Khi đến Huế, bạn nhất định không nên bỏ lỡ bộ ảnh tại Cung thành Huế với áo dài Nhật Bình. Đây là cổ phục cực kỳ đẹp của các phi tần, công chúa thời Nguyễn. Vậy áo Nhật Bình có nguồn gốc từ đâu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Lá quê để biết thêm nhiều thông tin về cổ phục Nhật Bình nhé!
Nguồn gốc của Áo Nhật Bình
Áo Nhật Bình là là Triều phục dành cho các cung tần nhất, nhị, tam, tứ giai. Đây cũng là Thường phục của hoàng hậu, công chúa thời trước. Áo Nhật Bình có nguyên mẫu giống với dạng áo Phi Phong thời Minh. Loại áo mà có xẻ cổ, dạng đối khâm, có áo to bản tạo nên hình chữ nhật ngay trước ngực. Ở dưới ức còn có dải vải buộc hai vạt áo với nhau.
Tư liệu tranh ảnh vào đầu thế kỉ XX cho thấy bất kể là hoàng hậu, công chúa hay cung tần thì đều vấn khăn vành và mặc áo Nhật Bình. Nên có thể suy ra Nhật Bình được đặt định vào năm 1087 thời vua Gia Long. Sau đó được duy trì cho đến cuối thời Nguyễn.
Đặc điểm của cổ phục Nhật Bình
Cổ phục Nhật Bình tuy được thiết kế lại theo nguyên mẫu là áo Phi Phong Minh Triều. Thế nhưng, giữa hai mẫu áo này vẫn có rất nhiều khác biệt. Điều này cũng thể hiện được tinh thần sáng tạo và lòng tự tôn dân tộc. Nó cũng khắc họa rõ nét các đặc điểm văn hóa độc đáo của người Việt. Minh chứng rõ nhất nằm ở hoa văn và cách bài trí, hòa phối họa tiết, màu sắc cho chiếc áo. Cụ thể là:
Về hoa văn
Ở trên một số bức họa thời trước còn lưu lại cho thấy các hoa văn ở trên áo Nhật Bình chủ yếu là dạng hình tròn khép kín. Còn ở bên trong hình tròn thì được thêu hình ảnh của rồng, phượng. Các hoa văn phụ cũng phong phú hơn rất nhiều. Thường sẽ sử dụng các hình ảnh mang một hàm ý tốt lành, cát tường. Ví dụ như thêu chữ Phúc, chữ Thọ bằng chỉ đỏ, chỉ vàng, bát bửu, thủy ba (sóng nước).
Sự sắp xếp hoa văn trên áo Nhật Bình
Cổ phục Nhật Bình thời Nguyễn có các các hoa văn được sắp xếp thay đổi dựa vào cấp bậc và vi vế của người mặc. Thế nên khi bạn nhìn vào phần hoa văn thì có thể biết được cấp bậc, địa vị hoặc danh phận của người đó. Nhưng đối với áo Nhật Bình của Hoàng Hậu thì quy chế này sẽ được áp dụng.
Ngoài hoa văn ra thì dựa vào màu sắc bạn cũng có thể phân biệt được các cấp bậc của người mặc. Ví dụ như Áo Nhật Bình dành cho Hoàng Hậu là màu cam, màu vàng. Áo dài Nhật Bình dành cho công chúa sẻ có sắc đỏ. Màu sắc của nữ quý tộc cũng dựa vào phẩm cấp người chồng.
Phụ kiện đi kèm
Cổ phục Nhật Bình thường sẽ được mặc kèm nhiều phụ kiện khác nhau. Thường thấy nhất chính là các chiếc cúc áo nạm vàng hoặc được làm từ đá quý, ngọc quý. Ở phần dưới cổ tay của áo được trang trí thêm 2 mảnh dải dây dài thả lỏng và được gọi là dải thùy lưu.
Còn vào thời vua Gia Long thì phụ kiện đi kèm còn có thêm Kim ước đối với cấp bậc Hậu phi. Còn thời Thiệu Trị, Kim ước được thay thế bởi Kim phượng. Sự thật thì phần phụ kiện này được thay đổi rất nhiều theo thời gian. Cho đến thời Nguyễn Mạt thì phụ kiện đi kèm với cổ phục Nhật Bình là khăn vành. Dù là thời nào đi nữa thì các phụ kiện cũng có vai trò toát lên sự cao quý của người mặc.
Cổ phục Nhật Bình ngày nay
Hơn nửa thập kỷ qua, cổ phục Nhật Bình dường như đã dần lui vào dĩ vãng. Hình ảnh chiếc áo chỉ xuất hiện trong những dịp lễ hội truyền thống. Thế nhưng, với xu hướng tìm hiểu về trang phục truyền thống thì các bạn trẻ hiện nay đã chọn áo dài Nhật Bình cho bộ ảnh cưới của mình hay các ngày lễ đặc biệt.
Trong khung cảnh thơ mộng của xứ Huế, các bức ảnh được chụp với cổ phục như tô đậm thêm vẻ đẹp của cung thành Huế. Hơn bao giờ hết, giới trẻ đang chung tay gìn giữ và phát huy các nét đẹp văn hóa của đất nước ta.
Khi bạn đi du lịch Huế thì hầu hết các cửa hiệu ảnh cưới lớn đều có sẵn các mẫu cổ phục Nhật Bình cho bạn thuê. Không cần phải chụp ảnh cưới, bạn muốn chụp riêng cho mình một bộ ảnh cổ trang thì cứ thuê áo Nhật Bình tại các điểm cho thuê ở Huế và chụp thôi.
Có áo Nhật Bình cách tân không?
Sự thật là không có áo Nhật Bình cách tân như các khái niệm hiện nay lạm dụng. Nhật Bình nó vốn có bản chất là loại áo dùng cho lễ tiết. Nó được các hậu cung, mệnh phụ nhà Nguyễn sử dụng ở các dịp lễ tết theo một quy tắc rất chặt chẽ. Những quy tắc này còn có sự ràng buộc của cả màu sắc. Hay là cách trang trí với nhiều hàm ý khác nhau. Nói cách khác nó có sự gò bó vị thế của người sử dụng theo cấp bậc cực kỳ khắt khe thời phong kiến. Những điều này phần nào nói lên được những quy chế thời Nguyễn. Chỉ có thể thỏa mãn được những điều đó nó mới được gọi là “Nhật Bình”.
Vì thế, nếu bạn muốn mặc áo “Nhật Bình cách tân” thì chỉ khi Nhà Nguyễn còn và thay đổi quy chế. Thế nhưng, nhà Nguyễn không còn tồn tại nên việc “cách tân” là điều không xảy ra. Bạn cần biết để không bị các thiết kế khác lạm dụng với cái tên này.
Đã gọi là cổ phục thì nó sẽ mang âm hưởng cổ xưa. Đừng dựa vào đó để thay đổi kết cấu của một trang phục dân tộc. Áo dài Nhật Bình chỉ có giá trị văn hóa và mang nét đẹp lịch sử khi nó được giữ nguyên mẫu hình ảnh như các phi tần, hoàng hậu ngày xưa. Chúng ta có quyền gìn giữ và phát triển nền văn hóa nước nhà. Nhưng không có nghĩa là thay đổi và gắn mác “cách tân” như vậy.
Lời kết
Trên đây là những thông tin thú vị về áo Nhật Bình – Một nét đẹp xứ Huế mà ai cũng mê mẩn. Mặc áo dài Nhật Bình và dạo ở cung thành Huế là một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy thuê ngay một chiếc áo dài cổ phục. Rồi tạo một album ảnh cho chuyến du lịch Huế bạn nhé!