Bạch linh là dược liệu nổi tiếng được dùng làm thuốc từ xa xưa với tác dụng chống suy nhược cơ thể, thải độc gan, điều trị tiêu chảy, hạ đường huyết, đau bụng rất hiệu quả. Tuy nhiên dùng bạch linh như thế nào để phát huy tốt nhất công dụng của nó. Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu về dược liệu bạch linh nhé!
Mô tả đặc điểm bạch linh
Bạch linh là gì?
Dược liệu bạch linh thuộc họ nấm lỗ, có tên khoa học là Poria cocos. Ngoài ra dược liệu còn được gọi là bạch phục linh, phục linh hoặc nấm lỗ.
Là một loại nấm thể lớn xuất hiện với hình cầu, hình thoi hoặc hình khối không đều nhau, không đồng nhất hoặc có khi là hình cầu dẹt, có trọng lượng 3 – 5kg. Tuy nhiên, có một số cây chỉ có thể nhỏ bằng nắm tay. Bạch linh mọc ký sinh xung quanh rễ cây thông. Nấm có vỏ ngoài màu nâu đến màu nâu đen, vỏ lồi lõm, có nhiều vết nhăn rõ. Phần bên trong cứng chắc, có màu trắng hoặc màu hồng nhạt.
Ở môt số loại khác, bên trong dược liệu còn có những đoạn rễ thông hay còn gọi là phục thần. Nấm có vị nhạt, dính răng khi cắn, không có mùi.
Khu vực phân bố
Hiện nay, nước ta chủ yếu nhập dược liệu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, do ở nước ta dược liệu còn khá quý hiếm nên chưa được nuôi trồng và khai thác nhiều.
Là loài cây ưa lạnh, thích hợp với những nơi có khí hậu mát mẻ ôn hòa nên được trồng nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Tam Đảo, Thanh Hóa, Hà Giang.
Những người đi rừng cho rằng chỉ có thể tìm thấy dược liệu ở những cánh rừng thông phía có ánh mặt trời. Không bị gió bấc thổi, sống nơi có đất cát mịn tơi xốp.
Thu hoạch và chế biến
Đa số phục linh được dùng làm thuốc ở dạng khô. Dược liệu sau khi thu hái về sẽ được thái mỏng rồi đem phơi. Tùy vào từng loại mà dược liệu sẽ có màu khác nhau, có loại có màu nâu nhạt hoặc màu hồng nhạt,… Toàn bộ dược liệu đều được sử dụng làm thuốc và được chia thành từng phần cụ thể:
- Phục linh bì: Là lớp vỏ bên ngoài cùng, chúng thường có màu nâu nhạt haojwc màu trắng và có một mặt màu nâu đen.
- Phục linh khối: Là phần còn lại của dược liệu sau khi đã tách vỏ ngoài. Chúng thường có màu trắng, màu nâu nhạt hoặc màu hồng nhạt
- Xích phục linh: Là phần lớp thứ hai sau lớp ngoài có màu đỏ hoặc màu nâu nhạt
- Bạch phục linh: Phần bên trong của dược liệu có màu trắng
- Phục thần: là phần nấm bên trong ôm lấy đoạn rễ cây
Dược liệu được thu hoạch vào tháng 7 – 9 hàng năm. Thời điểm này là lúc nấm đạt mức độ dinh dưỡng cao nhất trong năm. Dược liệu phải được điều chế đúng cách mới có thể giữ được tối đa dưỡng chất. Do đó, cần thực hiện bào chế theo các cách sau:
- Dược liệu sau khi thu hái về được rửa sạch loại bỏ đất cát. Sau đó chất thành đống đợi khô phần nước và bề mặt bên ngoài nhăn lại. Tiếp tục phơi gió đến khi khô hẳn hoặc cắt thành từng miếng để dược liệu khô nhanh hơn. Cách này giúp bảo quản dược liệu tốt nhất.
- Hoặc lấy dược liệu vừa mới đào đem lên ngâm nước 1 ngày. Sau đó rửa lại cho thật sạch và gọt hết phần vỏ bên ngoài. Tiếp đó cho nấm vào hấp, cắt thành từng lát mỏng khoảng 2 – 3cm. Rồi tiếp tục đem phơi nắng hoặc sấy khô.
Dược liệu nên được bảo quản trong túi kín hoặc lọ thủy tinh kín. Để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vì tia tử ngoại có thể làm thay đổi thành phần bên rong dược liệu. Đây là cách bảo quản dược liệu lâu nhất và tốt nhất.
Thành phần hóa học
Trong thành phần của bạch linh có chứa các thành phần khoáng chất, các hợp chất triterpenoid, histamine, adenine, mỡ, protein, beta-pachyman, steroid, muối kali,….
Tác dụng dược lý
Trong Đông y
Dược liệu có vị nhọt, tính bình nên được quy vào 4 kinh là tâm, phế, tỳ, thận. Do có tác dụng trừ thấp, kiện tỳ, lợi thủy, hòa vị rất tốt nên được dùng để điều trị mất ngủ, yếu tim, phù nề, tiểu tiện khó khăn, tỳ khí hư nhược,… Trong đó, mỗi thành phần của dược liệu có tác dụng chữa bệnh khác nhau:
- Phục linh có tác dụng chữa phù thũng và giúp lợi tiểu
- Xích phục linh có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm bàng quang, chướng bụng, tiểu rát, nước tiểu vàng,…
- Phục thần có tác dụng điều trị mất ngủ, hồi hộp, lo âu, yếu tiêu.
Trong y học hiện đại
- Tác dụng chống viêm: từ chiết xuất của dược liệu có thể thấy dược liệu có tác dụng đối với bệnh vải nến, viêm da tiếp xúc và viêm phù tai cấp tính.
- Tác dụng đối với tiêu hóa
- Tác dụng chống căng thẳng: Trong thí nghiệm cho thấy dược liệu có tác dụng làm giảm căng thẳng trên invitro.
- Điều hòa miễn dịch: Chiết xuất từ dược liệu có tác dụng làm thay đổi hoạt động của chức năng miễn dịch thông qua việc điều hòa các phân tử thông tin như cytokine
- Hạ đường huyết: Dược liệu có tác dụng làm giảm đường huyết trong mô hình động vật mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc noninulin. Hoạt động như một chất nhạy cảm với insulin và đã được chứng minh trong thử nghiệm dung nạp lactose. Nó được tạo ra để kích hoạt PPAR-y trong ống nghiệm, chuyển đổi mỡ, tăng giảm đường huyết ở động vật mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc vào nonisulin. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho thấy, dược liệu còn có tác dụng chống nôn, chống lại bệnh Alzheimers, chống viêm cầu thận. Đồng thời cung cấp một chất có lợi cho sức khỏe và làm giảm cholesterol trong máu và huyết áp.
Công dụng và liều dùng
Bạch linh có tác dụng gì?
- Chữa mất ngủ, khó ngủ
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Kích thích hệ tiêu hóa, lợi tiểu
- Phù thũng ở phụ nữ có thai
- Điều trị cơ thể gầy yếu, suy nhược cơ thể
- Điều trị viêm đại tràng
- Chữa hôi nách
- Điều trị nôn mửa
- Bồi bổ thể trạng, tăng cường sức khỏe
- Tay chân đau nhức
- Viêm teo dây thần kinh
- Điều trị tiêu chảy, vàng da
- Có công dụng làm đẹp da
- Điều trị mỡ máu cao
- Phù nề ở người cao tuổi
- Điều trị tức ngực do hen suyễn, tràn dịch màng phổi,…
Những bài thuốc chữa bệnh từ bạch linh
Kích thích tiêu hóa, biếng ăn ở trẻ, cơ thể gầy yếu
Chuẩn bị bạch linh, liên nhục, củ mài, kiếm thực mỗi dược liệu 40g; Gạo nếp và gạo tẻ mỗi thứ 300g; 100g mật ong và 280g đường trắng. Đem tất cả các nguyên liệu trên tán nhuyễn thành bột mịn, trừ đường và mật ong. Dược liệu sau khi tán thành bột cho mật và đường vào trộn đều. Đem hấp chín rồi cắt thành từng miếng vuông, cho trẻ ăn vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy.
Giúp an thần, ngủ ngon giấc
Lấy 125g phục thần, 24g nhân sâm và 16g trầm hương. Đem tất cả tán thành bột rồi vo thành viên, lần dùng 4g, ngày uống 2 lần
Điều trị tiêu chảy
Chuẩn bị bạch linh sâm, đảng sâm, bạch truật mỗi dược liệu 10g; Bán hạ, trần bì, nước gừng mỗi thứ 5g; Mộc hương và sa nhân mỗi thứ 4g và 3g chích cam thảo. Đem tất cả dược liệu tán thành bột rồi trộn với nước gừng vo thanh viên cỡ hạt đậu xanh. Ngày uống 4 – 8g tùy thuộc vào từng độ tuổi.
Hoặc ta lấy bạch linh, đảng sâm, hạt sen, củ mài, đậu ván trắng, ý dĩ mỗi thứ 80g; Trần bì, sa nhân, cát cánh, chích cam thảo mỗi thứ 40g và hồ làm từ gạo tẻ. Đem đậu ván trắng sao lên rồi trộn chung với các nguyên liệu còn lại tán nhuyễn thành bột. Tiếp đó cho hồ vào rồi vo viên, lần uống 4 – 8g, ngày uống 3 lần.
Điều trị di hoạt, di niệu ở nam giới
Lấy 60g bạch linh và 30g sa nhân tán thành bột mịn đem ướp với 100 – 150g thịt dê rồi đem nướng. Dùng ăn khai vị hoặc có thể uống cùng với một ít rượu.
Điều trị tỳ hư thấp trệ
Lấy bạch linh bì, đại phúc bì, trần quất bì, tang bạch bì, sinh khương bì với liều lượng mỗi dược liệu bằng nhau. Đem tất cả tán thành bột, mỗi lần uống 8 – 12g, uống với nước sôi để nguội.
Lưu ý khi sử dụng bạch linh
Bạch linh hoàn toàn lành tính và rất bổ dưỡng, cách chế biến các món ăn cũng như chế biến thành thuốc cũng vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe:
- Đối với người bị sa dạ dày, trực tràng hoặc người gặp chứng mắc tiểu quá nhiều, thoát vị, nam giới bị di tinh do hư hàn nên hạn chế dùng bạch linh. Tuy nhiên vẫn được khuyến nghị nên dùng với lượng rất nhỏ.
- Đối với phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Những người có biểu hiện bệnh nặng nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được điều trị đúng bệnh
- Khi dùng bạch linh và các loại dược liệu khác nên tránh dùng giấm.
- Nên tìm mua bạch linh ở những nơi uy tín, tránh mua hàng giả hoặc hàng không được sơ chế, bảo quản đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
4.3
/
5
(
3
bình chọn
)