Mục lục
Nếu giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết giúp bạn hoàn thiện bản thân thì nguyên tắc trong giao tiếp chính là “chìa khóa vàng” để mở ra sự thành công. Ở bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn 5 nguyên tắc “vàng” trong giao tiếp ứng xử. Vì vậy, bài viết hôm nay UNICA sẽ giúp các bạn đi khám phá thêm các nguyên tắc giao tiếp ứng xử phổ biến nhất hiện nay.
1. Tôn trọng người khác
– Trong giao tiếp ứng xử, sự tôn trọng là nguyên tắc vô cùng quan trọng để tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài. Tôn trọng trong giao tiếp không phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ, nghèo hèn, tôn giáo, dân tộc.
-Tôn trọng dựa trên sự thật biểu hiện qua cách ứng xử đúng đắn giữa người với người, không sân si, không vụ lợi. Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại, đồng thời sự tôn trọng trong giao tiếp sẽ giúp bạn hình thành một nhân cách tuyệt vời, nhiều người ngưỡng mộ. Do vậy mà trong cuộc sống hằng ngày con người sống biết cung kính và tôn trọng nhau để đem đến cho nhau sự bình an và nụ cười.
2. Đặt mình vào vị trí của người khác
– Có câu: “Một lời nói vô ý là một xung đột hiểm họa, một lời nói nóng giận có thể làm hỏng cả một cuộc đời, một lời nói đúng lúc có thể là giảm sự căng thẳng, còn lời nói yêu thương có thể chữa lành mọi vết thương và mang đến sự bình yên”. Do vậy, khi giao tiếp, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người khác, “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để không gây ra những tình huống làm cả 2 đều phải khó xử làm tổn thương người khác.
– Bởi “trách người hãy nghĩ đến ta”, nếu bạn không thông cảm và đặt mình vào vị trí của người khác thì sẽ không thấu hiểu được suy nghĩ của họ. Đôi khi, bạn ra đường gặp phải những người tốt, xấu khác nhau nhưng chắc chắn ít nhiều họ sẽ để lại cho bạn những kinh nghiệm sống đáng quý. Vì vậy, thay vì chỉ trích hay than phiền thì đừng vội phán xét điều gì mà hãy đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu và cảm thông, bởi “biết mọi thứ cũng có nghĩa là tha thứ mọi thứ.”
3. Học cách lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ
– Lắng nghe chính là một thứ “gia vị” của cuộc sống. Bởi nếu trong giao tiếp mà không có sự lắng nghe và thấu hiểu thì chẳng khác nào một món ăn có thiếu đi một thứ gia vị quan trọng. Vì vậy, nếu bạn muốn người khác quan tâm đến mình thì trước hết bạn hãy học cách lắng nghe và khuyến khích họ nói về thành tích của họ nhiều hơn. Chính những chia sẻ chân thực từ 2 phía sẽ là sợi dây kết nối tạo nên một mối quan hệ vững bền và hiệu quả trong giao tiếp.
– Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá đào sâu vào cuộc sống của họ, hãy biết một điểm dừng đúng đắn cũng giống như việc lắng nghe phải có sự chọn lọc, bạn nghe họ nói không có nghĩa là họ nói gì cũng đúng. Nên bạn hãy luôn ghi nhớ một điều rằng: “nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều”, từ đó hãy chắt lọc và xâu chuỗi chúng lại, chắc chắn bạn sẽ có những kinh nghiệm giao tiếp vô cùng “đắt giá”.
4. Luôn nở nụ cười
– Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Người không biết tươi cười sẽ không biết cách mở ra những cánh cửa hạnh phúc”. Chính vì vậy, nụ cười xuất hiện không chỉ là cách bạn thể hiện sự thiện cảm với đối phương mà còn là “liều thuốc bổ” mang lại niềm hy vọng lớn lớn trong quá trình giao tiếp, ứng xử.
– Bạn hãy thử tưởng tượng rằng, nếu trong một cuộc đàm phán căng thẳng, ai ai cũng giữ một vẻ mặt cau có, khó chịu thì buổi đàm phán không những kém hiệu quả mà rất có thể sẽ không đi đến đích cuối cùng. Do vậy, thay vì giữ vẻ mặt buồn bã và căng thẳng thì tại sao bạn lại không nở một nụ cười thật tươi, một nụ cười tuy chỉ xuất hiện trong nháy mắt nhưng biết đâu nó lại có thể để lại dấu ấn suốt đời. Bởi vậy, dù cho cuộc sống có thiếu thốn về vật chất nhưng cũng không thể thiếu nụ cười, dù bạn là ai, hãy cứ cười lên mỗi ngày, cuộc đời sẽ trả lại những niềm vui khác biệt.
5. Đảm bảo chữ tín trong giao tiếp
– Chữ “tín” trong giao tiếp chính là nguyên tắc “khuôn vàng thước ngọc” mà bạn không thể bỏ qua. Nếu muốn lấy được lòng tin của đối tác thì điều quan trọng nhất là bạn nên giữ đúng lời hứa và luôn luôn đúng hẹn. Bởi vậy mà từ xưa đến nay câu nói “Chữ tín quý hơn vàng” để chỉ một trong 5 đức tính của một con người cần phải có đó là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Do vậy, “một lần bất tín là vạn lần bất tin”, nếu bạn đã thất hứa một lần thì rất khó có thể lấy lại được lòng tin của đối phương trong những lần giao tiếp sau. Vậy nên, nếu bạn muốn thành công thì hãy luôn luôn ghi nhớ rằng: “tạo dựng lòng tin của người khác là tạo dựng lòng tin của chính mình.”
6. Luôn tôn trọng ý kiến của người khác
– Khác với nguyên tắc tôn trọng người khác mà UNICA đã đề cập ở phần I, chúng tôi sẽ giúp bạn giải thích cặn kẽ về nguyên tắc này để tránh nhiều người hiểu nhầm. Tôn trọng ý kiến của người khác nghĩa là tôn trọng quan điểm, ý kiến của đối phương nêu ra. Nếu bạn không đồng tình với ý kiến của họ thì trong trường hợp này bạn nên đưa ra quan điểm riêng cá nhân của mình thay vì đưa ra câu nói: “Tôi sẽ chứng minh cho anh thấy là anh sai”.
– Vậy, tại sao bạn không tìm một giải pháp khác để cả hai bên cùng vui vẻ thay vì bạn nói ra những lời lẽ thô tục. Vì vậy, người thông minh họ sẽ nhìn nhận vấn đề một cách chín chắn và bày tỏ quan điểm riêng để so sánh giữa hai quan điểm khác nhau, chứ không phải là sự đôi co thiệt hơn. Đó là lý do mà việc nắm vững nghệ thuật giao tiếp được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn điều chỉnh cảm xúc và truyền đạt ý kiến cá nhân một cách rõ ràng, hiệu quả nhất.
7. Sử dụng từ ngữ giao tiếp tế nhị
Có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giao tiếp, nếu bạn biết ứng xử một cách khéo léo và tinh tế bạn không chỉ tạo được sự ấn tượng với đối phương mà còn tạo được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Chẳng hạn, khi đi phỏng vấn xin việc, chỉ cần bạn giới thiệu về bản thân qua một vài câu nói là nhà tuyển dụng đã có thể đánh giá được năng lực cũng như cách ứng xử của bạn. Vì vậy, dù ở bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào đi chăng nữa, nếu bạn thực sự muốn gây được sự chú ý của đối phương thì hãy biết kết hợp sử dụng các kỹ năng vận dụng từ ngữ linh hoạt, tránh sử dụng từ ngữ cọc cằn, thô tục và làm mất lòng người khác.
8. Đảm bảo hài hòa về mặt lợi ích giữa hai bên
Trong giao tiếp ứng xử, bất kỳ ai cũng muốn đạt được một lợi ích nào đó cho mình hoặc cho chủ để mà mình đại diện. Lợi ích mà họ hướng đến có thể là vật chất như tiền bạc hoặc có thể là lợi ích về mặt tinh thần. Do vậy, đây được coi là nguyên tắc cơ bản và cần thiết đó chính là kỹ năng chính trong khóa học giao tiếp ứng xử mà Unica muốn giới thiệu cho bạn, đảm bảo duy trì mặt lợi ích của cả 2 bên. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được nguyên tắc này, đòi hỏi 2 bên phải chú ý một vài lưu ý sau:
– Dành thời gian để tìm hiểu tâm lý và hoạt động của đối tác, đồng thời xác định được mục đích đạt được của doanh nghiệp sau khi đàm phán là gì.
– Nếu lợi ích của đối tác không được thỏa thuận thì chủ thể cần bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông chứ không thể có thái độ hiếu thắng hoặc thờ ơ khi đã đạt được mục đích.
9. Xây dựng niềm tin trong giao tiếp
Đây là nguyên tắc quan trọng không chỉ giúp cho việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh mà còn giúp cho mối quan hệ cá nhân của bạn được cải thiện rõ rệt. Nguyên tắc này đặc biệt thiết thực đối với những người đang giữ cương vị quản lý bởi nó là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công hay thất bại của mọi tổ chức, cá nhân. Bởi nếu sống mà không có niềm tin thì chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ xác định được hướng đi đúng đắn. Do vậy, đối với những người “cầm cân nảy mực” thì họ luôn luôn phải có một niềm tin đúng hướng để dẫn dắt một tập thể đi lên và phát triển toàn diện.
10. Xây dựng giá trị văn hóa trong giao tiếp
Đây là một phạm trù quan trọng mà bạn cần nắm một cách kỹ càng trước khi bước vào cuộc đàm phán với đối tác quan trọng, đặc biệt là người nước ngoài. Giá trị văn hóa giao tiếp của người Việt Nam thể hiện ở tác phong làm việc, thái độ cởi mở, sự lịch thiệp và mến khách. Vậy nên, dù trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào bạn vẫn phải tạo nên mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp và đúng với “thuần phong mỹ tục”.
11. Khen ngợi đúng cách, kịp thời
– Trên thực tế ai cũng muốn được khen ngợ những ưu điểm, thế mạnh của mình hay công nhận những điều họ đã làm tốt. Khi nhận được những lời khen đó họ sẽ cảm thấy mình có giá trị, hữu ích đồng thời cũng tạo động lực cho quá trình làm việc.
– Trong giao tiếp cũng vậy, bạn nên tinh tế phát hiện những điểm mạnh của đối phương dù là nhỏ nhất và đưa ra những lời khen chân thành, kịp thời nhất. Bạn không nên cứ quan tâm mãi đến điểm yếu của họ. Bởi ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, những lời khen góp phần thêm động lực để họ phát triển bản thân hơn.
Hãy luôn nhớ: lời khen thường dễ nghe nhưng lời chê, lời chỉ trích lại thường khó chấp nhận.
Trên đây là các nguyên tắc giao tiếp ứng xử mà UNICA muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bạn có thể áp dung những gợi ý trên vào trong giao tiếp và đạt hiệu quả tốt.
Đánh giá :
Tags:
Giao tiếp