Bản vẽ kỹ thuật Ren trong cơ khí

Trong kỹ thuật, người ta dùng nhiều loại ren khác nhau, để lắp ghép như: ren hệ mét, ren hệ Anh, ren ống … Để truyền lực ta dung ren hình thang cân, ren tựa, ren hình vuông.

1/ Các thông số của ren

Quy-uoc-ren4

1.1/ Khái niệm và các yếu tố của ren

a. Khái niệm

Đường xoắn ốc là chuyển động đều của một điểm trên một đường sinh, khi đường sinh quay đều quanh một trục cố định.

Vòng xoắn là một phần của đường xoắn ốc được giới hạn bởi hai điểm gần nhau của đường xoắn mà trên cùng một đường sinh.

Bước xoắn là khoảng cách di chuyển của một điểm trên một đường sinh, khi đường sinh đó quay được một vòng. Kí hiệu:  Quy-uoc-ren3

Góc xoắn là sự liên hệ giữa bước xoắn và đường kính d của trục theo hệ số sau:

Quy-uoc-ren2

Một hình phẳng ( tam giác, hình thang, hay hình vuông ..) chuyển động xoắn ốc, sao cho mặt phẳng của hình phẳng luôn chứa trục quay, sẽ tạo thành bề mặt xoắn ốc gọi là ren.

Ren được hình thành trên mặt trụ được gọi là ren trụ, còn trên mựt côn gọi là ren côn.

Ren được hình thành trên mặt ngoài của hình trụ hợc côn được gọi là ren ngoài, trên mặt trong của ống trụ hoặc côn gọi là ren trong.

b/ Các yếu tố của ren

Các yếu tố cuả ren quyết định tính năng của ren. Các yếu tố của ren bao gồm:

Prôfin ren

Profin răng là đường bao của mặt cắt ren, khi mặt phẳng cắt chứa trục ren. Profin ren có dạng tam giác đều, tam giác cân, hình thang cân, hình thang thường, hình vuông ..

Quy-uoc-ren1

Đường kính ren

Đường kính ngoài là dường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren ngoài hay qua đáy ren của ren trong, đường kính ngoài là đường kính danh nghĩa của ren. Kí hiệu là d.

Đường kính trong là đường kính của mặt trụ đi qua đays ren của ren ngoài và đỉnh ren của ren trong, kí hiệu đường kính trong là d1.

Đường kính trung bình là đường kính của mặt trụ có đường sinh cắt profin ren ở các điểm chia đều bước ren, đường kính trung bình kí hiệu là d2.

Bước ren

Là khoảng cách giữa hai điểm tương ứng của hai profin ren kề nhau theo chiều trục, kí hiệu bước ren là p.

Hướng xoắn

Hướng xoắn của ren chính là hướng xoắn của đường xoắn ốc của ren tạp lên ren.

Số đầu bối

Số đầu mối của ren chính là số đường xoắn ốc tạo lên ren.

2/ Các loại ren thường dùng

Trong kỹ thuật, người ta dùng nhiều loại ren khác nhau, để lắp ghép như: ren hệ mét, ren hệ Anh, ren ống … Để truyền lực ta dung ren hình thang cân, ren tựa, ren hình vuông.

Cac-loai-ren-thuong-dung3

2.1/ Ren hệ mét

– Profin ren hệ mét là ren có tiết diện dạng tam giác có góc ở đỉnh bằng 600 kí hiệu là M. Kích thước của ren hệ mét là dung mm làm đon vị.

2.2/ Ren côn hệ mét

– Profin ren là tam giác có góc ở đỉnh là 600 kí hiệu là MC, kích thước của ren côn hệ Mét được quy định trong TCVN 2253-77.

2.3/ Ren tròn

– Profin của ren có dạng cung tròn, kí hiệu là Rd. Kích thước của ren tròn được quy định trong TCVN 2256-77.

2.4/ Ren ống

– Ren ống dùng trong mối ghép ống, profin ren là tam giác cân có góc ở đỉnh là 550, kích thước của ren lây Inch làm đơn vị ( 1 Inch = 25,4 mm) ren ống có hai loại:

– Ren ống hình trụ, kí hiệu là G kích thước của ren ống hình trụ qui định trongTCVN 4681-89.
– Ren ống hình côn kí hiệu là R: ( ren ống côn ngoài) và Rc ( ren ống côn trong) Rp ( ren ống trụ trong)

2.5/ Ren hình thang

– Profin ren có dạng hình thang cân, góc ở đỉnh bằng 300 kí hiệu là Tr, kích thước ren hình thang lấy mm làm đơn vị đo.

2.6/ Ren tựa

Profin ren là hình thang thường có góc ở đỉnh bằng 300, kí hiệu là S. Kích thước cơ bản của ren tựa được qui đinh trong TCVN 3777-83.

3/ Cách vẽ quy ước ren

Cách biểu diễn ren được thể hiện trong TCVN 5907-1995 quy định việc biểu diễn ren và các chi tiết có ren trên bản vễ kỹ thuật. Tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO.

3.1/ Ren thấy

Trên các hình cắt , hình chiếu của ren thấy biểu diễn trên mặt phẳng song song với trục của ren, đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm và đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh, khoảng cách giữa hai đường này chính là chiều cao của ren.

Trên hình chiếu, hình cắt của ren thấy biểu diễn trên mặt phẳng vuông góc với trục của ren đường chân ren được thể hiện bằng 3/4 đương tròn vẽ bằng nét mảnh, phần hở của cung tròn đặt về phía trên bên phải, không vẽ đường tròn đầu thể hiện vát mép của ren.

3.2/ Ren khuất

Khi cần thể hiện ren khuất, quy ước dùng nét đứt mảnh để vẽ đường đỉnh ren và chân ren.

Đường gạch gạch – trên hình cắt và mặt cắt của ren, các đường gạch gạch được kẻ đến nét liền đậm thể hiện đường đỉnh ren.

Đường giói hạn ren – đường giới hạn chiều dài ren được thể hiện bằng nét liền đậm, nếu là ren thấy và nét đứt nếu là ren khuất.

Đường giới hạn ren được kẻ đến đường kính ngoài của ren. Đường ren cạn – thông thường không biểu diễn đường ren cạn, xong khi cần thiết biểu diễn hay ghi kích thước, đoạn ren cạn được vẽ bằng nét gạch nghiêng mảnh.

3.3/ Mối ghép ren

Các quy định trong mối ghép ren cũng áp dụng để vẽ mối ghép ren. Tuy nhiên, ở đoạn ren ăn khớp, ren ngoài được thể hiện như che khuất ren trong. Xem hình 8.2 và 8.3

Cac-loai-ren-thuong-dung1

4/ Cách ghi chỉ dẫn và kích thước ren

Cách ghi chỉ dẫn và kích thước ren được quy định trong TCVN 5907:1995 và cách kí hiệu ren theo TCVN 0204:1993.

4.1/ Cách ghi chỉ dẫn

Loại ren và kích thước của ren được ghi theo chỉ dẫn trong các tiêu chuẩn có liên quan về ren. Chỉ dẫn của ren được ghi trên đường kích thước đường kính danh nghĩa của ren theo thứ tự sau đây:

  • Chữ tắt chỉ đặc thù profin ren ( ví dụ: M, MC, G, Tr, R .. )
  • Đường kính danh nghĩa hay kích cỡ ( ví dụ: 20, 30 40 ..)
  • Bước xoắn bằng mm
  • Bước ren p, bằng mm

4.2/ Cách ghi kích thước

Đường kích thước danh nghĩa d là đường kính vòng đỉnh của ren ngoài và đường kính vòng chân của ren trong. Đường kính danh nghĩa của ren đo bằng mm, riêng ren ống trụ và ren ống côn thường lấy đường kính lòng ống làm kích thước danh nghĩa và dung f đơn vị là Inch.

Không ghi kích thước bước ren lớn, kích thước bước ren nhỏ được ghi sau đường kính danh nghĩa của ren và phân cách bởi dấu x. Kích thước bước ren nhiều đầu mối được ghi trong ngoặc đơn kèm với kí hiệu p và ghi sau kích thước bước xoắn.

Kích thước chiều dài ren là kích thước chiều dài đoạn ren đầy. Tất cả các kích thước phải ghi theo TCVN 5705-1993

cach-ghi-chi-dan-va-kich-thuoc-ren1

 

4.3/ Chiều dài ren và chiều sâu lỗ

Thông thường chỉ gi kích thước chiều dài ren mà không ghi kích thước lỗ, trường hợp không ghi kích thước chiều sâu lỗ có nghĩa là chiều sâu lỗ bằng 1,25 lần chiều dài ren.

cach-ghi-chi-dan-va-kich-thuoc-ren2

4.4/ Hướng xoắn

Nói chung đối với ren phải không cần ghi hướng xoắn, còn đối với ren trái hướng xoắn được ghi là HL. Nếu trên cùng một bản vẽ có ren phải và ren trái thì cần phải ghi rõ hướng xoắn cho từng loại ren, khi đó dùng chữ RH để chỉ ren phải.

4.5/ Cấp chính xác

Kí hiệu cấp chính xác của ren được ghi sau hướng xoắn và được phân cách bằng gạch nối.

Kí hiệu miền dung sai của ren được ghi bằng một phân số, mà tử là miền dung sai ren trong và mẫu là miền dung sai của ren ngoài. Đối với ren ống hình trụ hoặc côn thì cấp chính xác cao kí hiệu bằng A, thấp kí hiệu bằng chứ B.

Rate this post

Viết một bình luận