Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ? đặc biệt là những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi được mẹ bầu rất quan tâm bởi Khi ở giai đoạn đầu của thai kỳ, là thời điểm mà các mẹ bầu cần phải kiêng cữ, ăn uống một cách an toàn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Chất dinh dưỡng chính là băn khoăn của các mẹ bầu phải làm sao để cung cấp các dưỡng chất phù hợp trong suốt quá trình mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi vậy mẹ bầu cần chú trọng vào chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Vậy bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng giúp tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong suốt 6 tiếp theo. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng cẩn thận, bạn cần tạo cho mình một chế độ ăn uống khoa học, theo dõi cân nặng, chú trọng cân bằng bổ sung các chất sắt, axit folic theo khuyến nghị của bác sĩ dinh dưỡng. Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc vào dinh dưỡng từ người mẹ, sẽ theo máu nuôi dưỡng thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ. 

Ăn gì dễ thụ thai sinh con trai con gái theo ý muốn chuẩn và chính sác nhất 2020

Chính vì vậy, việc tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng, điều này tác dụng tích cực  đến sức khỏe của mẹ và thai kỳ.

Các loại dưỡng chất trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần chú trọng 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ bầu cần bổ sung thêm 300 calorie hàng ngày để cơ thể tăng thêm từ 1-2,5kg trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ. Đồng thời, việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất không chỉ  giúp cơ thể người mẹ tăng đề kháng, khỏe mạnh mà còn là tiền đề để thai nhi phát triển toàn diện,  trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần chú trọng bổ sung các dưỡng chất cần thiết sau:

  • Canxi: Theo các chuyên gia, khoảng thời gian 3 tháng đầu mẹ cần bổ sung khoảng 1000mg canxi mỗi ngày. Việc cung cấp và bổ sung canxi trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát trưởng hệ xương và răng vững chắc. Nếu như mẹ không bổ sung cho cơ thể đủ lượng canxi trong giai đoạn này, thì sẽ khiến cơ thể bị tụt canxi và thai nhi có thể bị còi xương, làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị loãng xương sau sinh. 
  • Axit folic: Trong giai đoạn này, việc bổ sung axit folic là đặc biệt quan trọng. Đây là chất ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành cột sống và phát triển não bộ thai nhi. Nếu cơ thể mẹ thiếu chất này có thể dẫn tới nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của bé rất cao.

Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu cần được bổ sung khoảng 0.4mg acid folic mỗi ngày và cần duy trì trong suốt thời gian mang thai.

  • Sắt: Thiếu máu là tình trạng thường xảy ra bên trong giai đoạn thai kỳ, vì vậy việc bổ sung sắt là vô cùng cần thiết với mẹ bầu. Cơ thể mẹ bầu thiếu sắt sẽ khiến lượng máu trong cơ thể mẹ giảm gây ảnh trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng chán ăn và mệt mỏi ở phụ nữ khi mang thai. Mẹ bầu nên bổ sung 30mg sắt mỗi ngày để tăng sức đề kháng, thai nhi phát triển tốt.
  • Protein: Việc duy trì năng lượng và bổ sung protein cho cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa một số triệu chứng thần kinh bất thường ở thai nhi. Protein có nhiệm vụ chính là thay thế, tái tạo các tế bào mới trong cơ thể, tạo ra kháng thể giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung từ 70-90g protein mỗi ngày.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Từ những nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể ở trên, dưới đây là một số thực phẩm cần cung cấp cho mẹ bầu  trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ăn gì để tránh thai sau khi quan hệ TỰ NHIÊN – AN TOÀN – HIỆU QUẢ

Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì để có thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng và cần thiết, điều này khiến bạn khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

1. Bà bầu nên ăn Súp lơ

Mang thai nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu chắc chắn không thể thiếu rau súp lơ. Đây là loại rau giàu chất sắt và axit folic, ngon miệng nên rất tốt để bổ sung trong thực đơn của mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thường xuyên đổi vị bằng các loại rau có màu xanh như: Xà lách, cải bẹ xanh,… đây đều là những loại rau phổ biến và có lợi cho sức khỏe.

2. Bà bầu nên ăn thực phẩm nhà đậu

Đậu là loại thực phẩm chứa rất nhiều hàm lượng protein, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi đồng thời đảm bảo nguồn dưỡng chất năng lượng cho cơ thể mẹ bầu. Không những thế đậu còn là thực phẩm giàu chất xơ, vì vậy có thể giúp bà bầu tránh được nguy cơ bị táo bón khi mang thai. Ngoài ra, đậu chứa nhiều folate và sắt tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

3. Bà bầu nên ăn Trái cây họ cam trong 3 tháng đầu

Cam, quýt, bưởi chứa hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, những loại hoa quả này chứa một lượng lớn vitamin C và chất xơ giúp cơ thể mẹ bầu tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt và đặc biệt cải thiện khẩu vị, thanh nhiệt cơ thể. Nên nếu như chưa biết bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu thì hãy bổ sung ngay những loại  trái cây này sẽ cải thiện cơ thể rất nhiều.

4. Bà bầu nên ăn Lạc (đậu phộng) trong 3 tháng đầu

Theo nghiên cứu, khi mang thai ăn lạc có thể làm giảm khả năng dị ứng của thai nhi sau khi chào đời. Không những nữa, lạc chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, việc ăn nhiều đậu phộng sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vì làm bà bầu có nguy cơ bị nóng trong, gây nên chứng ợ nóng.

5. Bà bầu nên ăn trứng gà trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trứng không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, mà còn là thực phẩm sở hữu lượng lớn canxi, omega-3, vitamin D đây hoàn toàn là các dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ xương, thị giác và trí não của thai nhi. Một quả trứng gà trung bình sẽ mang lại khoảng 13 loại vitamin cùng các dưỡng chất cần thiết khác. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung trứng gà trong suốt thai, song mẹ chỉ nên sử dụng 3-4 quả mỗi tuần, để đảm bảo hàm lượng cholesterol trong máu được duy trì ổn định.

6. Bà bầu nên ăn cá hồi 3 tháng đầu thai kỳ

Cá hồi chính là cái tên tiếp theo được có mặt trong danh sách 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì của mẹ bầu. Là một thực phẩm an toàn và rất giàu dinh dưỡng cho thai kỳ. Trong cá hồi  chứa nhiều vitamin D, canxi và DHA không chỉ giúp bà bầu cải thiện tâm trạng mà còn tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi trong suốt thai kỳ.

Tuy nhiên, trong cá hồi còn chứa một hàm lượng thủy ngân nhỏ. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe thai nhi ổn định, mẹ bầu chỉ nên sử dụng khoảng 300 – 350g cá hồi mỗi tuần.

7. Thịt bò thực phẩm nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Thịt bò không chỉ có tác dụng bổ máu giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu, mà còn chứa nhiều các dưỡng chất có lợi như protein, vitamin B6 – B12 giúp mẹ và thai nhi nâng cao sức đề kháng và tránh nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng. Mẹ bầu nên bổ sung thịt bò mỗi tuần, nhưng cần chú ý phải ăn thịt đã chín hẳn. Tránh thịt bò tái, sống dễ khiến mẹ bầu bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc nguy hại cho sức khỏe thai kỳ. Đồng thời, mẹ bầu cần xây dựng một chế độ ăn khoa học để tránh tình trạng dư thừa hàm lượng cholesterol trong máu.

8. Sữa và các thực phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm cần bổ sung sớm đem đến nguồn canxi dồi dào, giàu vitamin giúp cho xương, răng và cơ bắp của thai nhi phát triển tốt nhất. Đặc biệt chứa nhiều lợi khuẩn tốt giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳCác loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Những vấn đề cần lưu ý trong 3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, giai đoạn này dễ gây các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Bởi chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ của cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thì các mẹ bầu cũng cần trang bị đầy đủ các kiến thức để xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học.

Một số vấn đề cần lưu ý trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà các mẹ bầu cần tránh để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi:

  • Mẹ bầu cần loại bỏ hoàn toàn các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao có trong cá kiếm, cá mập, cá thu lớn. Khi cơ thể của phụ nữ khi mang thai tích trữ lượng thủy ngân quá nhiều có thể gây nên tổn thương não bộ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Phụ nữ khi mang thai tuyệt đối không ăn rau củ quả mọc mầm tác hại từ những độc tố ở các thực phẩm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cần nên giảm lượng muối, bởi khi bạn có thói quen ăn mặn có thể sẽ gây nguy cơ tăng cao huyết áp, sưng phù chân tay tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm như phô mai, bơ, sữa chua được tiệt trùng cũng như các thực phẩm thịt, cá, trứng chưa được nấu chín hay nấu lại. Đồng thời, hạn chế ăn các thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai hay động thai như rau sam, đu đủ xanh, rau răm…
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như bia rượu, nước có gas, trà, cà phê, không nên tiếp xúc với khói thuốc lá,…
  • Để giảm tình trạng buồn nôn và ốm nghén vào buổi sáng, mẹ bầu có thể ăn thức ăn nhẹ trên giường trước khi dậy. Bạn nên ăn vài miếng bánh quy hay kẹo có vị gừng sẽ giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả.
  • Xây dựng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, luôn giữ tinh thần lạc quan – thoải mái, không để bị stress, tránh để thai nhi gặp tác động mạnh gây động thai.
  • Trong trường hợp thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Đi khám thai theo đúng định kỳ của bác sĩ để có thể theo dõi tốt quá trình phát triển cũng như dấu hiệu bất thường của thai nhi.

Trên đây là danh sách các loại thực phẩm và những lưu ý giúp giải đáp thắc mắc bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng, tuy nhiên mỗi người sẽ có thể trạng và khả năng hấp thu các dưỡng chất khác nhau. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý trong 3 tháng đầu mang thai.

Rate this post

Viết một bình luận