Bán hàng Online sợ và ghét nhất điều gì?

Kinh doanh online có nhiều nỗi sợ nào là bán “ế”, lỗ vốn, sợ thất bại… Vậy thật ra là có bao nhiêu rủi ro phổ biến và bán hàng online sợ và ghét nhất điều gì? Hôm nay, Cao Hoài Trung sẽ chia sẽ  và hướng khắc phục những nỗi lo trên.

Khách không nhận hàng, hoặc trả lại

Đầu tiên, khi nói về bán hàng online sợ và ghét nhất điều gì đó là khách không nhận hàng, hoặc trả lại. Dân trong nghề còn hay gọi là “BOOM” hàng.

Đây có lẽ là sự việc gây ức chế đối với những bạn bán hàng online. Khách hàng đặt hàng và quyết định mua hàng của chúng ta. Nhưng khi shipper giao hàng họ lại viện cớ không nhận: “hiện tại tôi không có nhà, tôi đi công tác…” Hoặc khi họ nhận hàng rồi lại chê sản phẩm không giống trong hình rồi trả lại. Đây là kiểu người mà những bạn bán hàng online sợ và ghét nhất.

boom-hang-ban-hang-online

Boom hàng là một trong nhiều nỗi sợ và ghét nhất của bán hàng online

Kinh doanh online, khi khách hàng không nhận hàng hoặc trả lại bạn phải chịu chi phí vận chuyển. Phí giao hàng thường dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng, tùy thuộc vào quãng đường.

Nếu như bạn đã quyết định kinh doanh lâu dài thì bạn phải chuẩn bị trước tâm lý những điều này. Tuyệt đối không nên cãi nhau với khách hàng vì sẽ làm mất khách và uy tín. Số lượng khách không nhận hàng chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định nên bạn đừng quá lo lắng.

Ngoài ra bạn nên tăng mạnh các chính sách khuyến mãi, quà tặng hoặc giảm giá để khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn.

Nỗi lo vận chuyển

Bán hàng online sợ nhất điều gì? Tiếp theo đó là nỗi lo vận chuyển. Ưu điểm của bán hàng online là bạn có thể bán ở khắp mọi nơi. Bạn chỉ cần chốt giá với khách hàng, đóng gói và nhờ công ty vận chuyển giao.

Thế nhưng đây cũng là điều bán hàng online sợ nhất. Bởi vì giao hàng cho công ty vận chuyển là giao cả chén cơm cho họ, bạn cần phải tìm được công ty giao hàng uy tín. Ngoài ra, sản phẩm đến tận tay khách hàng phải còn nguyên vẹn.

bom-hang-khi-ban-hang-online

Nỗi lo vận chuyển là một  trong những điều bán hàng online sợ

Bên cạnh uy tín và chất lượng, bạn cũng phải tìm công ty giao hàng có mức phí rẻ để tối đa hóa lợ nhuận. Thông thường khách hàng sẽ chịu tiền vận chuyển nhưng nếu phí ship quá cao họ sẽ không mua hàng.

Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ các công ty vận chuyển nhé! Bạn tìm kiếm trên Google, báo chí, hoặc bạn bè người thân đang bán hàng online.

Bị đối thủ giành đơn và bán phá giá

Bán hàng online sợ nhất gì? Câu trả lời tiếp theo đó là sợ bị đối thủ giành đơn và bán phá giá.

Cạnh tranh là một trong những điều tất yếu khi bạn bước ra thương trường. Nhưng khi bạn bán hàng online thì điều này còn khốc liệt và nhiều đối thủ họ chơi “bẩn”. Bán hàng online mọi thứ đều được trưng bày trên Fanpage như giá cả, hình ảnh sản phẩm. Đối thủ biết được bạn đang với mức giá đó, họ sẽ cố tình bán phá giá, nhằm giành giật khách hàng.

Hoặc họ sẽ để lại những comment ác ý, chế bai sản phẩm của bạn nhằm hạ uy tín sản phẩm của mình. Ngoài ra có những đối thủ họ còn giành đơn, giành giật khách hàng khi biết được thông tin khách hàng. Họ sẽ cố gắng giao trước bạn.

Cách khắc phục:

Nếu sản phẩm của bạn có nhiều đối thủ cạnh tranh thì chúng ta không nên để giá trên bài viết (thực hiện chiến thuật SPY).
Ẩn, tất cả các bình luận. Điều này sẽ giúp dù cho đối thủ hoặc khách hàng có bình luận vào bài viết thì người ngoài sẽ không thấy bất cứ thông tin gì cả.

Bình luận ác ý thì bạn nên dùng lời lẽ lịch sự để phản hồi, không nên dùng những từ ngữ thô tục vì chính những khách hàng khác sẽ đánh giá bạn.

an-binh-luan-tranh-doi-thu-khi-ban-hang-online

Bạn ẩn phải ẩn bình luận để tránh đối thủ

Không biết phân tích thị trường và đối thủ

Bán hàng online sợ gì nhất? Đó là không biết phân tích thị trường và đối thủ.

Nhiều bạn bán hàng online cứ nghĩ sản phẩm mình là tốt, chất lượng không hề phân tích nhu cầu của thị trường như thế nào? Sản phẩm mình bán đang có xu hướng phát triển như thế nào?

Bạn không biết thị trường đang có nhu cầu gì. Nguyên tắc thị trường hoạt động như thế nào, những luật chơi trên môi trường Internet hay đơn giản là bạn phải biết được khách hàng của bạn là ai, bạn có bao nhiêu đối thủ và chính bạn đang có gì để có thể cạnh tranh lại.

Phân tích nhu cầu thị trường Google Keyword Planner, Google Trends, Google Search Box, Ahrefs, Facebook Audiences Insights,…
Ngoài ra, bạn không quan tâm hoặc không biết đối thủ của minh đang làm gì họ có chính sách: khuyến mãi như thế nào, có Freeship hay không?, có thường xuyên tặng quà hay không?

Khắc phục:
Bạn nên nghiên cứu thị trường để biết nhu cầu của khách hàng
Tham khảo đối thủ để học hỏi họ nhiều hơn.

Không  bán được hàng

Bán hàng online sợ gì nhất, đó là không bán được hàng. Đây là nỗi sợ lớn nhất của kinh doanh nói chung và bán hàng online nói riêng. Nếu bạn không bán được hàng thì thất bại là điều không thể tránh khỏi.

Bạn có những sản phẩm chất lượng và chính sách rất tốt nhưng khách hàng lại không biết đến bạn. Nguyên nhân tại sao? Đó là vì bạn thiếu kỹ năng trong việc tận dụng sức mạnh của internet và mạng xã hội trong việc xây dựng kênh bán hàng online. Bạn chưa biết cách chạy quảng cáo, hay website bán hàng.

Lời khuyên là bạn nên dành thời gian để học hỏi cũng như trang bị các kiến thức cần thiết để có thể xây dựng và tạo một kênh bán hàng online cho riêng mình. Bạn phải học các kiến thức về Facebook: thành lập Fanpage, chạy quảng cáo; kiến thức về website…

Nản lòng, mong có được thành quả nhanh chóng

Ông bà ta có câu: “ vạn sự khỏi đâu nan, gian nan bắt đầu nản”, quả thật câu nói này quả thật đúng trong kinh doanh onlnine.
Đa số các bạn bán hàng online khi bắt đầu rất háo hức nhưng sau một thời gian thì nghỉ bán. Vì sao? Khó quá, bán không ai mua. Nếu bạn thấy khó thì đó là điều tất nhiên, chẳng có gì dễ dàng cả. Phải kiên trì theo đuổi (tất nhiên nếu bạn thấy thích và thấy nó xứng đáng để bạn theo).
Thật sai lầm nếu bạn nghĩ rằng có thể nhận được lợi nhuận ngay khi vừa bán hàng online. Nhiều người đã mất rất nhiều thời gian để đạt được những khoản lợi nhuận đầu tiên nên trước khi bắt đầu bạn nên xác định rằng không phải mọi thứ đều thuận lợi như mình tưởng.

Khắc phục:
Bạn cần thời gian để tìm được phương pháp, tìm được thủ thuật phù hợp. Vì thế cho nên nếu một tháng, hai tháng, 3 tháng vẫn chưa bán được hàng, vẫn chưa có lãi thì cũng chẳng sao bạn nhé. Con đường phía trước còn nhiều thử thách và hứa hẹn. Hãy không ngừng tìm cách. Những thứ chưa có cách hãy dùng mọi biện pháp để tìm cho ra cách làm.

Hỏi những người đã từng kinh doanh onnline. Hãy chịu khó đi hỏi những người có kinh nghiệm. Họ cũng từng trải qua những thời gian khó khăn như bạn, vì vậy những người này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hết sức quý giá.

Đăng ký khóa học online: nếu bạn không có người quen bán hàng online thì hãy đăng ký một khóa bán hàng. Những chuyên gia sẽ chỉ tường tận cho bạn nhé!

Sự dị nghị của người xung quanh dành cho việc bán hàng online

Đối với người Việt chúng ta, bán hàng online không được xem trọng cho lắm. Họ nghĩ bán hàng online sẽ không ổn định thu nhập có bao nhiêu đâu. Bán hàng online không cần kiến thức đâu chỉ cần đăng hình lên là được.

Bán hàng online người ta tưởng chỉ dành cho những kẻ lười biếng nhưng thực chất ai trải qua rồi mới biết: Đi làm ăn nằm, bán hàng online ăn đứng. Những khổ sở, áp lực, mệt mỏi nhất ai bán hàng online rồi cũng sẽ trải qua.

Bạn đừng bị lời nói đó làm cho nhụt chí nhé. Chẳng có gì là ổn định, kiếm được ngay từ đầu cả. Sức lực bạn ra sao thì bạn sẽ quyết định được sự nghiệp của mình. Có những người nhờ bán hàng online mà trở thành tỷ phú đó.

Rồi có những lời dèm pha khi nhiều tháng trôi qua bạn vẫn chưa bán được gì. Họ sẽ mắng nhiếc. Những người đó đôi khi là những người thân cận, là vợ, là chồng bạn, bạn lúc đó sẽ buồn lắm nhưng hãy giữ vững niềm tin nhé. Hãy tiếp tục nhắc nhở mình để vượt qua và để vươn lên. Con đường nào cũng thử thách chúng ta bằng nhiều trở ngại, chính sự vượt qua trở ngại mới làm chúng ta trưởng thành và đạt được thành công.

Nhà cung cấp tăng giá đột ngột

Bán hàng online sợ nhất gì? Câu trả lời tiếp theo của tôi là nguồn hàng. Bạn khó khăn lắm mới tìm được nguồn hàng chất lượng, giá rẻ. Bạn đang bán được hàng rất tốt rồi bỗng dưng nhà cung cấp nguồn hàng tăng giá. Hoặc họ đưa ra chính sách bất lợi cho bạn.

Khắc phục:
Ngay lúc đầu, bạn phải thỏa thuận với nhà cung cấp về giá cả, số lượng. Nếu được chúng ta có thể làm hợp đồng.

Tổng kết những nỗi sợ của người bán hàng online

Bài viết trên Cao Hoài Trung đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “bán hàng onliine sợ và ghét nhất điều gì?” và đưa ra hướng khắc phục cho từng trường hợp. Kinh doanh đặc biệt là kinh doanh online là chặn đường khó khăn và đầy thử thách. Nơi mà bạn phải chuẩn bị thật nhiều kiến thức về bán hàng online và biết cách xử lý nhiều tình huống khác nhau khi bán hàng. Hiểu được những điều trên Cao Hoài Trung thiết kế khóa học bán hàng online với người hướng dẫn là các chủ shop đang kinh doanh, sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại trên một cách dễ dàng

 

4.7/5 – (3 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận