Bánh gai đặc sản ở đâu, cách làm bánh gai từ lá gai khô thơm ngon

Bánh gai là món đặc sản của nhiều vùng miền như Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương,… Bài viết sẽ hướng dẫn cách làm bánh gai tại nhà thơm ngon ăn là ghiền.

banh-gai-dac-san-o-dau

Bánh gai đặc sản ở đâu?

Bánh gai là một đặc sản truyền thống có từ rất lâu đời của nhiều vùng quê Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bạn sẽ không thể quên được nếu một lần thưởng thức món bánh ngọt, thơm nồng hấp dẫn này. Bánh gai Hải Dương, bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hóa, bánh gai Nghệ An vẫn là lựa chọn của nhiều người mỗi khi ghé thăm hoặc đi qua những nơi này.

banh-gai-dac-san-o-dau

Tùy theo sở thích của từng người, bánh gai thường được làm với các dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác,… Bánh được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như gạo nếp, đậu xanh, cùi dừa già, đường hoặc mật,…. Tất cả được hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị thơm ngon khó tả, cùng với vị ngọt bùi hấp dẫn.

Bánh gai làm từ bột gì?

Dù là ở vùng miền nào đi nữa thì nguyên liệu chính để làm bánh gai chủ yếu là bột nếp và đậu xanh, lá gai, đặc điểm chung của món bánh gai là đều có màu đen. Nhiều người vẫn thắc mắc rằng tại sao bánh gai có màu đen, sở dĩ bánh gai có màu đen là nhờ sự góp mặt của lá gai. Trong quá trình làm bánh người ta đã trộn lá gai giã nhuyễn vào phần bột làm bánh gai. Loại lá gai này sau khi được giã nhuyễn sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đen và vì thế khi bánh gai được nấu chín nó cũng có màu đen, đấy chính là nguyên nhân bánh gai có màu đen.

cach-lam-banh-gai-tu-la-gai-kho

Cách làm bánh gai từ lá gai tươi

Cách làm bánh lá gai của mỗi vùng miền sẽ có mỗi bí quyết khác nhau để tạo ra hương vị thơm ngon đặc trưng nhất cho món bánh gai. Tuy nhiên về nguyên liệu cũng như công thức làm bánh gai đều được thực hiện với các bước làm tương tự giống nhau. Dưới đây là cách làm bánh gai đúng chuẩn vị đơn giản tại nhà, ai cũng làm được.

Nguyên liệu làm bánh gai

  • Bột nếp: 300 gam

  • Bột lá gai: 150 gam

  • Mật mía: 100 gam

  • Đường trắng: 100 gam

  • Đậu xanh bỏ vỏ: 200 gam

  • Các nguyên liệu khác như: Lá chuối, cùi dừa, vừng trắng, dầu chuối,…

Cách làm bánh gai

Bước 1: Làm phần vỏ bánh gai

  • Lá gai ngâm trong nước có pha chút muối, rửa thật sạch rồi đem nấu chín mềm, vớt ra vắt khô hết nước, sau đó giã nhuyễn và trộn cùng với bột nếp. Nếu bạn áp dụng cách làm bánh gai từ lá gai khô thì cần luộc lá gai lâu hơn, lần đầu bạn hãy luộc khoảng 6 giờ sau đó vớt ra rửa sạch rồi luộc lại lần hai với khoảng 6 giờ nữa.

  • Bạn cho bột nếp vào tô lớn cùng với chút dầu chuối, mật mía, đường trắng rồi trộn đều để các nguyên liệu được hòa quyện vào nhau. 

  • Sau đó cho hỗn hợp bột lá gai đã nhuyễn vào cùng rồi nhào đều tay để có một hỗn hợp dẻo mịn (có thể cho vào cối giã nhuyễn để hỗn hợp có độ mịn dẻo cao hơn). Bạn ủ hỗn hợp bột trong khoảng 30 phút.

Bước 2:  Cách làm nhân bánh gai

  • Đậu xanh sau khi mua về đem rửa sạch, ngâm trong nước lọc khoảng 2 đến 4 tiếng vớt ra để ráo nước.

  • Bạn cho đậu xanh vào nấu chín hoặc hấp cách thủy khoảng 20 phút, khi đậu xanh đã nở chín đều, bạn cho thêm đường, cùi dừa đã bào sợi vào trộn đều tất cả rồi tắt bếp. 

  • Sau đó tiến hành vắt hỗn hợp này thành từng nắm (viên) với kích thước gần bằng quả trứng gà.

Bước 3: Gói bánh gai

cach-lam-banh-gai-tai-nha

Chúng ta sẽ dùng lá chuối đã được rửa sạch lau khô bằng khăn ấm để gói bánh gai bằng cách như sau:

  • Để tay không bị dính bột trong quá trình gói bánh, bạn dùng dầu chuối thoa đều lên cả hai bàn tay rồi lấy từng nắm vỏ bánh đã chuẩn bị ở bước 1, ấn dẹp vỏ bánh xuống, lấy viên nhân bánh đã chuẩn bị đặt vào giữa rồi gói sao cho thật kín và vo viên bánh lại (chú ý không được để hở nhân bánh).

  • Thả chiếc bánh vào cái khay đã rắc sẵn hạt vừng rang rồi lại đặt bánh vào giữa lá chuối.

  • Tiến hành gấp 2 cạnh lá chuối, ép nhẹ bột để tạo thành hình tùy thích, sau đó dùng sợi dây buộc lại chắc chắn để cố định chiếc bánh.

cach-lam-banh-la-gai

Bước 4: Hấp bánh gai

  • Khi đã gói xong bánh, bạn xếp lần lượt từng chiếc bánh và xửng để chuẩn bị hấp chín.

  • Cho nước vào khoảng 2/3 nồi, đun với lửa lớn để nước sôi rồi đặt xửng đã xếp sẵn bánh vào nồi hấp, hấp cách thủy trong khoảng 50 đến 60 phút để bánh chín rồi tắt bếp.

  • Bánh đã chín, bạn chỉ việc vớt bánh gai ra chờ nguội rồi mời cả nhà cùng thưởng thức món bánh gai cực dẻo thơm, ngon ngọt, hấp dẫn. Bánh gai sau khi đã hấp chín chỉ có thể để được khoảng 2 – 3 ngày ở nhiệt độ phòng và khoảng 5 – 7 ngày trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc có thể để được 10 – 15 ngày trong ngăn đá. Sau khi áp dụng cách bảo quản bánh gai trong tủ lạnh thì bạn cần hấp lại bánh cho nóng và mềm rồi thưởng thức, tuy nhiên để thưởng thức bánh gai ngon chuẩn vị bạn nên ăn bánh trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi hấp chín.

cach-lam-banh-gai-tu-la-gai-tuoi

Tạm kết 

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về bánh gai đặc sản nổi tiếng của vùng đồng bằng bắc bộ Việt Nam. Như vậy bạn đã biết được bánh gai là đặc sản ở đâu, cách làm bánh gai từ lá chuối khô/tươi thơm ngon đặc biệt.

Xem thêm: 2 cách làm bánh tai yến thơm ngon giòn rụm tại nhà

Món bánh gai với hương vị thơm ngon đặc trưng, được làm từ các loại nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm như bột gạo nếp, đậu xanh, cùi dừa già, đường cát và mật,….  Tất cả được hòa quyện với nhau tạo nên hương vị dẻo thơm nồng, ngọt bùi của loại bánh có một không hai.

Ẩm thực vùng miền rất vui khi được chia sẻ những hiểu biết của mình về ẩm thực Việt Nam. Chúc bạn sẽ thành công mỗi món bánh này!

Rate this post

Viết một bình luận