” Một phần do thiếu hiểu biết. Rối loạn nhân cách ranh giới được nói đến không thường xuyên, vì vậy chúng có thể gây nhầm lẫn khiến nhiều người mắc bệnh rối loạn nhân cách ranh giới không bao giờ nhận ra họ mắc bệnh này” – Ryan Hopper, PhD
Rối loạn nhân cách ranh giới, (Borderline personality disorder- BPD), là một bệnh rối loạn nhân cách ít được biết đến nhưng lại có đến 6% người trưởng thành mắc phải. Tuy nhiên bệnh này rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị, chúng có thể phá hủy mối quan hệ, sự nghiệp, sức khỏe, tâm thần hay thậm chí cả sinh mạng người đó.
Những người mắc BPD thường có cảm giác như họ đang đứng trên ranh giới của mọi thứ, có cảm giác không an toàn, không cân bằng ở nhiều lĩnh vực: mối quan hệ, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, và trong cả danh tính của họ. Vì những mong muốn, mục đích, sở thích, mục tiêu… đều thay đổi nhanh chóng đến mức họ không biết mình là ai nữa.
Những bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới là người rất nhạy cảm. Họ phản ứng rất mãnh liệt bởi các kích thích nhỏ và khó bình tĩnh lại sau đó. Vì vậy họ luôn ở trong tình trạng thái hỗn loạn, có trạng thái cảm xúc mãnh liệt và những hành vi bốc đồng. Khi đó, họ không thể suy nghĩ thông suốt hay đứng vững và có thể nói những lời gây tổn hại đến mối quan hệ hoặc có những hành động liều lĩnh mà họ sẽ thấy hối hận, xấu hổ về sau.
Vì lẽ đó, họ có hành vi tự gây thương tích cao như tự cắt mình, nghiệm trọng hơn là nỗ lực tự tử dẫn đến tự tử. Nguy cơ tự tử của những người BPD lớn nhất trong những năm tuổi trẻ và có xu hướng giảm dần theo tuổi. Tuy nhiên BPD là có thể chữa trị được, nếu bạn nhận ra, và chuẩn đoán đúng nó.
Vậy, những triệu chứng của BPD là gì?
Các triệu chứng của BPD bắt nguồn từ những độ tuổi thiếu niên đến thanh niên, và chủ yếu ở phụ nữ có thể nhận diện ở hình thức như sau:
1/ Thường sợ hãi bị người thân yêu bỏ rơi, và trống rỗng
(Nguồn: freepik.com)
Điều này khiến những người mắc BPD cố gắng mãnh liệt để ngăn cản chuyện này xảy đến dù nó có thực hay do chính họ tưởng tượng. Họ có thể đe dọa tự tử (hoặc các hành vi tự gây thương tích, hủy hoại khác) hoặc cắt đứt mối quan hệ nếu cảm thấy có nguy cơ bị bỏ rơi. Khi người thân yêu của họ vắng mặt, họ sẽ dễ bị rơi vào trạng thái trống rỗng. Điều này cũng đi cùng với việc đánh mất giá trị bản thân.
Nỗi sợ hãi khi bị bỏ rơi này cũng xuất phát từ nỗi sợ rất lớn của người BPD khi ở một mình. Họ sẽ trở nên rất hoảng loạn, giận giữ khi phát hiện ra mình bị bỏ lại. Quá sợ ở một mình sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng làm hỏng mối quan hệ.
2/Thay đổi tâm trạng rất nhanh chóng và thường xuyên giữa các cảm xúc nỗi buồn cùng cực, lo lắng, giận dữ
(nguồn: pixabay.com)
Những cảm xúc cực đoan thay đổi nhanh chóng trong từ vài phút đến vài giờ là chuyện thường gặp ở những người BPD. Họ luôn có những cảm xúc và tâm trạng không ổn định. Chỉ cần người khác khởi những tác động rất nhỏ cũng khiến họ phừng phừng cảm xúc. Cảm xúc nhạy cảm và mãnh liệt rất nhanh nổi lên nhưng cũng rất nhanh biến mất, không giống với những bệnh lý khác có thể tồn tại trong từ vài tuần, tháng hay năm.
3/ Tính bốc đồng, hiếu động, và dễ gây hại
(Nguồn: pexels.com)
Người mắc BPD, có xu hướng tham dự vào các hành vi có tính gây hại, tìm kiếm cảm giác, đặc biệt khi họđang trong tâm trạng buồn bã. Các triệu chứng phá hoại khác của BPD là tiêu tiền một cách quá mức, quan hệ tình dục không an toàn, ăn vạ, đánh bạc hoặc lái xe mạo hiểm. Điều này sẽ làm tổn thương họvà những người xung quanh trong thời gian dài về sau.
4/ Thường lên cơn tức giận không thích hợp
(Nguồn: pexels.com)
Người BDP thường có sự tức giận dữ dội và tính nóng nảy. Ở các tình huống không thể kiểm soát, không đáng kể cũng có thể khiến người BPD giận dữ một cách thái quá.
Nếu người quan trọng của người BPD có việc bận cần vắng mặt trong một thời gian ngắn, họ có thể nổi cơn tức giận và thù địch, có thể giải tỏa qua bạo lực thể chất để thoát khỏi cảm giác bị từ chối, cô lập và trống rỗng.
5/ Hay hoang tưởng do đến căng thẳng và mất kết nối với hiện tại
(Nguồn: pexels.com)
Những người mắc bệnh BPD thường phải vật lộn với hoang tưởng hoặc những suy nghĩ đáng ngờ về động cơ của người khác. Khi bị căng thẳng, họ thậm chí có thể mất kết nối với hiện tại.
6/ Hay đe dọa tự sát hoặc tự gây thương tích
(Nguồn: pexels.com)
người mắc bệnh BPD thường gặp vấn đề với hình ảnh cơ thể và lòng tự trọng cũng như những khó khăn đặc trưng đối với các trạng thái cảm xúc. Từ đó, không lạ gì khi họ cố gắng muốn tổn thương mình theo một cách nào đó. Các hành vi phá hoại có thể bao gồm gây ra tổn hại về thể chất, chẳng hạn như tự cắt mình. Họ có thể có những ý nghĩ hoặc hành động về việc tự tử và những đòi hỏi chăm sóc y tế ngay tức thì.
7/ Có những mối quan hệ không ổn định và tạm thời
(Nguồn: istock.com)
Người BPD có thể có những nhìn nhận hay đổi 180 độ về đối tượng trong mối quan hệ của mình và có tình cảm rất rõ ràng, hoàn toàn tốt hoặc xấu. Có thể lúc này họ cảm thấy yêu người đó và có nhiều cảm nhận tốt, nhưng hôm sau họ lại thấy ghét vô cùng. Thêm yếu tố người BPD sợ bị bỏ rơi, nên những mối quan hệ của người này thường chỉ là tạm thời và dễ đổ vỡ.
8/ Suy giảm hoặc không ổn định về bản thân và bản sắc
(Nguồn: freepik.com)
Với người mắc BPD, ý thức về bản thân của họ thường không ổn định. Đôi khi họ có thể cảm thấy tốt về bản thân, nhưng những lần khác họ ghét chính mình, hoặc thậm chí xem bản thân là xấu xa. Có lẽ họ không có ý tưởng rõ ràng về việc họ là ai hoặc họ muốn gì trong cuộc sống. Do đó, họ có thể thường xuyên thay đổi công việc, bạn bè, người yêu, tôn giáo, giá trị, mục tiêu hoặc thậm chí cả bản sắc tình dục.
Về nguồn gốc,Hầu hết các chuyên gia sức khỏe tâm thần tin rằng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là do sự kết hợp của các yếu tố sinh học di truyền bên trong và các yếu tố môi trường bên ngoài, chẳng hạn như những sang chấn tâm lý thời thơ ấu.
Rối loạn nhân cách ranh giới hiếm khi được chẩn đoán bởi chính nó. Các rối loạn phổ biến đồng thời xảy ra bao gồm như trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực, lạm dụng chất, rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu. Tuy nhiên, Khi BPD được điều trị thành công, các rối loạn khác cũng thường được cải thiện. Nhưng điều ngược lại cũng luôn luôn đúng. Ví dụ như bạn có thể điều trị thành công các triệu chứng trầm cảm và vẫn phải vật lộn với rối loạn nhân cách ranh giới.
Tổng kết
Dù đã có triệu chứng rõ ràng nhưng vẫn còn khó để phán đoán xem bạn có phải là người mắc BPD hay không. Nhưng tin đáng mừng rằng bệnh rối loạn nhân cách ranh giới hoàn toàn có thể được điều trị khỏi qua hình thức về liệu pháp tâm lý lẫn và thuốc men bởi bác sĩ chuyên môn phù hợp. Tuy rằng liệu trình không dễ và có thể tốn đến 1 năm để trị liệu về tinh thần và thuốc men. Nếu không may mắc phải bệnh BPD thì bạn có thể hi vọng có thể chữa trị khỏi để có thể quay trở lại cuộc sống nhiều năng suất của mình 🙂
Nguồn:
www.everydayhealth.com/bpd/complications/
www.psychologytoday.com/us/conditions/borderline-personality-disorder
www.everydayhealth.com/emotional-health-pictures/could-it-be-borderline-personality-disorder.aspx#01
www.helpguide.org/articles/mental-disorders/borderline-personality-disorder.htm