Tại sao nuôi cá cảnh dễ chết? Nhiều bạn mới tập nuôi cá thường không biết lý do cá cảnh dễ chết. Các nguyên nhân thường gặp là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cá cảnh không phát triển khỏe mạnh được mà thậm chí còn bị chết. Trong đó, các nguyên nhân chính bao gồm do môi trường, không khí, kích thước bể cá quá nhỏ hoặc nuôi quá nhiều cá.
1. Do môi trường nước khiến cá cảnh dễ chết
Cá không thể tồn tại được nếu môi trường nước nhiễm phèn, chứa nhiều clo, bị ô nhiễm…. Hơn nữa, độ cứng, độ PH của nước không thích hợp với sự sinh trưởng của cá cũng là nguyên nhân làm cá chết. Vì vậy, người chơi cần chú ý đến biện pháp xử lý nước thích hợp.
Bạn nên tìm hiểu các bài viết sau để tìm hiểu sâu hơn về môi trường nước nuôi cá cảnh:
Trong trường hợp không xử lý hết clo trong nước thì tỷ lệ cá chết sẽ lên 95% so với các nguồn nước khác.
Tuy nguồn nước máy được các công ty cấp đã được xử lý cơ bản và sạch sẽ nhưng khi cung cấp đến cho người tiêu dùng thì không tránh khỏi nhiễm những tạp chất dư thừa từ môi trường xung quanh như clo, nitri,…
Cho nên, nguồn nước máy nhiễm các tạp chất này mà không được xử lý trước khi nuôi cá thì bạn sẽ thấy hiện tượng cá có những triệu chứng bỏ ăn, bơi lội chậm, màu sắc nhợt nhạt, sau một thời gian bạn sẽ thất cá bị co giật và chết.
Còn nước giếng khoan có lẽ nhiều người cho rằng là sạch nhất, phù hợp với việc nuôi cá cảnh nhưng đây là nguồn nước bị nhiễm phèn, sắt và mangan…
Khi nuôi cá trong một thời gian lâu khiến cá bị nhiễm kim loại nặng, không phát triển tốt, màu sắc không đẹp. Biểu hiện rõ nhất là cá nuôi lâu nhưng mãi vẫn không lớn, vẩy của nó không được đẹp.
Môi trường lý tưởng nhất dành cho cá sinh sống là cần đảm bảo sạch sẽ. Nước không bị nhiễm các loại hóa chất, kim loại nặng hoặc các chất gây hại khác.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng bể cá của từng hộ gia đình mà chúng ta sẽ có những kích thước bể khác nhau. Dựa vào mật độ cá trong bể mà thay thế bể nước, nếu chúng ta nuôi nhiều cá thì sẽ phải nhanh chóng thay bể do nước nhiễm bẩn từ phân cá, thức ăn thừa, mùi hôi… bên cạnh đó, cần phải chú ý dọn vệ sinh, cọ rửa các vật dụng trang trí và thành cho sạch sẽ.
2. Nhiệt độ, ánh sáng và oxy
Môi trường không khí xung quanh hồ cá bao gồm cả yếu tố ánh sáng và nhiệt độ.
2.1. Nhiệt độ nuôi cá
Khi nuôi cá cảnh trong nhà, nên đặt ở các vị trí cung cấp đủ nhiệt độ, ánh sáng và oxy.
Nhiệt độ phù hợp cho cá cảnh là nằm trong khoảng từ 26 – 28 độ C. Nếu chỉ chênh lệch có vài độ thì cá vẫn sống tốt.
Hoặc vào mùa lạnh, ở các khu vực miền bắc, nhiệt độ giảm nhanh. Nếu không kịp cân bằng nhiệt độ nước trong bể cá thì cá sẽ chết. Vì hầu hết các loại cá cảnh ở nước ta là cá nhiệt đới, không sống được trong nước lạnh.
2.2. Ánh sáng nuôi cá
Phải cung cấp đủ ánh sáng thì cá mới đẹp, màu sắc rực rỡ được. Nếu không đủ ánh sáng, không khí quá u tối thì màu cá nhợt nhạt và cá sẽ chết dần.
Nếu lượng ánh sáng quá lớn, chiếu thẳng vào bể cá làm nước nóng lên cũng khiến cá mệt mỏi, nhanh chết hơn.
Bể cá cảnh cần được đặt ở những nơi thoáng mát. Không âm u hay quá tối tăm, lâu ngày làm cá phát bệnh. Cũng đừng để ánh nắng chiếu trực tiếp vào làm tăng nhiệt độ của nước. Hạn chế tác động trực tiếp từ nắng mưa.
2.3. Oxy trong hồ cá cảnh
Đối với các loại cá cần sủi oxy. Máy sục oxy cần phải bật 24/24. Với bể kích thước trên 60cm thì cũng cần có thêm máy lọc nước nữa.
Còn với một số bể cá nhỏ, loại cá không cần máy sục oxy thì chỉ cần chú ý thay nước thường xuyên.
>> Xem thêm về Những loài cá cảnh dễ nuôi không cần sủi oxy
Càng nuôi lâu, kỹ thuật nuôi cá cảnh càng lên tay. Lúc đó bạn sẽ biết được loại cá nào nên dùng biện pháp nào.