Bạn có biết Yên Bái có đặc sản gì không?

Yên Bái là một tỉnh ᴠùng núi tiếp giáp Tâу Bắᴄ ᴠà Đông Bắᴄ nướᴄ ta. Vậy Yên Bái có đặc sản gì? Đây cũng là nơi để khám phá những món đặc sản nổi danh của các dân tộc Thái, Tày… Nhắᴄ tới Yên Bái người ta lại không khỏi хao хuуến khi nhớ ᴠề những thửa ruộng bậᴄ thang Mù Cang Chải đẹp như tranh, cánh đồng Mường Lò trải dài tít tắp tận chân núi, đèo Lũng Lô quanh co khúc khuỷu, bản Mù quanh năm sương giăng kín lối,…Ngoài ra nơi đây còn thu hút bởi những món ngon đặc sản vô cùng hấp dẫn.

Yên Bái có đặc sản gì?

Gạo nếp Tú Lệ

“Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò” là câu ca dao của dân tộc Thái ấy từ lâu không chỉ được truyền tụng khắp vùng Tây Bắc mà hương vị độc đáo của giống gạo nếp quý ấy còn bay xa khắp mọi vùng đất nước. Nếp thơm Tú Lệ hạt to và tròn như những con nhộng, trăm hạt đều như nhau có mùi thơm rất lạ. Mỗi khi nhà nào đồ xôi đổ cơm ra chiếc mẹt để quạt cho bớt hơi nước trước khi cho vào cóm khẩu (giỏ đựng cơm) thì cả bản đều biết. Chính vì vậy khi nhắc đến Yên Bái có đặc sản gì thì người ta sẽ nghĩ ngay đến gạo nếp Tú Lệ. Trước khi mùa gặt đến họ chọn những bông lúa to hạt mẩy để làm khẩu mậu (cốm), đồ lên làm khẩu hang (thóc đồ), họ mổ gà vịt làm lễ cúng cơm mới để tạ ơn trời đất đã cho người dân Tú Lệ giống lúa thơm ngon nổi tiếng và cầu cho mùa vụ tươi tốt. Đến ngày Tết nhà nào cũng làm vài hũ rượu cần để mời bà con xóm bản. Rượu cần làm bằng nếp Tú Lệ thì không thứ rượu nào sánh nổi, uống mà không biết say nhưng một khi đã say lại tưởng như đang lạc vào chốn thần tiên vậy.

Yen-bai-co-dac-san-gi-1

Táo mèo Mù Cang Chải

Vùng núi miền Tây Yên Bái không chỉ nổi tiếng với những ruộng bậc thang đã được xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia, với những trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, những điệu xòe của cô gái Thái, những điệu khèn của các chàng trai Mông, mà nơi đây còn nổi tiếng với một loại quả rừng vừa mang hương vị đậm đà vừa là vị thuốc quý cho sức khỏe đó chính là Sơn tra (tên gọi khác là quả Táo mèo).Thời điểm tháng 9 – tháng 10 là tháng quả sơn tra chín rộ. Những quả sơn tra ngon là những quả nhỏ, có màu hồng trắng hoặc vàng trong, hơi dẹt, khi gọt không có cảm giác bị sít tay, khi ăn táo có vị ngọt, hơi chua, giòn và chan chát (vì vậy có nơi còn gọi là quả chua chát) với mùi thơm hấp dẫn.

Yen-bai-co-dac-san-gi-2

Chè Shan tuyết Suối Giàng

Yen-bai-co-dac-san-gi-3

Giống chè Shan tuyết càng già thì thân càng trắng mốc, tạo hình uốn lượn xù xì, lá càng xanh ngắt một vẻ đẹp tự nhiên là điều rất thích thú cho những ai yêu thích tự nhiên. Chè Shan tuyết Suối Giàng xưa nay được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với tất cả sản phẩm từ các vùng chè trên cả nước. Các gốc chè ở đây có thâm niên hơn 300 tuổi, thân to, có cây đường kính lên đến hàng mét, búp và lá chè to khác hẳn với các loại chè khác. Búp có màu trắng xám, nhìn giống như có một lớp phấn hoặc lông như bông tuyết nên người dân gọi là chè tuyết – giống chè shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Điều đặc biệt là, từ khi thu hoạch đến khi chế biến phần lớn đều dựa vào phương pháp thủ công của người Mông nơi đây.

Bánh chưng đen Mường Lò

Yen-bai-co-dac-san-gi-4

Mường Lò – mảnh đất của “gạo trắng, nước trong”, nơi đây có những cô gái Thái duyên dáng trong chiếc khăn piêu, chiếc áo cóm không chỉ mang trong mình những nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng mà cả nét sinh hoạt ẩm thực của đồng bào cũng vô cùng tinh tế, đậm đà bản sắc núi rừng.

Người Thái làm bánh chưng đen vào mỗi dịp tết đến để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời. Nguyên liệu làm bánh được chọn lựa kỹ càng: Lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, được rửa sạch, lau khô. Gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh, đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị,hành củ, hạt tiêu. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, đồng bào lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo thật đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.

Bánh chưng đen mộc mạc giản dị như người Thái nhưng ẩn sâu trong đó là sự tinh túy của đất trời và tấm lòng của những người gói bánh. Bánh chưng đen giờ không chỉ được thưởng thức vào ngày tết, ngày hội của bản mà đã trở thành món ăn giàu bản sắc dân tộc và là món ẩm thực độc đáo với nhiều du khách khi đến Mường Lò, miền Tây Yên Bái.

Muồm muỗm rang Mường Lò

Yen-bai-co-dac-san-gi-5

Khi những hạt lúa ở Mường Lò bắt đầu nặng trĩu ᴄành thoảng mùi hương lúa ᴄhín đó ᴄũng là lúᴄ báo hiệu ᴄho người ta biết mùa muồm muỗm đã ᴠề. Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon lạ từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang vẫn là đặc sản của Mường Lò vùng Tây Bắc.

Để chế biến món muồm muỗm rang giòn phải qua 4 khâu cơ bản là “Vặt cánh, ngắt đầu, bẻ chân, rút ruột”. Xong khâu “làm lông”, muồm muỗm được rửa sạch, để ráo rồi cho vào chảo. Đầu tiên, muồm muỗm được om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu. Cạn nước, cho dầu hoặc vào, đảo đều tay trên bếp to lửa; khi nào nghe tiếng nổ lách tách tức là muồm muỗm đã chín giòn, cho chút muối vừa đủ cùng với mì chính, một chút ớt tươi và đảo nhanh tay; cuối cùng, cho lá chanh thái chỉ vào, đảo đều chín tới lá chanh là bắc chảo ra được. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm, khi ăn ta có thể cảm nhận vị giòn tan, bùi bùi, béo ngậy, thơm nồng trong miệng, cảm giác thật tuyệt. Ăn món muồm muỗm rang có thêm chén rượu ngô của đồng bào Mường Lò Yên Bái thì mới cảm nhận hết được hương vị đặc sản núi rừng Tây Bắc.

Kết Luận

Qua những gợi ý vô cùng hữu ích trên đây thì các bạn cũng đã biết Yên Bái có đặc sản gì rồi đúng không? Khi có dịp ghé qua vùng đất Tây Bắc này bạn hãy thưởng thức ngay và mua về làm quà những đặc sản này nhé !

Rate this post

Viết một bình luận