Dư ối là tình trạng hay gặp ở các bà bầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của bà bầu và làm nguy hại đến thai nhi. Vậy, bà bầu bị dư ối nên ăn gì và cách làm giảm nước ối ở bà bầu thế nào tốt? Hãy tham khảo bài viết sau đây:
Tìm hiểu về dư ối
Nước ối là thành phần hỗn hợp dịch từ hệ thống tuần hoàn của người mẹ, phổi thai, nội sản mạc, nước tiểu. Nước ối thông qua dây rốn giúp mang lại dưỡng chất cho thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi áp lực chèn ép từ cơ tử cung và sự xâm nhập của vi khuẩn.
– Nước ối ở mức độ bình thường: chỉ số AFI là 6-18 cm.
– Nước ối bị dư: chỉ số AFI từ 12-25 cm. Tình trạng dư ối này vẫn có thể chấp nhận được và cần theo dõi cải thiện nước ối vừa đủ.
– Đa ối: Chỉ số AFI >25 cm. Khi bà bầu bị đa ối có thể khiến thai nhi bị dị tật, sinh non, bong nhau hoặc ngôi thai đảo lộn bà bầu phải sinh mổ. Nếu mức độ đa ối cao thì sản phụ dễ bị băng huyết sau sinh.
– Thiếu ối: khi chỉ số AFI <=5 cm. Bà bầu thiếu ối có khả năng thai nhi dị tật, hoặc phải mổ đẻ.
– Vô ối: chỉ số AFI <3 cm khiến thai chết lưu hoặc sinh non.
Dư ối, thiếu ối hay đa ối đều không tốt và ảnh hưởng đến bà bầu cũng như thai nhi. Vì thế, trong giai đoạn từ 16 đến 32 tuần tuổi (tức từ tháng thứ 4 – 7) lượng nước ối luôn phải đảm bảo đủ để thai nhi có thể phát triển tốt, lượng phù hợp từ 250- 600ml. Khi thai ở tuần 34 thì lượng nước ối có thể tăng từ 800ml -1000 ml để tạo không gian thoải mái cho thai và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai.
Vì vậy, để biết tình trạng bà bầu có bị dư ối hay không mẹ bầu cần phải khám thai định kỳ để kiểm tra chính xác.
Dư ối là tình trạng không tốt đối với mẹ bầu làm ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh Internet)
Bà bầu bị dư ối nên ăn gì?
Dư ối thường gặp nhiều ở tuần thứ 30 của thai kỳ và một số trường hợp có thể sớm hơn. Để cải thiện tình trạng này chúng ta cần lưu ý đến chế độ ăn uống của bà bầu là rất quan trọng.
Bà bầu bị đa ối nên ăn gì? Dù dư ối thì bà bầu cũng phải cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển tốt.
– Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều nước như cam, quýt, bưởi, thanh long, dưa hấu…
– Nên ăn các loại trái cây nhiều chất xơ, vitamin, yến mạch, đậu khoai…
– Hạn chế ăn các món quá nhiều dầu mỡ, món mặn, nên ăn các món luộc
– Tăng cường thực phẩm làm giảm nước ối như ăn các loại thịt cung cấp protein và sắt giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, thịt trâu… và các loại hải sản như mực, cua, tôm tăng canxi tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên cần chọn thực phẩm tươi sống, không dùng sản phẩm đông lạnh và hạn chế muối cho các món ăn.
– Tăng cường rau xanh giúp mẹ bổ sung vitamin, chất xơ tránh dị tật thai nhi. Hạn chế dùng các rau họ cải và nên luộc thay vì xào nấu.
Nước râu ngô cũng là một trong những mẹo để giảm dư ối (Ảnh Internet)
Cách làm giảm nước ối cho bà bầu
– Uống nước râu ngô có thể thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu cho bà bầu dư ối. Trong nước râu ngô chứa tinh dầu, chất xơ, chất khoáng và nhiều loại vitamin giúp đào thải bớt lượng ối dư thừa ở bà bầu.
– Bà bầu bị đa ối là đã dư thừa nhiều ối trong tử cung nên việc uống nhiều nước sẽ làm cho tình trạng trở nên vô cùng nghiêm trọng. Vì thế, cần hạn chế uống nước hàng ngày nhưng cũng không nên uống quá ít khiến lâu ngày dễ bị cạn ối và thiếu ối.
– Nghỉ ngơi, thư giãn giúp mẹ bầu có thể sớm cân bằng lượng ối
– Giảm lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày nếu dư ối do lượng đường trong máu quá cao. Nên kiểm tra, theo dõi thường xuyên để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời
– Có thể sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu giảm lượng ối nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ
– Nhập viện theo dõi trước kỳ hạn sinh để có thể chỉ định đúng và kịp thời
Thăm khám định kỳ để phát hiện và cân bằng lượng nước ối (Ảnh Internet)
Bài viết trên đã chia sẻ tới các bạn đọc về tình trạng dư ối ở bà bầu cũng như giải đáp thắc mắc việc bà bầu bị dư ối nên ăn gì? Cách giảm nước ối cho bà bầu. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bà bầu có thể tham khảo thêm thông tin bổ ích, cải thiện tình trạng dư ối để mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.
⇒ Xem thêm:
Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi phải làm sao?
Tìm hiểu về hiện tượng mang thai giả
Hiện tượng ra máu khi mang thai. Ra máu khi mang thai tháng đầu và tháng cuối do đâu?