1. Giá trị dinh dưỡng của kiwi
Bà bầu ăn kiwi rất tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Giá trị dinh dưỡng trong 100g kiwi bao gồm:
Calo 61 kcal
Nước 83%
Carbonhydrate 14.7g
Đường 9g
Chất xơ 3g
Chất béo 0.5g
Omega-3 0.04g
Omega-6 0.25g
Vitamin A 4mg
Vitamin C 92.7 mg
Vitamin E 1.46mg
Vitamin K 40.3mg
Vitamin B1 0.03mg
Vitamin B2 0.03mg
Vitamin B3 0.34mg
Vitamin B5 0.18mg
Vitamin B6 0.06mg
Folate 25mg
Choline 7.8mg
Canxi 34mg
Sắt 0.31mg
Magie 17mg
Phốt pho 34mg
Kali 312mg
Natri 3mg
Kẽm 0.14mg
Đồng 0.13mg
Selen 0.2mg
Mangan 0.1mg
2. Tác dụng của trái kiwi với bà bầu
Một trong những loại trái cây giàu dưỡng chất cho các bà bầu trong thai kỳ chính là kiwi. Kiwi có hương vị thơm ngon, không chứa cholesterol, hàm lượng đường và chất béo thấp. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin C trong kiwi gấp đôi quả chanh. Loại quả này còn chứa lượng lớn chất xơ, vitamin E, carbohydrate, năng lượng… Bà bầu thường xuyên ăn quả kiwi trong suốt thai kỳ sẽ nhận được nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Bà bầu ăn kiwi giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Kiwi rất giàu Folate – hoạt chất có tác dụng kích thích sự hình thành và phân chia tế bào, đặc biệt là trong khi mang thai. Folate giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh, hở xương sống, hở hộp sọ, giúp ngăn ngừa sẩy thai. Đặc biệt, Folate còn là dưỡng chất giúp tăng khả năng thụ thai ở nữ giới. Một phụ nữ mang thai cần 600mg folate/ ngày.
Bà bầu ăn kiwi giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Các vấn đề về hệ tiêu hóa là những vấn đề thường thấy ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Kiwi là loại quả chứa rất nhiều chất xơ và vitamin. Kiwi còn chứa Actinidin, một loại enzyme giúp phá vỡ cấu trúc của Protein và hỗ trợ việc tiêu hóa trở lên tốt hơn.
Bà bầu ăn kiwi giúp tăng sức đề kháng
Kiwi chứa dồi dào lượng vitamin C có công dụng tăng sức đề kháng cho bà bầu. Ngoài ra vitamin C trong kiwi giúp thúc đẩy tăng trưởng xương và giúp da khỏe hơn. Tái tạo collagen, tăng cường khả năng hấp thu sắt, hạn chế thiếu máu.
Bà bầu ăn kiwi giúp cân bằng nội tiết tố
Khi mang thai, mẹ bầu thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Bổ sung kiwi giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, giảm căng thẳng, áp lực, trầm cảm.
Bà bầu ăn kiwi tốt cho tim mạch
Bổ sung 2 hoặc 3 quả kiwi trong khẩu phần ăn mỗi ngày giúp ổn định huyết áp và giảm hàm lượng chất béo đặc biệt là Cholesterol. Ngoài ra, hàm lượng Kali có trong quả kiwi còn giúp giảm huyết áp hiệu quả và ngăn ngừa đột quỵ, xơ vữa động mạch.
Bà bầu ăn kiwi giúp xương chắc khỏe
Kiwi là một trong trong 7 loai quả bà bầu nên ăn. Kiwi rất giàu các vitamin đặc biệt là vitamin K. Hoạt chất rất cần thiết cho cơ thể trong thai kỳ. Trong quá trình sinh nở, người mẹ rất cần một lượng lớn máu. Vitamin K hỗ trợ sản sinh lượng hồng cầu để đáp ứng quá trình sinh nở.
Bà bầu ăn kiwi giảm nguy cơ rạn da
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thường xuyên ăn loại quả này giúp giảm nguy cơ bị rạn da khi sinh em bé nhờ vào việc tăng sản sinh ra collagen có tác dụng cho sự đàn hồi của da. Bên cạnh đó, các mẹ vẫn nên sử dụng các loại kem trị rạn da để đạt hiệu quả cao.
Bà bầu ăn kiwi đảm bảo phát triển thị giác trẻ nhỏ
Kiwi chứa Vitamin A và Lutein – một chất chống oxy hóa hay Carotene thiết yếu giúp tăng cường và phát triển thị lực cho bé. Bên cạnh đó, hoạt chất Folate và Omega 3 có trong những trái kiwi còn góp phần mang lại trí thông minh ngay khi bé vẫn còn trong bụng mẹ.
Bà bầu ăn kiwi phòng chống ung thư
Công dụng của quả kiwi với bà bầu cuối cùng là khả năng chống lại tế bào ung thư. Nhờ vào hàm lượng Vitamin C với tính oxi hóa cực cao cơ thể sẽ đẩy lùi các gốc tự do và phá vỡ cấu trúc của tế bào ung thư. Đặc biệt là bệnh ung thư vú và ung thư da.
3. Bà bầu ăn kiwi nhiều có tốt không?
Gây dị ứng
Một số mẹ bầu có thể dị ứng kiwi. Các triệu chứng như: tiêu chảy, ngứa miệng, trướng bụng…Nghiêm trọng hơn nó có thể gây sốc dị ứng. Tuy nhiên, các trường hợp dị ứng kiwi thường được phát hiện phổ biến ở trẻ em, người lớn rất ít. Ngoài ra, những người hay bị dị ứng với phấn hoa, mủ cao su có khả năng cao sẽ dị ứng với quả kiwi.
Kích ứng miệng
Ăn quá nhiều với kiwi có thể gây kích ứng miệng do hàm lượng axit cao. Sự kích thích này được gây ra bởi các tinh thể Canxi Oxalat nhỏ liti. Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng dưới 100g kiwi từ 4 – 5 lần trong tuần để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.
Phản ứng với thuốc
Những người dùng thuốc kháng beta nên hạn chế ăn nhiều hơn một quả kiwi mỗi ngày vì nó có thể làm thay đổi nồng độ Kali lên mức gây nguy hiểm cho thận.
Rối loạn đông máu
Kiwi có thể làm chậm quá trình đông máu ở một vài người. Nếu người đó mắc phải chứng bị rối loạn chảy máu – máu khó đông.
Những mẹ bầu bị sỏi thận, sỏi mật, di ứng mủ trái cây, mủ cao su, mủ phấn hoa nên hạn chế ăn kiwi.
Kiwi là loại trái cây chứa nhiều chất cần thiết cho mẹ bầu. mẹ có thể chế biến đa dạng các món ăn từ loại trái cây này như: sử dụng với các loại quả khác, kiwi dằm sữa chua, sinh tố kiwi, salad kiwi…
4. Bà bầu nên ăn kiwi vào lúc nào?
Sáng sớm chính là thời điểm tốt nhất để ăn kiwi vì lúc này cơ thể của bà bầu có chứa một lượng Fructoza. Khi mới thức dậy, cơ thể chúng ta cần được bổ sung ngay năng lượng bởi ban đêm mọi hoạt động thường bị ngưng trệ. Không nên kiwi vào lúc gần đi ngủ vì lượng đường trong kiwi khiến mẹ khó ngủ. Mẹ bầu nên ăn 1-2 giờ trước khi ăn bữa ăn chính để hấp thụ tốt dinh dưỡng.
5. Bầu 3 tháng đầu có nên ăn kiwi?
Bổ sung trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mang lại lợi ích vô cùng quan trọng mà các bà bầu nên biết. Bởi trong trái cây có một hàm lượng lớn các loại vitamin, chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu. Không chỉ giúp cho mẹ bầu giảm chứng táo bón, hỗ trợ đường tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch mà còn phát triển các cơ quan và ngăn ngừa dị tật thai nhi vô cùng hiệu quả.
Giai đoạn mang thai mẹ bầu sẽ gặp phải rất nhiều triệu chứng và thiếu hụt chất dinh dưỡng do có sự thay đổi lớn về hormone trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu biết bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp ích rất nhiều, đặc biệt là các loại trái cây tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu.
6. Cách ăn kiwi tốt cho bà bầu?
Kinh nghiệm chọn kiwi ngon, tươi, ngọt. Khi chọn mua kiwi, các mẹ hãy giữ trái kiwi giữa ngón cái và ngón trỏ, nhẹ nhàng bóp thấy vừa tay. Tránh chọn những trái quá mềm, teo thâm hoặc nhũn. Ở thị trường Việt Nam thường bán 2 loại kiwi xanh và vàng. Kiwi xanh có màu xanh, vị chua thanh, khi chín có vị chua ngọt. Trái kiwi vàng màu vàng, vị ngọt như trái đào.
Mẹ bầu ăn kiwi đúng cách gọt vỏ hoặc bổ đôi dùng muỗng nạo phần cơm, hoặc cắt nhỏ trộn với sữa chua, chế biến thành món salad sữa trái cây. Khi cắt nhỏ kiwi sẽ xuất hiện enzyme actinic và bromic acid có tác dụng làm mềm thực phẩm. Vì vậy khi làm món salad, nên cắt và cho kiwi vào sau cùng để tránh làm mềm các loại trái khác. Không nên cắt nhỏ rồi để quá lâu ngoài không khí vì sẽ làm giảm vitamin C trong trái.
Xem thêm bài viết:
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!