Bánh bao làm từ bột gì? Làm sao để chọn bột bánh bao phù hợp

Bạn biết đây, bánh bao không phải là món ăn xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy mất một chút thời gian khi chuẩn bị nhưng đây sẽ là một bữa ăn nhanh và đầy đủ chất lượng cho kể cả khi không có thời gian nếu biết cách bảo quản. Tuy nhiên, chắc hẳn không ít người thắc mắc bột làm bánh bao là bột gì? Hãy cùng ‘bếp trưởng’ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bước đầu để làm được những chiếc bánh ngon là chọn đúng bột

Bước đầu để làm được những chiếc bánh ngon là chọn đúng bột

Tìm hiểu chung về các loại bột làm bánh

Có thể bạn đã biết, mỗi loại bột sẽ thích hợp để làm một loại bánh khác nhau. Do đó, muốn làm nên những chiếc bánh ngon, việc đầu tiên chúng ta cần làm là chọn đúng bột. Trong đó, đặc trưng và công dụng của các loại bột phụ thuộc lớn vào thành phần protein – gluten có trong các loại bột. Chính vì thế việc lựa chọn loại bột làm bánh bao cũng phải xem xét yếu tố này.

Thành phần đáng quan tâm nhất khi chọn lựa bột - Protein

Thành phần đáng quan tâm nhất khi chọn lựa bột – Protein

Tất cả các loại bột dù có nguồn gốc từ bột mì hay không thì ngoài thành phần chính là tinh bột, vẫn còn một thành phần nữa đó là protein. Đây là yếu tố tạo nên độ kết dính cho các loại bột.

Khi protein tiếp xúc với nhiệt độ cao như hấp (100 độ C), nướng hay chiên (100 – 300 độ C) chúng sẽ biến tính thành một dạng protein khác còn được gọi là gluten. Đây chính là nhân tố tạo nên độ đàn hồi của bánh khi men hay bột nở phát huy tác dụng khi gặp nhiệt độ cao.

Mỗi loại bánh có một độ xốp, mềm, dẻo, dai khác nhau nên nó cũng cần những hàm lượng protein khác nhau. Hàm lượng protein được đánh giá bởi nguồn gốc của nó (loại lúa mì cứng hay mềm, hãng sản xuất nào). Ngoài ra, bột tẩy trắng hay bột không tẩy trắng cũng sẽ có những hàm lượng protein khác nhau.

Bột làm bánh bao là bột gì?

Bạn thấy đấy, so với bánh bông lan, cấu tạo của lớp vỏ bánh bao thường dai, cứng và ít xốp hơn rất nhiều. Điều này đã cho thấy, hàm lượng protein – gluten trong các loại bột làm bánh bao thường khá cao. Bên cạnh đó, có thể để ý thấy rằng trong công thức làm vỏ bánh bao sẽ không có lòng trứng gà (việc đánh bông giúp cho bánh xốp hơn) và ít muối nở hơn.

Với yêu cầu như vậy thì hàm lượng protein trong bột bánh bao rơi vào khoảng từ 8% – 12%. Chính vì vậy chúng ta thường hay thấy người ta hướng dẫn cách làm bánh bao bằng bột mì đa dụng.

Top 1 bột bánh bao - bột mì đa dụng

Top 1 bột bánh bao – bột mì đa dụng

Tuy nhiên, không phải lúc nào làm bánh bao cũng phải bắt buộc có bột mì đa dụng. Hãy tìm hiểu thêm một số loại bột bánh bao khác để phòng cho trường hợp ‘tủ lạnh có gì dùng đấy’ nhé!

Có phải tất cả các loại bột đều làm bánh bao được hay không? 

Như đã nêu ở trên, đa phần khi làm bánh bao, người ta sẽ chọn những loại bột mì đa dụng.

All Purpose Flour – Bột mì đa dụng

Đây chính là loại nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các loại bánh ngọt. Bột làm bánh bao phần lớn cũng sử dụng loại này vì hàm lượng protein – gluten trong bột mì đa dụng chiếm khoảng 9,5% – 11,5% (nằm trong khoảng yêu cầu: 9% – 12%).

Cake Flour

Ngoài ra, bột làm bánh bao cũng có thể được lấy từ cake flour hay bột mì đã được tẩy trắng. Đây là loại bột được xay từ những hạt lúa mì nguyên chất với lượng gluten thấp, khoảng 7.5% – 8.75%. Bánh làm từ loại bột này sẽ mềm, nhẹ, bông xốp hơn rất nhiều. Do đó, bột làm bánh (cake flour) rất phù hợp để làm những loại bánh mềm, xốp như cheesecake, gato hay bông lan.

Cake flour thích hợp để làm những chiếc bánh mềm và xốp

Cake flour thích hợp để làm những chiếc bánh mềm và xốp

Do đó, nếu bạn dùng bánh này để làm bánh bao thì bánh sẽ ko được dai như mong muốn. Tuy nhiên, nếu như lúc đang làm bánh bao mà có thiếu một chút bột, thì bạn vẫn có thể cho bột này để chêm vào nhé. Bù lại, thời gian nhào bột sẽ lâu hơn một chút, dùng nước nóng hoặc sữa ấm thay vì với nhiệt độ thường và thời gian ủ bột cũng ngắn hơn một chút. Điều này sẽ giúp việc sinh ra nhiều gluten hơn.

Bread flour – Bột mì số 11

Đây là loại bột dùng để làm những chiếc bánh có phần vỏ cứng và phải sử dụng nhiệt độ lớn để nướng giòn như bánh mì, pizza,… Vi trong bột Bread flour có hàm lượng Protein khá cao từ 11.5% – 13%.

Bread flour cho Pizza và bánh mì

Bread flour cho Pizza và bánh mì

Trái lại với độ cứng với những chiếc bánh trên, đây vẫn có thể trở thành ‘bột làm bánh bao’ nếu bạn biết cách. Hàm lượng protein trong loại bột này vẫn có thể nằm trong khoảng 9% – 12%. Một số thao tác làm hạn chế việc sản sinh gluten quá nhiều như: không nhào trộn bột quá lâu (quá 30 phút), ủ bột càng lâu càng tốt, ủ bột trong ngăn lạnh, làm chín bánh với nhiệt độ không quá cao (hấp hơi nước).

Pastry flour – Bột lúa mì mềm

Có thể đây là một loại bột khá xa lạ với chúng ta, tuy nhiên không phải là chưa bao giờ gặp. Bởi vì nó thường được xuất hiện trong những chiếc bánh pie, tart, cookie, bánh quy hay muffins,… Bột Pastry có màu trắng kem và hàm lượng Gluten khá thấp khoảng 9%. Giống như cake flour, loại bột này không thật sự thích hợp để làm bột bánh bao. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta vẫn có thể ‘mượn’ một chút, rồi thực hiện những thao tác như đã nêu trong phần Cake flour để khắc phục nhé.

Pastry flour cho những chiếc bánh pie, tart, cookie, bánh quy hay muffins

Pastry flour cho những chiếc bánh pie, tart, cookie, bánh quy hay muffins

Làm gì để bột bánh bao phát huy tối đa tác dụng?

Không chỉ tìm được những loại bột làm bánh bao ngon mà bạn còn phải biết cách sử dụng đúng thì mới có thể tạo nên những chiếc bánh ngon nhất.

Một trong những thao tác quan trọng nhất đó là ủ bột.

Bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nhiệt độ sữa hay nước
  • Lượng men hay bột nở đã đủ chưa?
  • Men còn ‘sống’ hay không?
  • Thời gian ủ bột,…

Ngoài ra, trong quá trình ủ bột, bạn nên sử dụng một chiếc khăn ẩm hoặc bọc kín bằng màng bọc thực phẩm, để tránh cho khối bột làm bánh bị khô và cứng lại do mất nước.  Thời gian ủ bột dài hay ngắn sẽ còn tùy vào loại bột làm bánh bao và loại men bạn đang sử dụng.

Ủ bột là bước quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng

Ủ bột là bước quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng

Bên cạnh đó, trước khi nhào, chúng ta cũng nên rây bột thật mịn để đảm bảo khối bột mịn mượt, thoáng khí, không bị vón cục để bánh nở ra mềm và chín đều.

Cuối cùng, sau khi sử dụng, nếu bột còn dư bạn nên bảo quản chúng trong chiếc lọ thủy tinh có nắp đậy, tránh không khí ẩm hay nhiệt độ cao để chúng không bị biến chất trong những lần sử dụng tiếp theo.

Cách chọn mua bột làm bánh bao chất lượng

Trước tiên, ‘Có nên mua bột bánh được tẩy trắng hay không?’ Đây là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm do lo sợ nhà sản xuất lạm dụng chất tẩy trắng hoặc quá trình này sẽ làm mất đi các thành phần dinh dưỡng của bột. Tuy nhiên, các bạn không nên quá lo lắng bởi vì trước khi sản xuất ra thị trường, chúng đã được kiểm tra kỹ và cấp phép bởi bộ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vì thế, chúng ta không cần lo lắng với sự trắng sáng của loại bột mì này. Bạn nên chỉ cần chú ý đến những hãng sản xuất tốt thông qua bao bì (được đầu tư chất lượng, in rõ đầy đủ thông tin, thành phần, dấu kiểm duyệt, hạn sử dụng). Ngoài ra cũng cần chọn nơi uy tín để mua để tránh gặp phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Chọn nơi uy tín để mua để tránh mua phải hàng kém chất lượng

Chọn nơi uy tín để mua để tránh mua phải hàng kém chất lượng

Một lưu ý nhỏ, nếu bạn nhồi bột thủ công thì bột được tẩy trắng (như cake flour) thường có hàm lượng protein thấp hơn và khó nhồi hơn so với bột không tẩy trắng. Tuy nhiên bánh bao làm từ bột tẩy trắng thường sẽ ngon và vỏ bánh trắng và đẹp hơn.

tùy từng loại bột sẽ có giá khác nhau. Bình thường nó sẽ dao động trong khoảng từ 10.000 đến 40.000 VNĐ/ 1kg. Thường thì bột càng rẻ thì chất lượng sẽ không tốt bằng nhưng vẫn tùy loại bột bạn nhé! Bởi, bột làm bánh bao thường là bột mì đa dụng và nó thường rất rẻ.

Mua bột làm bánh bao ở đâu?

Câu hỏi quá dễ luôn nhé, chúng ta có thể tìm mua bột bánh bao ở khắp mọi nơi, từ những tiệm tạp hóa nhỏ, chợ, đến siêu thị hay những cửa hàng bách hóa hoặc những cửa hàng bán dụng cụ & nguyên liệu làm bánh. Tuy nhiên, để đảm bảo mua được hàng chất lượng bạn nên lựa chọn những cửa hàng uy tín để đảm bảo chúng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tránh mua loại không có bao bì và nhãn mát không rõ ràng.

Những câu hỏi phổ biến thường gặp khi làm bánh bao

Trong quá trình làm bánh bao chắc chắn bạn có thể gặp phải một số thắc mắc như:

Phải ủ bột bánh bao như thế nào?

Bột được nhào xong phải được nghỉ yên ở trong âu và phủ lên trên khối bột một lớp khăn ẩm hoặc có thể dùng bọc nilon cũng được. Từ 1 – 2 tiếng, khối bột sẽ nở dần và đạt tới kích thước phù hợp bạn mới được lấy ra để làm bánh.

Khi phủ một lớp khăn lên khối bột hay bọc nilon bên ngoài có thể hạn chế khả năng không khí tiếp xúc trực tiếp với bột nên không dẫn đến tình trạng bị khô. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thời gian ủ bột bởi khối bột không ủ đúng thời gian sẽ làm bột nở bị kém đi và không đạt được độ xốp đều như mong muốn.

Khi làm bánh bao có thể ủ bột qua đêm được hay không?

Dựa vào từng loại bột mà bạn có thể ủ được qua đêm hay không. Sử dụng bột cái để làm bánh bao thì để qua đêm hoàn toàn được và làm bánh ngay hôm sau. Khi trong bột đã có sẵn men nở thì không nên để qua đêm chỉ ủ khoảng 1 – 2 tiếng là được.

Tại sao một số trường hợp bánh bao không thể nở được?

Bạn có thể giải thích cho vấn đề bánh bao không nở do 2 nguyên nhân sau:

  • Không cho men nở vào trong bước nhào bột.
  • Số lượng men nở đã cho vào không đủ để làm nở khối bột.

Hy vọng với những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về các loại bột làm bánh bao. Để từ đó có thể ứng dụng trong nhiều tình huống và cả những món bánh khác nữa.

Điều quan trọng nhất của các loại bột là hàm lượng protein –  gluten trong mỗi loại bột khác nhau nên chúng cũng sẽ thích hợp cho những loại bánh khác nhau. Biết được điều này bạn cũng sẽ dễ dàng ‘biến tấu’ để có thể sáng tạo ra những công thức làm bánh bao với bất kỳ loại bột nào. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi hết bài viết này! Chúc bạn thành công!

Rate this post

Viết một bình luận