Hệ Mặt Trời của chúng ta thực sự có bao nhiêu hành tinh? 9? 8? hay 12? Để biết được câu trả lời, trước hết bạn cần hiểu hành tinh là gì. Và giám chắc rằng, không ít người sẽ phải bất ngờ khi đáp án được tiết lộ.
Khi nhắc đến một hành tinh, hình ảnh hiện ra trong đầu của hầu hết mọi người chính là một khối hình cầu có kích thước khổng lồ, với sự kết hợp của đất đá và khí quyển, quay quanh một ngôi sao nào đó và có thể có hoặc không có mặt trăng.
Nếu chỉ dựa trên nhận định này, có lẽ chúng ta sẽ rất khó để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao Trái Đất, sao Kim, sao Thủy là hành tinh nhưng sao Diêm Vương lại không?”
Quay ngược thời gian về năm 2006, thời điểm mà Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, viết tắt là IAU công bố định nghĩa “Thế nào là một hành tinh?”. Theo đó, để một thiên thể được gọi là “hành tinh”, nó cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
1.Thiên thể đó phải có có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời một cách độc lập (điều này có nghĩa Mặt Trăng không được coi là một hành tinh bởi vì nó có quỹ đạo quay quanh một hành tinh/
2.Khối lượng của thiên thể phải đủ lớn để lực hấp dẫn có thể khiến nó có dạng hình cầu
3.Phải đủ lớn để hút sạch các thiên thể khác nằm trên quỹ đạo của nó, để trở thành vượt trội nhất.
Bởi vì sao Diêm Vương không đủ lớn để trở nên vượt trội trên quỹ đạo của nó (định nghĩa 3) nên nó không còn được công nhận là một hành tinh. Một ngôi sao có kích thước nhỏ khác là sao Hải Vương, trên thực tế, có khối lượng gấp 8000 lần sao Diêm Vương, đủ để trở nên vượt trội trong quỹ đạo của mình. Vì vậy, sao Hải Vương nghiễm nhiên thỏa mãn được 3 định nghĩa của IAU và được công nhận là hành tinh.
Định nghĩa về hành tinh của IAU năm 2006 đã loại sao Diêm Vương ra khỏi danh sách, nhưng cũng theo hệ thống phân loại mới này, hệ Mặt Trời của chúng ta rất có thể sẽ có thể các hành tinh mới. Cụ thể, xét về mặt kỹ thuật, một vài thiên thể khác trong Thái Dương hệ có thể coi là hành tinh. Ví dụ như tiểu hành tinh Ceres, mặt trăng của sao Diêm Vương Charon và một thiên thể khác mới được khám phá là UB313 (Xena).
Dưới sự tài trợ của IAU, các nhà thiên văn học đã hoàn thành công trình nghiên cứu của mình về định nghĩa sự khác nhau giữa “hành tinh” và “những phần nhỏ hơn trong hệ Mặt Trời”(tiểu hành tinh, sao chổi). Nếu cách định nghĩa trong nghiên cứu này được thông qua, hệ Mặt Trời sẽ có đến 12 hành tinh, bao gồm: 8 hành tinh hiện có, 3 thiên thể mới được đề cập ở trên và cuối cùng chính là sao Diêm Vương (theo định nghĩa này sao diêm Vương được xếp vào một nhóm mới có tên là “hành tinh lùn”)
Cùng khám phá thêm những đặc điểm thú vị của 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời trong video dưới đây:
Đặc điểm của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Minh Nhật
Theo IE