Bánh mì đen làm từ bột gì? Thành phần của bánh mì đen?

Gần đây các sản phẩm bánh mì đen được bày bán khá phổ biến với tên gọi khác là bánh mì ăn kiêng. Tuy nhiên ai trong số chúng ta cũng đều thắc mắc vậy bánh mì đen làm từ bột gì? Bánh mì đen thành phần ra sao? Liệu sản phẩm này có thực sự tốt cho sức khỏe và mang lại tác dụng khi ăn kiêng giảm cân không?

1. Sự ra đời của bánh mì đen

Bánh mì đen còn có một tên gọi là bánh mì lúa mạch. Đây là sản phẩm được thay đổi tỷ lệ một số thành phần như bột mì thay bằng hạt lúa mạch đen. Đó cũng là nguyên nhân làm thay đổi màu sắc và xuất hiện tên gọi bánh mì đen. Tùy loại bột lúa mạch làm màu sắc bánh sẽ thay đổi từ đen, nâu sang xám.

Vỏ bánh mì đen có độ cứng hơn và hương vị khá đậm đà so với các loại bánh mì khác. Do vậy tuy đây là sản phẩm ăn kiêng nhưng được người dùng đón nhận và yêu thích không như các món ăn kiêng khác.

Vậy đâu là quê hương của món bánh ăn kiêng độc đáo này. Hạt lúa mạch đen thường xuất hiện ở khu vực các nước Châu Âu. Trước kia bánh mì đen được sản xuất và phát hiện tại Đức là sản phẩm hạ cấp dùng cho người có kinh tế khó khăn , dân chài và tù nhân. Đến nay, bánh mì đen lại là một thực phẩm ăn kiêng giàu dinh dưỡng được bày bán ở các siêu thị với mức giá cao hơn bánh mì trắng.

Tuy nhiên đây là sản phẩm đặc biệt với vị thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà các loại bánh mì khác không có. Vì vậy ngày nay nó được đưa vào bữa ăn của mọi gia đình tại Châu Âu.

2. Bánh mì đen thành phần là bột gì làm sao để làm ra sản phẩm này

Để hiểu hơn bánh mì đen làm từ gì hãy cùng đến với bánh mì đen Nga. Ở Nga bánh mì được phục vụ cùng các đồ uống như một bữa thịnh soạn. Vậy thành phần của chiếc bánh đó có những gì?

Thành phần bánh mì đen Nga:

  • 1⁄4 cốc nước ở nhiệt độ khoảng 32 – 37 độ C.
  • 1 thìa cà phê đường nâu
  • 2 muỗng cà phê men nở
  • 2 muỗng canh mật ong
  • 2 muỗng canh bơ lạt
  • 2 muỗng canh giấm táo
  • 1 + 1⁄2 cốc bột lúa mạch đen
  • 1⁄2 cốc cám lúa mì
  • 2 muỗng canh bột ca cao
  • 2 muỗng cà phê
  • 1 muỗng canh hạt caraway
  • 1⁄2 muỗng cà phê hạt thì là
  • 2 muỗng cà phê muối

Chuẩn bánh mì đen thành phần đảm bảo chất lượng

Các bước làm bánh mì đen:

  • Dùng bát vừa để chứa hỗn hợp bột bao gồm: Men nở, đường, nước. Trộn đều hỗn hợp trên cho đến khi chúng tan vào nhau và bắt đầu sủi bọt ( khoảng 10 phút)
  • Đun nóng bơ và mật ong trong một chiếc bát nhỏ để chúng tan chảy từ từ thành chất lỏng min. Sau đó bỏ thêm ít giấm và để hỗn hợp nguội tới khoảng 37 độ C
  • Chuẩn bị chiếc thố inox lớn để trộn hỗn hợp bánh mì đen. Tiến hành trộn bột lúa mạch đen, bột mì đa dụng, bột ca cao, cà phê, hạt caraway, bột thì là và muối. Đảo cho hỗn hợp khô hòa vào nhau trước.
  • Sau đó lấy hỗn hợp men nở đã trộn ở trên đổ từ từ và hỗn hợp bột khô và nguấy đều đến khi được bột mịn
  • Nếu hỗn hợp bột dính có thể đổ thêm bột mì đa dụng để chúng kết dính lại tốt hơn.
  • Dùng tấm nhào bột chuyên dụng và đổ bột trong thố inox lên. Tiến hành nhào bột nhẹ trong khoảng 7 – 10 phút để cho bột có độ cứng và độ dẻo phù hợp. Nếu bạn có máy trộn bột hãy sử dụng để hỗn hợp bột mau đạt tiêu chuẩn và bánh sau khi nướng mềm xốp hơn.
  • Nặn bột thành khối tròn rồi thoa lên một ít dầu để tránh bị không khí gây ảnh hưởng. Tiến hành ủ bột cho bột nghỉ và chờ khoảng 30 – 45 phút
  • Sau khi bột nở hết cỡ, tiến hành tạo hình cho bột và nặn hình dạng theo ý thích. Trong lúc đó bạn hãy làm ấm lòng trước để không tốn nhiều thời gian nướng bánh. Bột có thể rắc thêm lớp áo tùy ý bạn để tránh bị hút ẩm không khí hay trở nên dính.
  • Tiến hành nướng 20 phút ở 210 độ C
  • Sau đó nướng thêm 20 phút với 170 độ cho bánh chín kỹ hoặc màu sắc bánh đạt tiêu chuẩn
  • Bánh sau khi nướng cần để nguội trong 15 phút trước khi cắt lát sử dụng.

Với công thức trên có thể tổng kết hàm lượng dinh dưỡng của chiếc bánh mì đen như sau:

  • Năng lượng: 169 calo
  • Carbs 33,2 g
  • Protein: 5,6 g
  • Chất béo bão hòa: 1,6 g
  • Cholesterol: 6mg
  • Natri: 485 mg
  • Chất xơ: 7 g
  • Đường: 2,5 g

Bánh mì đen làm từ bột gì là câu hỏi của nhiều người tiêu dùng

3. Lợi ích khi sử dụng bánh mì đen

Với thành phần công thức được sửa đổi so với bánh mì truyền thống , bánh mì đen đem lại cho người dùng những lợi ích gì?

  • Giữ dáng và hỗ trợ giảm cân

Bánh mì đen được coi là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp gấp 4 lần chất xơ so với các loại bánh mì trắng thông dụng. Đồng thời sản phẩm này ít đường ít béo tốt cho sức khỏe của người thừa cân béo phì. Đặc biệt hơn nữa là bánh mì đen có chỉ số glycemic thấp nên người ăn kiêng giảm cân hay người mắc bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng. Hàng hàng bạn ăn bánh mì đen sẽ tạo cảm giác no như ăn bánh mì trắng cùng loại nhưng không gây ra tình trạng dư thừa calo

  • Cung cấp vitamin B

Vitamin B là một nguồn dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng và duy trì mọi hoạt động của cơ thể. Ngoài là nguồn cung cấp vitamin B, bánh mì đen còn chứa lượng chất xơ lớn hỗ trợ thúc đẩy sự vận động của đường ruột. Nhờ đó mà mọi vấn đề như táo bón khó tiêu sẽ được cải thiện.

  • Tăng cường sức khỏe tim mạch

Lúa mì tuy không mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch nhưng lúa mạch đen thì ngược lại. Lúa mạch đen là một loại ngũ cốc chứa chất phytonutrient rất tốt cho sức khỏe của tim. Theo số liệu thống kê, những người sử dụng bánh mì đen giảm 20 – 30 % nguy cơ mắc phải bệnh về tim so với người ít hoặc không sử dụng.

  • Điều trị viêm

Khi mắc phải hội chứng chuyển hóa hay tiểu đường type 2 bạn sẽ tăng nguy cơ bị viêm. Và bánh mì đen theo phân tích có khả năng giảm viêm khá hiệu quả. Nếu bạn sử dụng liên tục trong 3 tháng sẽ hạn chế viêm nhanh hơn so với các loại bánh mì trắng.

  • Ngăn chặn sỏi mật

Sỏi mật xuất hiện khi acid dư thừa và cholesterol tăng cao. Với hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần, bánh mì đen sẽ làm trung hòa đi lượng carbs dư thừa khiến chỉ số đường huyết ổn định hơn. Nhờ vậy dư thừa acid hay cholesterol tăng cao sẽ không còn và giảm tối đa sự phát triển của acid mật trong dạ dày. Đây thực sự là công dụng tốt cho sức khỏe của bánh mì đen.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: curiouscuisiniere.com

Rate this post

Viết một bình luận