B612 có nghĩa là gì

Hoàng tử bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince), được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Ông đã thuê ngôi biệt thự The Bevin House ở Asharoken, Long Island, New York trong khi viết tác phẩm này. Cuốn tiểu thuyết cũng bao gồm nhiều bức tranh do chính Saint-Exupéry vẽ. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng địa phương) và cho đến nay đã bán được hơn 200 triệu bản khắp thế giới, trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại, được phát triển thành một sê ri truyện tranh 39 chương bởi Élyum Studio, và một phiên bản graphic novel bìa cứng chuyển thể bởi danh họa tài năng Joann Sfar. Truyện còn được dùng như tài liệu cho những người muốn làm quen với ngoại ngữ.

Nội dung chính

  • Mục lục
  • Cảm hứngSửa đổi
  • Nội dungSửa đổi
  • Thiên văn họcSửa đổi
  • Các bản dịchSửa đổi
  • Bản graphic novelSửa đổi
  • Đánh giáSửa đổi
  • Ảnh hưởngSửa đổi
  • Liên kết ngoàiSửa đổi
  • Tham khảoSửa đổi
  • Xem thêmSửa đổi
  • Video liên quan

Hoàng tử béLe Petit PrinceThông tin sáchTác giảAntoine de Saint-ExupéryQuốc giaPhápNgôn ngữTiếng PhápNgày phát hành1943 tại New York, Mỹ
1946 tại PhápBản tiếng ViệtNgười dịchBùi Giáng, Nguyễn Tấn Đại, Nguyễn Thành Long, Vĩnh Lạc, Trác Phong, Châu Diên

Mục lục

  • 1

    Cảm hứng

  • 2

    Nội dung

  • 3

    Thiên văn học

  • 4

    Các bản dịch

  • 5

    Bản graphic novel

  • 6

    Đánh giá

  • 7

    Ảnh hưởng

  • 8

    Liên kết ngoài

  • 9

    Tham khảo

  • 10

    Xem thêm

Cảm hứngSửa đổi

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1935, lúc 14:45 sau một chuyến bay dài 19 tiếng và 38 phút, Saint-Exupéry, cùng với người bạn hoa tiêu, André Prévot, đã bị rơi máy bay ở sa mạc Sahara ở Libya trên lộ trình tới Sài Gòn. Họ đã cố gắng bay từ Paris tới Sài Gòn nhanh hơn những người đã từng bay trước đó để giành giải thưởng 150.000 franc. Máy bay của họ là Caudron C-630 Simoun n°7042 (seri F-ANRY).

Địa điểm rơi máy bay được cho là Wadi Natrum. Cả hai người đều sống sót qua vụ tai nạn và phải đối mặt với sự sợ hãi về việc mất nước nhanh chóng ở Sahara. Bản đồ họ có thì đã quá cũ và rất mờ mịt, do đó không có ích gì. Họ không có cách gì để giải quyết tình trạng này. Nho, táo và rượu đã giúp họ trụ vững được một ngày, nhưng sau đó không còn gì nữa. Cả hai người bắt đầu bị ảo giác. Giữa ngày thứ hai và ngày thứ ba, cơ thể họ đã bị mất nước rõ rệt và không đổ mồ hôi nữa. Cuối cùng, vào ngày thứ tư, một người Ả Rập du cư cưỡi trên một con lạc đà đã phát hiện ra họ và tìm các biện pháp chống lại sự mất nước nên đã cứu sống được hai người. Trong truyện Hoàng Tử Bé, khi Saint-Exupéry viết về việc bị bỏ lại trên sa mạc trong một cái máy bay bị hỏng, ông đã liên hệ thực tế chi tiết này với kinh nghiệm trong cuộc đời mình. Saint-Exupéry cũng nhắc đến chi tiết này trong quyển Cõi người ta (Terre des Hommes). Ông đã gặp một con cáo (vulpes zerda, cáo sa mạc) ở đó, có thể điều này cũng làm ông viết về con cáo trong tác phẩm.

Nội dungSửa đổi

Hoàng tử bé sống trên tiểu tinh cầu B612. Ở đó có ba ngọn núi lửa (hai ngọn đang hoạt động còn ngọn kia thì không) và một bông hoa hồng. Cậu chăm sóc cho tiểu hành tinh của mình hằng ngày, nhổ hết các cây bao báp định bám rễ, mọc lên tại đây. Những cái rễ đó sẽ xói đục hành tinh và làm cho thế giới cậu đang sống bị xé rách ra. Một ngày nọ, hoàng tử bé đã rời hành tinh của mình và đi xem phần còn lại của vũ trụ xem như thế nào và đã tới một vài tiểu tinh cầu khác (có số từ 325 đến 330), mỗi tinh cầu này có một người lớn sống ở đó và theo cách hiểu của cậu thì họ toàn là những người kỳ quặc:

  • Nhà vua là người có thể “điều khiển” các ngôi sao làm các việc theo khả năng. Ông ta có liên hệ tới mục đích của con người.
  • Gã khoác lác là người muốn được người khác ngưỡng mộ mình, nhưng lại sống cô đơn trên hành tinh của mình. Gã chẳng nghe thấy gì ngoài những câu ca ngợi.
  • Bợm nhậu là người uống rượu suốt ngày để quên nỗi xấu hổ của mình về việc uống rượu nhiều.
  • Nhà doanh nghiệp là người suốt ngày bận rộn với việc đếm các ngôi sao mà ông ta cho rằng là của mình. Việc sở hữu này có thể giúp ông ta lại mua thêm các ngôi sao khác nữa. Hoàng tử bé nghĩ về bông hoa hôm nào cậu cũng tưới, ba quả núi lửa mà tuần nào cậu cũng nạo vét để giúp ích cho các quả núi lửa và bông hoa, nên cậu có chúng. Còn nhà doanh nghiệp không giúp ích gì cho các ngôi sao thì có nghĩa là ông ta không thể sở hữu những ngôi sao đó.
  • Người thắp đèn là người sống trong một tiểu tinh cầu cứ 1 phút quay một vòng. Xưa kia ông ta có nhiệm vụ sáng tắt đèn và tối thì thắp. Hành tinh quay càng ngày càng nhanh hơn và đến lúc này, ông ta không còn lấy một giây để nghỉ ngơi. Mỗi phút phải thắp đèn và phải tắt đèn một lần. Hoàng tử bé cảm thấy thông cảm cho người thắp đèn vì ông là người lớn duy nhất trong số những người cậu đã gặp đã quan tâm cho một cái gì khác chứ không phải là bản thân ông ta.
  • Nhà địa lý là người đã dùng toàn bộ thời gian của mình để vẽ bản đồ, nhưng chẳng bao giờ rời khỏi cái bàn của mình để đi thám hiểm (thậm chí chỉ trên hành tinh của mình). Ông ta lý luận rằng nhà địa lý không thể đi lung tung mà phải ở nhà để tiếp các nhà thám hiểm, phỏng vấn họ, và ông ta ghi chép lại những hồi ức của họ. Và nếu hồi ức đó đáng chú ý thì nhà địa lý sẽ cho điều tra về tư cách của nhà thám hiểm ấy. Khi tư cách được chứng minh là tốt thì phát hiện của anh ta lại cần phải được điều tra. Nhà địa lý không tin bất cứ thứ gì ông ta không được nhìn thấy tận mắt, dù vậy, ông ta vẫn không chịu rời khỏi cái bàn của mình. Nhà địa lý yêu cầu hoàng tử bé mô tả về tiểu tinh cầu của mình để ông ghi chép lại. Hoàng tử bé nhắc đến những ngọn núi lửa và bông hoa hồng. “Chúng tôi không ghi nhận hoa hồng”, nhà địa lý nói, “vì chúng chỉ là thứ phù du”. Hoàng tử bé bị sốc và nhận ra rằng một ngày nào đó bông hoa hồng yêu quý của cậu sẽ không tồn tại nữa. Nhà địa lý sau đó đã khuyên cậu đến thăm Trái Đất.

Trên Trái Đất, hoàng tử bé nhìn thấy một khu vườn có rất nhiều hoa hồng và cậu cảm thấy rất đau khổ. Đoá hoa hồng của cậu đã kể rằng nàng là duy nhất trong giống nòi của nàng khắp trong vũ trụ, thế mà ở đây có đến năm nghìn đoá giống như nhau. Sau đó, có một con cáo xuất hiện, và đã giải thích rằng đóa hoa của cậu là duy nhất và đặc biệt vì bông hoa đó đã cảm hóa được cậu (Theo con cáo, “cảm hoá” là tạo nên những mối liên hệ; bông hồng của hoàng tử bé là duy nhất bởi chính thời gian và tình cảm mà chàng dành cho bông hồng đã khiến đóa hồng trở nên quan trọng đến thế với chàng).

Sau đó, hoàng tử bé đã gặp người kể chuyện và đề nghị anh ta vẽ một con cừu. Vì không biết vẽ con cừu như thế nào, anh ta đã vẽ theo những gì anh biết. Người kể chuyện đã cố gắng vẽ một vài bức tranh khác nhưng hoàng tử bé đều không vừa lòng. Cuối cùng, anh ta vẽ một cái thùng duy nhất, và giải thích rằng, có con cừu ở trong đó. Hoàng tử bé lúc này, nhìn thấy hình con cừu trong chiếc hộp rõ ràng như nhìn thấy hình con voi trong bụng con trăn trên bức tranh tác giả từng vẽ khi còn nhỏ, đã chấp nhận bức tranh này.

Sau một thời gian ở Trái Đất và chạy trốn tình cảm với hoa hồng mà không thể, hoàng tử bé nhờ một con rắn vàng chàng gặp trong sa mạc dùng nọc độc của nó đưa chàng về với tiểu tinh cầu và hoa hồng yêu thương của chàng.

Thiên văn họcSửa đổi

Tên gọi của tiểu hành tinh 2578 Saint-Exupéry (được phát hiện vào năm 1975) được đặt theo tên tác giả của Hoàng Tử Bé.

Cũng bắt nguồn từ Hoàng Tử Bé, một tiểu hành tinh được phát hiện vào năm 1993 có tên gọi là 46610 Bésixdouze: “46610” là biểu diễn trong hệ thập phân của số thập lục phân B612, trong khi “Bésixdouze” là cách viết trong tiếng Pháp của “B-sáu-mười hai”. B-612 là tên của tiểu hành tinh nơi hoàng tử bé sinh sống trong câu chuyện.

Vào năm 2003, một vệ tinh nhỏ (được phát hiện vào năm 1998) được đặt tên là Petit-Prince. Cái tên này được lấy theo tên của hoàng tử bé và cũng theo hoàng tử Napoléon Eugène (con trai của vua Napoléon III và hoàng hậu Eugénie). Còn chính tiểu hành tinh có vệ tinh trên, được đặt tên theo hoàng hậu Eugénie.

Quỹ B612 được sáng lập nhằm đảm bảo sự sống còn của nhân loại trên hành tinh của chúng ta: hỗ trợ tìm kiếm và theo dõi các tiểu hành tinh đi qua quỹ đạo Trái Đất, đồng thời đánh lạc hướng trong trường hợp cần thiết đối với những tiểu hành tinh có nguy cơ gây hiểm họa; quỹ được đặt tên B612 để vinh danh “quê nhà” của hoàng tử bé.

Các bản dịchSửa đổi

Tác phẩm được dịch sang 257 ngôn ngữ.[1]

Tính đến tháng 4/2017, tác phẩm Le Petit Prince đã được dịch sang 300 ngôn ngữ, trở thành quyển sách được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới ngoại trừ sách tôn giáo.[2]

Các bản dịch tiếng Việt gồm:[3]

  • Cậu hoàng con, Trần Thiện Đạo dịch (Nhà xuất bản Khai Trí, 1966).
  • Hoàng Tử Bé, Bùi Giáng dịch (Nhà xuất bản An Tiêm, Sài Gòn 1973, tái bản 2005[4]).
  • Hoàng Tử Bé, Vĩnh Lạc dịch (Nhà xuất bản Đồng Nai năm 1994, Nhà xuất bản Văn học năm 2008, Đông A và Nhà xuất bản Dân Trí tái bản năm 2011).
  • Em bé con nhà trời (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2000) hay là Chú bé Hoàng tử, Nguyễn Thành Long dịch (Nhà xuất bản Ngoại Văn 1987, Nhà xuất bản Đà Nẵng tái bản năm 2012).
  • Hoàng tử bé, Trịnh Nhất Định dịch (Nhà xuất bản Trẻ TP. HCM, 2000)
  • Hoàng Tử Bé, Nguyễn Tấn Đại dịch (Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành năm 2005).
  • Hoàng Tử Bé, Châu Diên dịch (Nhà xuất bản Lao động, 2007).
  • Hoàng Tử Bé, Trác Phong dịch (Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2013); xuất bản nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hoàng tử bé ra đời.

Bản graphic novelSửa đổi

Hoàng tử bé được danh họa Joann Sfar chuyển thể thành bản sách tranh (graphic novel) khổ lớn 110 trang với minh họa độc đáo, giàu cảm xúc. Phiên bản này được Nhã Nam mua bản quyền, chuyển ngữ và xuất bản năm 2016. Qua nét vẽ của Joann Sfar, độc giả không chỉ được gặp Hoàng tử bé quen thuộc với đôi mắt to tròn, khăn quàng màu xanh tung bay trong gió sa mạc, mà còn được gặp cả tác giả – phi công, nhà văn Antoine De Saint-Exupéry – người hoàn toàn giấu mặt trong bản sách chữ. Khiếu hài hước thể hiện qua ngòi bút minh họa của Joann Sfar khiến Hoàng tử bé trở nên gần gũi hơn, đặc biệt đối với các bạn nhỏ. Một món quà đầy cảm hứng dành cho độc giả yêu mến Hoàng tử bé.

Đánh giáSửa đổi

Bùi Giáng gọi đây là “tác phẩm thơ mộng nhất và u uẩn nhất trong những tác phẩm của Saint Exupéry”.[4]

Ảnh hưởngSửa đổi

Ngày 14 tháng 12 năm 2011, tượng sáp hoàng tử bé đã được đặt tại Bảo tàng Grévin, Paris.[1] Ngoài ra, tác phẩm Hoàng Tử Bé còn được dựng thành phim hoạt hình [5]

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Tác phẩm bằng 243 ngôn ngữ
  • Trang chính thức của Hoàng Tử Bé Lưu trữ 2010-04-20 tại Wayback Machine

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b

    Công Khanh (theo Le Parisien). Hoàng tử bé được dựng tượng sáp. 07/01/2012. Tuổi trẻ Online .

  2. ^

    [1]

  3. ^

    [2]

  4. ^ a b

    Tái bản Hoàng tử bé (Le petit prince). 23/09/2005. Thanh Niên Online .

  5. ^

    Hoàng tử bé lên phim Lưu trữ 2012-12-17 tại Wayback Machine, Tuổi Trẻ 20/01/2004

Xem thêmSửa đổi

  • 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 của Le Monde

Rate this post

Viết một bình luận