Bài 4: NHẬP KHÍ CÔNG – ĐAN ĐIỀN CÔNG –

Nhập khí công là đưa cơ thể vào trạng thái khí luyện, hay là trạng thái có lợi cho sự luyện khí. Trạng thái nhập khí có các ý nghĩa chính như sau:

• Đưa cơ thể dần dần quen thuộc với trạng thái khí luyện.
• Kích thích thần kinh cảm giác, để cảm nhận tốt hơn, bước đầu nâng cao năng lực tinh thần.
• Tăng cường khả năng tiếp nhận ngoại khí (vô hạn bên ngoài) để hỗ trợ cho nội khí (hữu hạn) bên trong cơ thể.
• Kích thích củng cố và nâng cao chất lượng lớp hào quang bảo vệ xung quanh cơ thể.

1. Kỹ thuật vận khí

Kỹ thuật vận khí có 5 yếu tố (3 chính 2 phụ) sau :
2.1. Hô hấp khí công : Hô hấp đồng bộ với hoạt động của khí; hít vào – thu khí, nén – kích hoạt, thở ra – quán dẫn, ngưng thở – xả khí ra ngoài / phát khí vào bộ vị nào đó..
2.2. Quán khí: Dùng ý dẫn khí.
2.3. Mật lệnh: Còn gọi là khẩu quyết, là âm thanh dẫn luyện (khi mới tập) hoặc âm thanh đọc thầm trong đầu (đã chủ động); chính là mã khóa tâm thức – là việc “chương trình hóa” một quá trình, được lặp đi lặp lại để trở thành phản xạ tự nhiên. Tạo cho người luyện khí tăng cường khả năng tập trung, và bước đầu phát triển khả năng tự chủ, làm cơ sở cho việc nâng cao cấp độ năng lực tinh thần.

Lưu ý : Cả ba kỹ thuật trên đều phải đồng thời thực hiện. Nhưng khi mới tập luyện lấy hô hấp làm chính, khi đã quen lấy quán tưởng làm chính, khi thành thục lấy khẩu quyết (mật lệnh) làm chính.

2.4. Vận cơ: Đôi khi được dùng đồng bộ với hơi thở (khi cảm nhận khí cảm không rõ ràng) như sau :
– Khi hít vào, có cảm giác căng dần lên.
– Khi nén lại, giữ nguyên trạng thái cơ hoành.
– Khi thở ra, có cảm giác giãn dần ra.
– Khi ngưng thở, thư giãn cơ thể hoàn toàn.

2.5. Đếm số: Nhẩm đếm để kiểm soát thời gian và chu kỳ.

Lưu ý: Khi đã quen thuộc với việc vận khí thì 2 kỹ thuật thứ 4 và thứ 5 có thể bỏ qua

2. Luyện Nhập khí công

Theo ba bước như sau:
3.1. Khai mở : Tập trung tư tưởng, điều hòa hô hấp; hơi thở sâu, đều, chậm, thư giãn cơ thể.
Tập trung lên Bách hội (đỉnh đầu – Xác định chính xác vị trí Bách hội), đọc khẩu quyết “Ngưng thở tức thời” (*), đến khi thấy cảm giác động khí tại đỉnh đầu đọc tiếp “Bách hội khai mở” (vài lần), khi có động khí rõ ràng ở Bách hội thì điều hòa hô hấp, thư giãn cơ thể.

3.2. Nhập khí : Tập trung tư tưởng, điều hòa hô hấp; hơi thở sâu, đều, chậm, thư giãn cơ thể.
Tập trung lên Bách hội (đỉnh đầu), đọc khẩu quyết “Ngưng thở tức thời”, đến khi thấy động khí tại đỉnh đầu tiếp tục đọc khẩu quyết “Bách hội nhập khí” vài lần cho cảm giác động khí ở đỉnh đầu rõ hơn, cần cố gắng một chút; (có thể sẽ cảm nhận được từ một vài hoặc tất cả trong 4 cảm giác khí cảm; nhiệt độ, áp suất, nhu động, lan truyền).

3.3. Vận dụng các phác đồ Quán Khí công có quán hành, quán tụ để luyện nhập khí

Ví dụ : Tập trung tại Bách hội, quán khí từ trên cao dồn xuống đỉnh đầu, dồn xuống cơ thể, ra chân ra tay, xuống tận bụng dưới; thầm đọc khẩu quyết “Toàn thân nhập khí” vài lần cho cảm nhận rõ ràng. Quán dồn khí từ bụng dưới lên thông xả mạnh ra khỏi Bách hội đỉnh đầu.

Lặp lại từ bước Khai mở vài lần, cho đến khi thấy cảm giác tê tê hoặc nong nóng lan truyền từ trên xuống toàn thân thật rõ ràng.

Lưu ý:
– Hô hấp phải cố gắng một chút mới có hiệu quả, nhưng không được quá sức để tránh gây biến loạn hô hấp và nhịp tim, thậm chí rối loạn tư tưởng.
– Khả năng cố gắng được 10 phần chỉ nên cố đến 7-8 phần. Những ngày/kỳ sau phải cố gắng hơn ngày trước một chút.

(*) Mật lệnh này chỉ thực hiện ở giai đoạn mới tập ban đầu, khi Bách hội chưa khai mở để sẵn sàng nhập khí. “Ngưng thở tức thời” là nín thở ngay lập tức

II – ĐAN ĐIỀN CÔNG – SINH KHÍ CÔNG

1. Đan Điền công là gì ?

Đan điền công (còn gọi là Sinh khí công) là công pháp luyện để kích hoạt quá trình sinh khí trong cơ thể được mạnh hơn, tốt hơn.
Theo hình thức thì gọi là Đan Điền công, theo công năng thì gọi là Sinh khí công; đều là một công pháp cả.

Chân khí, Hỗn nguyên khí hay Nội khí trong cơ thể được phát sinh tại bộ vị giữa bụng dưới, Đạo gia gọi đó là Đan điền : Chân khí sinh ra tại Đan Điền và vận hành trong mạch Nhâm (đường chính giữa ngực bụng, đi xuống) và mạch Đốc (đường chính giữa sau cột sống, đi lên). Chính vì vậy, mục đích của bài này là:
• Kích phát Đan điền khí.
• Đả thông Nhâm – Đốc nhị mạch.

2. Quá trình khí vận cơ bản

Thứ tự vận khí cơ bản cho mọi công pháp Khí công là:
• Nhập: Là đưa cơ thể vào trạng thái nhập ngoại khí.
• Khai: Là kích hoạt các vị trí thu – xả khí trên cơ thể (đại huyệt).
• Thu: Là thu ngoại khí vào cơ thể.
• Tụ: Là tụ lại, chuyển hóa ngoại khí thành nội khí.
• Hành: Là vận hành nội khí trong cơ thể.
• Xả/Phát: Là xả trược khí, dư khí, hư khí, bệnh tật trong cơ thể ra ngoài. Hoặc phát khí tác động vào đối tác.

3. Luyện Đan Điền công

Đan Điền công được luyện theo các bước như sau (theo vòng vận khí Ngoại gia quyền) :

3.1. Khởi động: Thở 4 thì, rồi nhập khí công một lúc cho cảm nhận “động khí” rõ ràng.
3.2. Tập trung Bách hội, thầm đọc mật lệnh “Bách hội thu khí” vài lần cho có cảm giác “động khí” rõ ràng.
3.3. Từ từ hít vào, quán dẫn khí theo mạch Nhâm xuống Đan điền.
3.4. Tập trung Đan điền, nén hơi, thầm đọc mật lệnh “Đan điền sinh khí” vài lần, cố một chút cho có cảm giác “động khí” rõ hơn.
3.5. Từ từ thở ra, quán dẫn khí theo mạch Đốc đi lên Bách hội.
3.6.Tập trung Bách hội, ngưng thở, thầm đọc mật lệnh “Bách hội xả khí” vài lần, cố một chút cho có cảm giác thông xả tốt.

Lặp lại từ bước 3.2 vài lần cho có cảm giác “động khí” ở Đan điền và cơ thể ấm nóng rõ ràng, đồng thời cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái.

Rate this post

Viết một bình luận