Mô tả
Giới thiệu về bánh bột lọc
Bánh bột lọc là một món ăn có thể nói là rất phổ biến ở Miền Trung, đặc biệt là khi đến với xứ Huế. Cùng với bánh bèo, bánh nậm và bánh ít, bánh bột lọc đã tạo nên một dấu ấn trong lòng thực khách mỗi khi có dịp thưởng thức đặc sản xứ Huế.
Thành phần chính tạo nên bánh bột lọc mặn nhân tôm thịt là bột lọc và nhân tôm thịt rim kẹo. Tùy theo cách làm mà có bánh bột lọc gói lá chuối, bánh bột lọc trần (người Huế gọi là bánh quai vạc) và tùy vào nhân bánh mà có bánh lọc chay, bánh lọc mặn.
Bánh bột lọc Huế – Lá quê
Gia đình nhà Lá quê đã làm bánh từ thời xa xưa, công thức, vị bánh được ông bà truyền dạy qua nhiều thế hệ. Hiện tại, bánh bột lọc là sản phẩm có doanh số cao nhất trong các loại bánh truyền thống Huế do Lá Quê sản xuất.
Bánh bột lọc Huế của Lá quê được làm từ nguồn nguyên liệu chọn lọc cao, tôm tươi sống, con to; nguồn thịt heo chủ yếu của người dân trong làng nuôi theo kiểu truyền thống và loại bột lọc Huế ngon nhất.
Các loại bánh lọc Huế Lá quê đang cung cấp cho thị trường
Lá quê cung cấp cả bánh lọc chay và bánh lọc mặn. Bánh lọc được gói bằng lá chuối hay lá dong tùy vào yêu cầu của khách hàng.
Nhắc đến bánh lọc Huế thường sẽ nghĩ đến bánh bột lọc trần, người Huế hay gọi là bánh quai vạc. Hiện ở các chợ vẫn bán nhiều loại bánh này. Ưu điểm của bánh này là dễ làm, lúc luộc xong rất hấp dẫn người ăn vì có thể nhìn thấy nhân tôm thịt đỏ rực bên trong. Tuy nhiên, bánh bột lọc trần lại khó bảo quản và vận chuyển nên xu hướng bây giờ là bánh bột lọc gói lá (lá chuối hay lá dong).
Nguyên liệu làm bánh bột lọc Huế
-
Bột lọc (hay còn gọi là bột năng, bột đao)
-
Tôm phá tươi được chọn lọc kỹ.
-
Thịt heo nuôi trong làng
-
Các gia vị khác như nước mắm, đường, tiêu, hành tím, hành lá…
Vậy bột lọc là gì và cách làm ra bột lọc như thế nào ?
Bột lọc là loại bột được làm từ củ sắn (miền Nam gọi là củ mì). Nếu nói đúng thì nên gọi là tinh bột lọc (như tinh bột nghệ). Bột lọc ở mỗi miền lại có một tên gọi khác nhau. Miền Bắc thì gọi là bột sắn, bột đao; miền Trung thì gọi là bột lọc, bột sắn; miền Nam thì gọi là bột năng. Bột lọc có rất nhiều công dụng trong ẩm thực như làm các loại bánh, nổi tiếng là món bánh bột lọc, làm phụ gia tạo độ sệt cho món ăn mà không thay đổi hương vị, làm trân châu, làm sợi bánh canh…
Để làm ra bột lọc người ta xay nhuyễn củ sắn tươi sau đó hòa tan cùng với nước. Hỗn hợp này được lọc nhiều lần qua màn dày để loại bỏ phần xác bột. Phần nước sau khi loại bỏ phần xác bột này sẽ được để lắng lại dưới đáy thùng chứa, tạo thành bột lọc tươi. Hay gọi đúng là tinh bột lọc. Quá trình này y chang như làm tinh bột nghệ vậy.
Phần bột tươi này sẽ được phơi hay sấy khô. Tiếp theo xay mịn phần bột khô này sẽ tạo thành loại bột lọc khô.
Ở Huế, bánh bột lọc trần được làm từ bột tươi này. Hiện này ít thấy bột lọc tươi, đa phần là bột lọc khô.
Ngoài ra, ở Huế còn một loại bánh nữa mà người dân hay gọi là bánh Sắn. Chỉ có vào cuối mùa hè đến mùa thu, khi thu hoạch củ sắn tươi thì mới có loại bánh này. Bánh sắn được làm từ bột sắn, nhưng khác với bột lọc (tinh bột lọc) thì bánh Sắn được làm trực tiếp từ bột của củ sắn được mài hay xay nhuyễn mà không qua quá trình lọc và lắng như làm bột lọc. Nhân bánh thì các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu phụng. Có cả nhân mặn và nhân ngọt. Với tinh bột lọc làm bánh lọc thì bột sẽ không có vị, tuy nhiên bánh Sắn thì khác. Vì làm trực tiếp từ bột củ sắn, nên ăn sẽ có vị “hăng” của bột sắn.
Cách bảo quản bánh bột lọc Huế
Đặc điểm của bánh bột lọc gói là nhân đã được làm chín, bột lọc thì cũng đã được cháo chín sơ qua. Do đó thời gian bảo quản có thể rất lâu nếu đúng cách.
-
Bánh bột lọc sống (bánh chưa hấp)
Ngăn mát tủ lạnh: 3-4 ngày
Ngăn đông: trên 60 ngày
-
Bánh bột lọc chín:
Nếu đã hấp chín thì nên ăn sau khi hấp khoảng 1h. Sau khi hấp xong có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh 2-3 ngày. Tuy nhiên bánh sẽ không ngon sau khi lấy ra hấp lại
Đặc điểm của bánh bột lọc là không nên ăn lúc còn nóng vì bánh lúc này bột còn quá mềm ăn sẽ không ngon. Nên ăn lúc bánh còn hơi ấm ấm, khoảng 20-30 phút sau khi hấp là ngon nhất
Cách làm nước chấm bánh bột lọc Huế
Nước chấm bánh bột lọc cũng rất đa dạng và mỗi gia đình làm bánh mỗi khác. Có gia đình thì dùng nước mắm nấu tôm, có gia đình thì nước mắm dạng chua ngọt…
Nước chấm của Lá Quê theo dạng chua ngọt, theo công thức bên dưới
-
5 muỗng nước mắm ngon
-
6 muỗng nước lọc
-
4 muỗng đường
Hoà tan rồi đun sôi, để nguội chút đến khi ấm
Cho tỏi bằm và ớt sắt mỏng vô, vắt 1/4 quả chanh.
Nêm lại nếu cần chua thêm thì vắt dần dần chứ không được chua quá. Vì nước chấm này vị mặn cay nhiều hơn vị chua.
Với nước mắm này, khi chưa vắt chanh vào thì có thể để ngăn mát ăn dần. Khi lấy ra từ ngăn mát chỉ cần cho thêm chanh vào là được (Nếu đã cho chanh vào trước đó thì không nên bảo quản vì nước chấm sẽ bị đắng)
Hướng dẫn cách làm bánh bột lọc
Là món ăn dân dã nhưng để làm được những chiếc bánh lọc ngon đúng hương vị thì cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn thật sự thích bánh bột lọc và muốn bổ sung vào món ngon cho gia đình thì cũng không hề khó.
Các bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách làm bánh bột lọc rất chi tiết từ cách cháo bột (nhào bột), cách làm nhân bánh, cách làm lá…
Tham khảo: Cách làm bánh bột lọc nhân tôm thịt đúng vị Huế
Với những bạn không có thời gian vào bếp nhưng vẫn muốn ăn bánh bột lọc thì các bạn có thể đặt bánh bột lọc của Lá quê.
Ngoài bánh bột lọc truyền thống: bánh bột lọc nhân tôm thịt gói bằng lá chuối. Lá quê còn làm các loại bánh theo yêu cầu như: bánh bột lọc nhân thịt ba chỉ (phù hợp có các em bé không thích ăn tôm), bánh bột lọc nhân tôm (cho các bạn có nhu cầu mua đặc sản Huế làm quà mang đi các nước như Mỹ, Úc, Canada… vì họ không cho mang bánh nhân thịt vào nước họ), bánh bột lọc gói lá dong (lá dong sẽ làm cho hương vị bánh ngon hơn rất nhiều)…
Với các bạn có nhu cầu mua bánh bột lọc Huế làm quà thì Lá quê cũng đã đưa ra dòng sản phẩm bánh bột lọc làm quà. Bánh bột lọc được đóng túi hút chân không bằng loại túi PA . Rất thích hợp cho các bạn là khách du lịch tới Huế, là sinh viên hay các bạn đi công tác tại Huế… muốn mua đặc sản Huế làm quà để chuyến đi của mình thêm ý nghĩa
.
Với các bạn ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, Lá Quê đã có chi nhánh ở hai thành phố lớn và hàng luôn có sẵn.
Nếu các bạn đã từng mua bánh bột lọc về ăn nhưng không vừa ý như bánh bột lọc đã từng ăn ở Huế thì có thể liên hệ với Lá quê. Bánh lọc Huế của Lá quê cung cấp tại Hà Nội, Hồ Chí Minh được làm từ Huế và chuyển đến Hà Nội, Hồ Chí Minh để cung cấp cho khách có nhu cầu. Với chất lượng và giá cả thống nhất cho tất cả các tỉnh thành.
Khách hàng ở Hà Nội, Hồ Chí Minh hay một vài tỉnh khác có thể liên hệ đặt bánh tại đây
Cách hấp bánh bột lọc
Hấp bánh bột lọc là vấn đề mà luôn được Lá quê quan tâm nhất. Bánh Lá quê bán ra thị trường là bánh sống, khách mua về phải tự mình hấp để thưởng thức. Và việc tự tay khách hàng hấp bánh đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn đến hương vị bánh bột lọc.
Vậy cách hấp bánh bột lọc như thế nào là đúng ?
Bánh bột lọc có thể được hấp cách thủy hay cho vào lò vi sóng, hay thậm chí có thể luộc bánh bột lọc nếu không có nhiều thời gian. Tuy nhiên, thì hấp cách thủy vẫn là cách hấp bánh bột lọc ngon nhất.
Một số lưu ý khi hấp bánh bột lọc
-
Hấp cách thủy: bánh mới làm hay đã rã đông thì khoảng 15 – 20 phút sau khi sôi nước là bánh chín. Bánh bột lọc hấp chín thì phần bột lọc sẽ trong suốt, nhìn vào sẽ thấy nhân tôm thịt đỏ rực. Bánh sống thì bột còn màu trắng đục. Tuy nhiên, còn tùy vào nhiều yếu tố để quyết định thời gian hấp bánh, như lượng nước, lửa lớn hay nhỏ, nồi lớn hay nhỏ, số lượng bánh… Nên cách tốt nhất vẫn là mở bánh ra xem liệu bột đã chín chưa
-
Quay bằng lò vi sóng: để khoảng 6-7 phút, nhớ là đậy kín bánh để tránh làm khô bánh. Nếu bánh mới làm thì tưới một ít nước, nếu bánh rã đông thì không cần vì trong bánh cấp đông đã chứa sẵn nước
-
Luộc bánh: đây là cách ít ai làm, trừ khi quá gấp. Tuy nhiên rất đơn giản, đợi nước sôi rồi cho bánh vào tầm 7-10 phút sẽ chín
Ngoài đặc sản bánh bột lọc thì Lá quê còn cung cấp rất nhiều các loại bánh cũng như đặc sản Huế. Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm bánh của Lá quê theo Link bên dưới nhé.
Sản phẩm bánh đặc sản Huế của Lá quê
Đặc sản Huế làm quà