Tìm cách để trở thành người giảng viên tập trung vào học viên. Chủ Tịch Dallin H. Oaks nhận xét: “Một giảng viên phúc âm, giống như Đấng Thầy mà chúng ta phục vụ, sẽ hoàn toàn tập trung vào những người đang được giảng dạy” (“Gospel Teaching,” Ensign, tháng Mười Một năm 1999, trang 79). Khi anh chị em tìm cách để trở thành một giảng viên tập trung vào học viên, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây: Tôi có thể làm gì để hiểu rõ hơn lai lịch, kinh nghiệm, thử thách, và nhu cầu của học viên? Làm thế nào tôi có thể giúp họ phát triển dựa trên những điều họ đã biết? Làm thế nào tôi có thể giúp họ trở thành những học viên tích cực và đóng góp vào việc học hỏi của những người khác? Tôi có thể làm điều gì để mời họ đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn?
Các em có thể làm gì để tập trung nhiều hơn vào Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của mình để các em có thể cảm nhận được nhiều niềm vui hơn? (Cho học viên thời gian để suy ngẫm và ghi lại những ấn tượng của họ.)
Khi [chúng ta] tập trung … vào Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, thì chúng ta có thể cảm thấy niềm vui bất kể điều gì đang xảy ra—hoặc không xảy ra—trong cuộc sống của mình. Niềm vui đến từ Ngài và vì Ngài. … Chúa Giê Su Ky Tô là niềm vui! ( “ Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 82)
Anh chị em thân mến, niềm vui mà chúng ta cảm thấy không tùy thuộc vào hoàn cảnh sống của chúng ta mà mọi điều đều tùy thuộc vào điểm tập trung của cuộc sống chúng ta.
Trong những phương diện nào các phước lành của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi “hấp dẫn hơn tất cả mọi thứ”? ( 1 Nê Phi 8:12 ; 11:22 ).
Những câu này dạy chúng ta điều gì về việc có được niềm vui? (Học viên có thể nhận ra một lẽ thật tương tự với lẽ thật sau đây: Việc đến cùng Đấng Ky Tô và dự phần vào các phước lành của Sự Chuộc Tội của Ngài mang đến cho chúng ta niềm vui. )
Phần mô tả của Lê Hi về cái cây và trái của cây dạy chúng ta điều gì về tình yêu thương của Thượng Đế và Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi?
Cái cây và trái của cây tượng trưng cho điều gì? (Xin xem phần 1 của tài liệu chuẩn bị .)
Dựa trên sự hiểu biết của học viên về giấc mơ của Lê Hi, anh chị em có thể hỏi một vài câu hỏi trong số những câu hỏi sau đây:
Mời học viên xem lại 1 Nê Phi 8:10–12 và 1 Nê Phi 11:21–22 , được đề cập đến trong tài liệu chuẩn bị, tìm kiếm cách mà Lê Hi và Nê Phi mô tả cái cây và trái của cây.
Cho xem hình ảnh đi kèm về khải tượng của Lê Hi về cây sự sống, và mời học viên chia sẻ tóm tắt những gì họ biết về khải tượng này. Anh chị em có thể yêu cầu một học viên tóm tắt ngắn gọn câu chuyện về giấc mơ của Lê Hi.
Lê Hi và Nê Phi học biết rằng lời của Thượng Đế sẽ dẫn đến Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài.
Chia lớp học ra thành các nhóm nhỏ, và cho mỗi học viên một tờ giấy phát tay sau đây.
Những Trở Ngại để Nhận Được Trái của Cây Sự Sống
Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên—Bài Học 3
Cùng cả nhóm đọc đoạn sau đây: Trong khải tượng của Lê Hi về cây sự sống, dòng sông dơ bẩn, “đám sương mù tối đen” (1 Nê Phi 12:17), và “tòa nhà rộng lớn vĩ đại” (1 Nê Phi 8:26) làm cho mọi người khó để đến được hoặc tiếp tục ở chỗ cái cây và ăn trái cây ấy hơn. Trong tài liệu chuẩn bị cho lớp học, anh chị em có thể nhận ra một số ví dụ thời hiện đại về những mối nguy hiểm hoặc những điều xao lãng này mà khiến cho mọi người xa lánh Đấng Cứu Rỗi. Cùng với mọi người trong nhóm của anh chị em, hãy thảo luận các cách thức mà những người thành niên trẻ tuổi ngày nay gặp phải những trường hợp sau đây:
Sự dơ bẩn hoặc tội lỗi (dòng sông dơ bẩn: 1 Nê Phi 8:13; 12:16; 15:27)
Những điều giả dối và cám dỗ (“đám sương mù tối đen”: 1 Nê Phi 8:23; 12:17)
Sự kiêu ngạo và chế giễu của thế gian (“tòa nhà rộng lớn vĩ đại”: 1 Nê Phi 8:25–28; 12:18)
Thảo Luận: Trong những phương diện nào mà các ví dụ anh chị em thảo luận có thể ngăn cản một người thành niên trẻ tuổi đến cùng Đấng Ky Tô và vui hưởng các phước lành của Sự Chuộc Tội của Ngài? Anh chị em đã cố gắng vượt qua những trở ngại này trong cuộc sống riêng của mình như thế nào?
© 2021 by Intellectual Reserve, Inc. All rights reserved.
Những Trở Ngại để Nhận Được Trái của Cây Sự Sống
Hình
Sau khi đã cho học viên đủ thời gian, hãy mời một vài học viên chia sẻ với cả lớp những gì họ đã thảo luận trong nhóm của họ.
Mời học viên ôn lại những điều họ học được về bốn nhóm người mà Lê Hi trông thấy trong khải tượng của ông (xin xem phần 3 của tài liệu chuẩn bị). Viết lên trên bảng những tiêu đề sau đây: Nhóm 1 (1 Nê Phi 8:21–23), Nhóm 2 (1 Nê Phi 8:24–28), Nhóm 3 (1 Nê Phi 8:30, 33), Nhóm 4 (1 Nê Phi 8:31–32).
-
Vai trò của thanh sắt, hoặc lời của Thượng Đế đối với mỗi nhóm người là gì? (Ghi xuống những câu trả lời của học viên dưới tiêu đề thích hợp.)
-
Điều gì là đáng chú ý về câu “không lưu ý đến họ” trong 1 Nê Phi 8:33? Nó có thể giống như điều gì trong thời kỳ của chúng ta?
-
Có hy vọng gì cho những người buông tay ra khỏi thanh sắt và đi lạc khỏi con đường? (Anh chị em có thể muốn yêu cầu học viên xem lại lời phát biểu của Chị Ann M. Dibb trong tài liệu chuẩn bị.)
Giải thích rằng như Nê Phi đã cầu nguyện để hiểu được giấc mơ của cha ông, ông đã được cho thấy một khải tượng và học được ý nghĩa của giấc mơ đó. Sau đó ông đã dạy các anh em của mình về việc thanh sắt tượng trưng cho điều gì. Mời một học viên đọc to 1 Nê Phi 15:23–24. Rồi hỏi:
-
Các em học được điều gì từ lời giải thích và lời mời của Nê Phi dành cho các anh em của ông? (Trong số các lẽ thật khác, học viên có thể nhận ra một nguyên tắc tương tự với nguyên tắc sau đây: Việc giữ vững lời của Thượng Đế sẽ cho phép chúng ta chống lại được những cám dỗ của Sa Tan mà dẫn dắt chúng ta xa rời Chúa Giê Su Ky Tô.)
-
Anh chị em nghĩ việc “luôn luôn giữ [vững]” lời của Thượng Đế có nghĩa là gì? (1 Nê Phi 8:30).
Trưng ra lời phát biểu sau đây của Anh Cả Kevin W. Pearson thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi.
Hình
Trừ khi chúng ta “luôn luôn giữ chặt” [1 Nê Phi 8:30] và sống theo lời của Thượng Đế, chúng ta sẽ trở nên mù quáng về phần thuộc linh thay vì có tinh thần hướng về tâm linh. Hãy tra cứu Sách Mặc Môn và những lời của các vị tiên tri mỗi ngày! Đó là chìa khóa để phần thuộc linh được tồn tại và tránh bị lừa dối. Nếu không có nó, chúng ta sẽ bị thất lạc về phần thuộc linh. ( “Ở Cạnh Bên Cây Ấy,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 115)
Yêu cầu học viên chia sẻ làm thế nào mà việc giữ vững lời của Thượng Đế đã giúp họ sống sót về phần thuộc linh hoặc tránh bị lừa dối. Cũng hãy mời họ chia sẻ làm thế nào mà lời của Thượng Đế đã giúp họ đến gần với Chúa Giê Su Ky Tô và quyền năng chuộc tội của Ngài hơn.
Để giúp học viên làm theo những điều họ học được và cảm nhận được, anh chị em có thể trưng bày các câu hỏi sau đây và mời học viên suy ngẫm và ghi lại câu trả lời của họ.
-
Tôi có thể làm gì để “giữ vững” lời của Thượng Đế hơn?
-
Ai có thể được ban phước nhờ nghe được chứng ngôn của tôi về tầm quan trọng của việc giữ vững lời của Thượng Đế?
Hãy cân nhắc mời một vài học viên chia sẻ điều họ đã viết ra.