Khi mang thai ăn gì để con thông minh hay lựa chọn thực phẩm thế nào để giúp con thông minh là mối quan tâm thường trực của không ít các mẹ bầu.
Bố mẹ nào cũng muốn con yêu của mình khi sinh ra được thông minh, lanh lợi. Và thực tế, não của thai nhi bắt đầu hình thành chỉ 3 tuần sau khi thụ thai và các thực phẩm mẹ ăn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé đó! Não bộ của bé phát triển nhanh chóng giữa tuần 24 và 42, và đặc biệt là từ 34 tuần của thai kỳ.
Giai đoạn này bé sẽ cần những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não. Chính vì vậy, mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh, đồng thời đảm bảo một chế độ ăn uống khỏe mạnh và đa dạng các thành phần dinh dưỡng cho bản thân mình.
Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Con đang lớn rất nhanh, biết nháy mắt nhíu mày, các bộ phận của con đã phát triển gần như hoàn thiện. Mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng khoa học, vận động, nghỉ ngơi hợp lý theo hướng dẫn của các chuyên gia đến từ Huggies dưới đây để giúp con thông minh và mẹ khỏe mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ này nhé.
1. Cá mòi – DHA
• Cá mòi rất giàu các axit docosahexaenoic (DHA), là chất quan trọng để giúp não bộ và hệ thần kinh trung ương phát triển. Cá mòi cũng là loại cá có ít khả năng bị nhiễm thủy ngân so với nhiều loài cá khác và là nguồn cung cấp vitamin D.
• Phụ nữ mang thai được khuyên nên ăn ít nhất 2 phần cá mỗi tuần.
2. Đậu lăng – Sắt
• Sắt ảnh hưởng đến việc sản xuất các hóa chất trong não và sự hình thành của myelin. Thiếu sắt có thể dẫn đến sự phát triển tinh thần bị suy giảm.
• Một khẩu phần đậu lăng cung cấp 6.6mg sắt.
• Mẹ bầu cần khoảng 14.8mg sắt mỗi ngày trong thời gian mang thai.
• Mẹ có thể kết hợp đậu lăng với vitamin C để làm tăng chất sắt có sẵn bằng cách thêm súp bí đỏ, ớt, bắp cải hoặc cà chua vào súp đậu lăng cho một khẩu phần ăn cân bằng hằng ngày.
3. Sữa chua Hy lạp – Iốt
• Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng thiếu hụt i-ốt trong khi mang thai là nguyên nhân hàng đầu của các vấn đề sức khỏe tâm thần.
• Sữa chua là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp iốt. Sữa chua Hy Lạp có nhiều protein giúp ngăn chặn nhẹ cân khi sinh.
• Mẹ bầu cần khoảng 140mcg iốt một ngày.
• 50g sữa chua Hy Lạp cung cấp 50-100mcg Iốt. Kết hợp với mật ong, các loại hạt cho bữa ăn sáng.
4. Rau bina – Folate
• Thai nhi cần phải có folate tự nhiên có trong rau bina để sản xuất DNA mới và điều chỉnh sự trao đổi chất của tế bào. Rau bina cũng cung cấp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các mô não của em bé khỏi bị hư hại.
• Mẹ bầu nên cung cấp 400mcg axit folic mỗi ngày.
• Một phần 180g rau bina nấu chín cung cấp 262.8mcg axit folic. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên nấu rau quá chín để có thể giữ lại chất dinh dưỡng quan trọng nhé!
5. Trứng – Choline
• Trứng cung cấp protein và chất sắt, cả hai chất này đều quan trọng cho sự phát triển não bộ và khả năng học hỏi của bé.
• Mẹ bầu cần bổ sung 450mg choline mỗi ngày. Các nguồn thực phẩm giàu choline nhất là lòng đỏ trứng – một quả trứng luộc sẽ cung cấp cho mẹ 113mg choline.
6. Các loại hạt Brazil – Selenium
• Sự thiếu hụt selenium có thể làm thay đổi sự phát triển não của bé. Các loại hạt Brazil là một nguồn tuyệt vời của selen và cũng rất giàu chất béo không bão hòa đơn.
• Mẹ bầu cần bổ sung 60mcg selen mỗi ngày.
7. Đậu phộng – Vitamin E
• Đậu phộng là thức ăn nhẹ tuyệt vời trong khi mang thai, rất giàu protein, niacin, chất béo không bão hòa đơn và folate.
• Mẹ bầu nên bổ sung 3mg vitamin E mỗi ngày.
8. Hạt bí ngô – Kẽm
• Hạt bí ngô là nguồn thực phẩm tuyệt vời của kẽm. Kẽm rất quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc của não bộ, kích hoạt các khu vực của não tiếp nhận và xử lý thông tin.
• Kẽm tập trung ở một lớp mỏng tiếp giáp với vỏ của hạt bí ngô, vì vậy mẹ ăn chúng khi chưa bóc vỏ.
• Mẹ bầu cần bổ sung 7mg kẽm mỗi ngày trong thời gian mang thai.
9. Khoai lang – Beta-carotene
• Beta-carotene được chuyển đổi bởi cơ thể thành vitamin A, là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi.
• Mẹ bầu nên bổ sung 700mcg Beta-carotene tương đương với một củ khoai lang mỗi ngày.
10. Trái bơ – Axit béo không bão hòa
• Chất béo chiếm khoảng 60% của bộ não đang phát triển. Bơ có chứa hàm lượng axit oleic giúp tạo ra và duy trì myelin, một lớp phủ bảo vệ xung quanh các dây thần kinh trong hệ thần kinh trung ương.
• 25-35% lượng calo hàng ngày của mẹ nên đến từ chất béo không bão hòa.
Tham khảo: Những loại trái cây tốt cho bà bầu
11. Ngũ cốc
Ngũ cốc cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não của thai nhi. Các acid folic và choline trong ngũ cốc giúp ngăn ngừa dị tật nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh khác. Sắt trong ngũ cốc cũng có thể cải thiện sức khỏe não bộ của thai nhi.
12. Rong biển
• Rong biển là một nguồn tuyệt vời của iốt. Rau biển còn chứa axit folic, choline và chất béo omega-3, vì vậy nó làm tăng sự phát triển não bộ.
• Tuy vậy, mẹ nên tránh ăn các loại rong biển nâu, bởi vì nó có thể chứa hàm lượng asen.
13. Các loại hạt và hạt giống
• Các loại hạt chứa omega 3 chất béo lành mạnh cũng như rất nhiều các vi chất dinh dưỡng não, chẳng hạn như vitamin B6 giúp hỗ trợ chức năng não. Quả óc chó đặc biệt có lợi vì chúng rất giàu axit béo omega-3.
• Mẹ cũng nên bổ sung một số ít các loại hạt trong bữa ăn hằng ngày.
Trong khi mang thai, các loại thực phẩm mẹ bầu ăn sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả, thịt nạc, chất béo lành mạnh, sữa ít béo và ngũ cốc nguyên hạt là điều cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của mỗi cơ quan, bao gồm cả não. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn hỗ trợ sự phát triển của não bộ của thai nhi đặc biệt thì mẹ cũng có thể thêm các loại thực phẩm nhất định để thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh của bé trong bụng mẹ.
Mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhé! Đừng quên gửi câu hỏi, thắc mắc bà bầu ăn gì để con thông minh về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nha.