Bà bầu ăn cháo trai có tốt không?

Thịt trai có vị ngọt mặn, giàu đạm, canxi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm tốt cho bà bầu.


BÀ BẦU ĂN CHÁO TRAI KHÔNG LO THIẾU CHẤT

Mặc dù đồ hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào Omega-3 rất tốt cho thai phụ nhưng nó lại chứa rất nhiều thủy ngân mà nếu không biết cách chọn lựa khi ăn uống sẽ rất hại cho sức khỏe thai kỳ.

Bà bầu nên chú ý bổ sung hải sản điều độ và cân bằng trong chế độ ăn hàng ngày để nạp đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là những loại chất dinh dưỡng có trong từng loại cá để chị em có thể dễ dàng chọn lựa. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bà bầu nên bổ sung đủ 350-400 gram cá mỗi tuần. 
 

Con trai (nuôi)

Các món ăn từ trai như canh trai nấu rau tơi, cháo trai… là món ăn bổ dưỡng tốt cho người bị đái tháo đường, tăng huyết áp… Đối với bà bầu, món ăn từ trai giúp bổ sung canxi và đặc biệt làm giảm chứng hoa mắt chóng mặt và thiếu máu.

Bà bầu ăn hải sản không lo thiếu chất - 1
Hải sản rất giàu Omega-3 – rất tốt cho thai phụ. (Ảnh minh họa)

Cá ngừ

Cá ngừ là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 có tác dụng rất tốt cho sức khỏe cơ bắp, da và máu của mẹ bầu.

Hàu

Hàu là nguồn thực phẩm dồi dào chất sắt và vitamin B12. Tuy nhiên bà bầu cần chú ý phải ăn hàu đã được chế biến sạch và chín để tránh đau bụng và mắc các bệnh khác liên quan đến tiêu hóa.

Cá mòi

Cá mòi rất giàu canxi – là nguồn dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể ăn món cá này với salad khoai tây và nước sốt sẽ rất ngon miệng đấy.

Tôm

Tôm rất giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi. Vì vậy, chị em đừng bỏ qua món ăn này trong chế độ ăn hàng tuần khi mang thai. Tôm có thể chế biến được rất nhiều món ngon như tôm chiên, tôm hấp… Một lưu ý nhỏ là bạn nên bóc vỏ tôm trước khi ăn để tránh bị ho.

Cá hồi

Cá hồi là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin B12, canxi. Bạn hãy thử chế biến món này với củ cải đường, nước sốt sữa chua và các loại gia vị khác… sẽ rất hấp dẫn đấy.

NẤU CHÁO TRAI NGON CHO MẸ VÀ BÉ

[IMG]

Nguyên Liệu:

Trai: khoảng 1kg – 1,5kg
Gạo tẻ: 150g (Nếu bé còn nhỏ chưa ăn được cháo mẹ có thể dùng bột hoặc cháo tấm để thay thế).
Gạo nếp: 30g, các loại gia vị, hành khô, hành tươi, rau răm, gừng, dầu ăn.

Cách làm:
Mẹ ngâm trai trong nước để trai nhả đất bẩn bám trong miệng. Sau đó xả nước rồi lại tiếp tục ngâm. Ngâm và xả nước nhiều lần sẽ làm thịt trai sạch sẽ, không bị dính cát. Sau khi trai đã được rửa sạch sẽ, mẹ cho trai vào nồi, đổ khoảng 1 bát tô nước, đun sôi.

[IMG]
Khi nồi trai sôi, mẹ vớt trai ra rổ để nguội và ráo nước. Còn nồi nước luộc trai thì đậy vung, để yên tĩnh để lắng rồi gạn lấy nước trong. Khi trai nguội, mẹ đem tách lấy phần thịt, bóp phân ở phần rìa của thịt trai, rửa sạch, đem thai nhỏ tùy vào khả năng nhai của bé.

Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch sẽ, cho vào nồi nấu với nước trai luộc, khi cháo sôi, vặn nhỏ lửa đậy kín vung, để sôi lăn tăn. Mẹ cũng có thể dùng nồi nấu cháo, hẹn giờ cháo chín. Chờ khoảng 45 – 60 phút, mẹ kiểm tra xem xem đã chín nhừ chưa. Khi cháo đã sánh và nhừ, mẹ nêm mắm muối cho vừa miệng.

Mẹ bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, phim hành khô cho thật thơm, đổ thịt trai đã thái nhỏ vào xào săn, sau đó đổ vào nồi cháo, tiếp tục đun sôi đều. Khi cháo chín hẳn, mẹ cho hành tươi, rau răm thái trộn cho vào nồi cháo, sau đó mẹ chỉ việc bắc xuống, múc ra bát, để ấm và cho bé thưởng thức.

[IMG]Mách nhỏ: Ngoài một số tính năng như chữa đổ mồ hôi trộm cho bé thì Cháo trai có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường./

Thịt trai có vị ngọt mặn, giàu đạm, canxi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm. Trai có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát. Các Mẹ nhớ chọn những con trai loại to, thật béo, còn tươi sống để làm món cháo cho bé.Trai: khoảng 1kg – 1,5kgGạo tẻ: 150g (Nếu bé còn nhỏ chưa ăn được cháo mẹ có thể dùng bột hoặc cháo tấm để thay thế).Gạo nếp: 30g, các loại gia vị, hành khô, hành tươi, rau răm, gừng, dầu ăn.Mẹ ngâm trai trong nước để trai nhả đất bẩn bám trong miệng. Sau đó xả nước rồi lại tiếp tục ngâm. Ngâm và xả nước nhiều lần sẽ làm thịt trai sạch sẽ, không bị dính cát. Sau khi trai đã được rửa sạch sẽ, mẹ cho trai vào nồi, đổ khoảng 1 bát tô nước, đun sôi.Khi nồi trai sôi, mẹ vớt trai ra rổ để nguội và ráo nước. Còn nồi nước luộc trai thì đậy vung, để yên tĩnh để lắng rồi gạn lấy nước trong. Khi trai nguội, mẹ đem tách lấy phần thịt, bóp phân ở phần rìa của thịt trai, rửa sạch, đem thai nhỏ tùy vào khả năng nhai của bé.Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch sẽ, cho vào nồi nấu với nước trai luộc, khi cháo sôi, vặn nhỏ lửa đậy kín vung, để sôi lăn tăn. Mẹ cũng có thể dùng nồi nấu cháo, hẹn giờ cháo chín. Chờ khoảng 45 – 60 phút, mẹ kiểm tra xem xem đã chín nhừ chưa. Khi cháo đã sánh và nhừ, mẹ nêm mắm muối cho vừa miệng.Mẹ bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, phim hành khô cho thật thơm, đổ thịt trai đã thái nhỏ vào xào săn, sau đó đổ vào nồi cháo, tiếp tục đun sôi đều. Khi cháo chín hẳn, mẹ cho hành tươi, rau răm thái trộn cho vào nồi cháo, sau đó mẹ chỉ việc bắc xuống, múc ra bát, để ấm và cho bé thưởng thức.: Ngoài một số tính năng như chữa đổ mồ hôi trộm cho bé thì Cháo trai có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường./

TOP 10 THỰC PHẨM ‘VÀNG’ CHO BÀ BẦU

Bổ sung những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh.

Hầu hết các bác sĩ khoa sản đều khuyên chị em bầu nên có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất. Việc ăn uống trong thời gian mang thai không gì tốt hơn bằng cách dung nạp thực phẩm tươi mỗi ngày. Đây là cách hiệu quả nhất để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc chọn lựa thực phẩm bổ sung vào cơ thể không hề dễ dàng bởi không phải thực phẩm nào cũng tốt cho bà bầu.

Dưới đây là top những loại thực phẩm được khuyên nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu để tăng cường chất dinh dưỡng và sức đề kháng:

Quả bơ

Các mẹ bầu cần biết rằng trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm folate, canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Bơ cũng rất giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc.

Đặc biệt, trong quả bơ có chứa nhiều folate. Folate từ lâu đã không hổ danh là một vitamin của thai phụ vì có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Vì vậy, chị em nhớ đừng bỏ qua loại quả này trong thời gian cần bổ sung folate vào cơ thể.

Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bảo hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol. Quả bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa.

Súp lơ xanh

Đây là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ. Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg axit folic (khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt.

Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để súp lơ xanh giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho súp lơ vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy súp lơ ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được.

Cà rốt

Cà rốt là loại thực phẩm giàu vitamin A – rất quan trọng cho sự phát triển của xương, răng và đôi mắt thai nhi. Trong củ cà rốt còn chứa vitamin B6, vitamin C và chất xơ rất có lợi cho mẹ bầu. Bà bầu ăn cà rốt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón thai kỳ.

Trứng

Cho dù đó là món chiên, luộc chín hay ốp-la thì trứng vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp cho bạn dồi dào protein – rất cần thiết trươc khi sinh nở. Trứng là loại thực phẩm giá rẻ nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên, để có được những lợi ích trên, mẹ bầu nên ăn trứng thường xuyên, 3-4 quả/tuần và phải ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng vì choline có trong lòng đỏ trứng.

Đậu lăng

Đậu lăng có chung nguồn gốc là họ đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu phộng, chickpea (đậu răng ngựa)… Đậu lăng chứa nhiều protein, vitamin B1, nhiều khoáng chất và có hàm lượng chất xơ cao nên tốt cho những ai bị bệnh tim mạch, tiểu đường, và làm cho da dẻ mịn màng hơn.

Trong số các loại hạt thì đậu lăng đứng đầu danh sách bởi hàm lượng acid folic cần thiết cho cơ thể chứa trong đậu lăng rất lớn. Ngoài ra đậu lăng còn chứa nhiều hàm lượng chất sắt và protein, chất xơ, nó giúp ngăn chặn sự xuất hiện của táo bón trong suốt thời gian bầu bì của các mẹ.

Đậu lăng cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm khác là thịt gà, sữa, ngũ cốc, hạt điều, cua và sò.

Các loại hạt

Chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ ở thai nhi và giúp bà bầu no lâu hơn. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế các chất béo bão hòa (thường có trong thịt, bơ) với các chất béo chưa bão hòa trong các loại hạt. Bởi vì chúng chứa nhiều chất béo và calo nên chỉ cần 28 gam hạt và 2 thìa bơ làm từ hạt. Nếu bạn bị dị ứng thì nên tránh xa các loại thức ăn có khả năng bị dị ứng cao như: đậu phộng trong thai kì. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng em bé có thể nhạy cảm với một số loại thức ăn trong dạ con, và tạo ra nguy cơ bị dị ứng sau này ở trẻ.

Thịt nạc

Thịt nạc là nguồn thực phẩm dồi dào protein. Ngoài ra, thịt bò và thịt nạc lợn còn chứa chất sắt và vitamin B – rất cần thiết cho bà bầu.

Thịt nạc là nguồn thực phẩm dồi dào protein. Ngoài ra, thịt bò và thịt nạc lợn còn chứa chất sắt và vitamin B – rất cần thiết cho bà bầu.

Cơ thể của bạn cần nhiều hơn protein khi mang thai (cần thêm khoảng 25gram/ngày) để giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung sắt. Không cung cấp đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân. Bạn biết rằng, sắt rất quan trọng cho mẹ bầu để hình thành lên tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Trong thời gian mang thai, khối lượng máu trong cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày) vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.

Sữa chua

Sữa chua hay yogurt thực chất là sữa bò tươi được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus). Chúng chuyển dưỡng sữa thành lactic, tạo ra độ chua hấp dẫn. Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lisin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.

Vị thanh mát và thơm ngon của sữa chua đã chinh phục được cả những bà bầu khó tính nhất. Không những thế sữa chua có chứa nhiều các loại vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng cung cấp nguồn protein rất phong phú cho thai phụ. Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, sữa chua còn nhiều vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.

Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua. Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.

Nước cam

Một ly nước cam mỗi ngày cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C.

Bạn có thể đã nghe qua về vai trò của các loại khoáng chất axit folate và folic trong thời gian mang thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.

Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn. Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh. Bạn cũng có thể nhận được vitamin C từ súp lơ xanh, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và một loạt các loại trái cây họ cam quýt.

Sữa

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, đường, vitamin và các khoáng chất.

Bổ sung sữa đặc biệt là sữa bầu giúp cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong thời gian mang bầu, nhu cầu về dinh dưỡng của chị em tăng lên rất nhiều, vì vậy mẹ bầu nên uống 1-2 ly sữa mỗi ngày.


Những món ăn vặt tốt cho bà bầu
Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Sữa bột cho bà bầu
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất

(ST)

Rate this post

Viết một bình luận