớn thì chúng ta cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất.
– Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa… các loại đậu có chứa nhiều protein. Đây là nguyên liệu quan trong liên quan đến quá trình liền vết thương.
– Các loại vitamin và khoáng chất: Các loại thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 như trong trứng, sữa, các loại rau xanh đậm. Tăng cường thực phẩm chứa vitamin A, E và C giúp tạo mô mới và làm vết thương mau lành, đặc biệt, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ. Các loại rau có màu xanh đậm và quả tươi như đu đủ, thanh long, ổi, quýt, cam, bưởi. Các loại thức ăn giàu kẽm để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bị vết thương hở nên bổ sung những thực phẩm nhiều protein để mau hồi phục.
Sử dụng thuốc thảo dược Long huyết P/H giúp thúc đẩy quá trình liền vết thương
Qua kinh nghiệm đúc kết từ hàng trăm năm sử dụng vị thuốc quý huyết giác (thành phần chính của thuốc Long huyết P/H) trong điều trị chấn thương, bầm tím, bong gân; các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Phần chất gỗ màu đỏ nâu ở gốc của các cây già cỗi chứa các dược chất có tác dụng tương tự kháng sinh. Bao gồm hỗn hợp nhiều dược chất như phenolic, flavonoid, homoisoflavonoid, saponin steroid, Loureirin B (C18H20O5),…
Các dược chất này có tác dụng như:
+ Tan bầm tím, tụ máu: Cơ chế 2 chiều vừa cầm máu vừa giúp phân giải tiểu cầu đã kết tập.
+ Chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm: Ức chế các yếu tố gây viêm như COX – 2, TNF-α và IL-6. Có tác dụng kháng sinh thực vật mạnh, kháng trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa, kháng tụ cầu vàng Staphylococcus aureus; hoạt tính kháng nấm sợi Aspergillus niger, Fusarium oxysporum…
+ Giúp nhanh lành vết thương: Tăng cường hoạt huyết đến vết thương, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy thiết yếu giúp tăng tái tạo biểu mô, giúp sắp xếp các sợi collagen một cách có trật tự, mau lên da non.
Thuốc Long huyết P/H là vị thuốc bí truyền của các võ sư giúp mau lành vết thương
Bởi cơ chế tác dụng đa chiều như vậy, thuốc Long huyết P/H được các bác sĩ khuyên dùng cho người bị thương do va đập, tai nạn giao thông, chơi thể thao, sau phẫu thuật; giúp nhanh tan bầm tím, giảm phù nề, sưng đau, thúc đẩy tế bào lên da non, làm vết thương mau khép miệng.
Tóm lại, theo phân tích trên có thể thấy, chúng ta nên kiêng ăn thịt gà trong khi vết thương hở chưa lành hẳn để hạn chế tình trạng ngứa ngày và làm vết thương lâu lành hơn. Tránh tình trạng vết thương hở khi liền sẹo bị lồi…
Ngoài ra, cần chú ý chăm sóc tốt vết thương để tránh sự nhiễm trùng ảnh hưởng tới sức khỏe, nên sử dụng thêm thảo dược Long huyết P/H để vết thương mau lành, giúp người bệnh mau trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường để có thể ăn những món ăn mình yêu thích.