Bé 8 tháng ăn dặm mấy bữa? Bé 8 tháng nên ăn gì? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những điều còn băn khoăn về việc cho bé 8 tháng ăn dặm.
Bé 8 tháng ăn mấy bữa?
Bé 8 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày cộng với một vài bữa phụ; kết hợp giữa bú sữa mẹ/ sữa công thức và ăn dặm với đầy đủ các nhóm chất (thịt, cá, rau củ,…).
Mặc dù sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng khi được 6 tháng tuổi, con cần ăn thêm các thực phẩm khác để nhận đủ sắt, protein và kẽm. Trẻ 8 tháng tuổi chưa được ăn dặm sẽ không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Khi đó, con có thể bị suy dinh dưỡng một cách nghiêm trọng.
Bé 8 tháng có thể ăn gì?
Chế độ ăn uống tốt cho bé 8 tháng tuổi phải cung cấp đủ lượng protein, carbohydrate, khoáng chất, vitamin – những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của con. Vì vậy, thực đơn cho bé 8 tháng tuổi cần có những loại thực phẩm sau:
Trái cây
Trái cây tươi là nguồn cung cấp nhiều loại khoáng chất, vitamin và các loại vi chất dinh dưỡng quan trọng khác. Trái cây cắt thành miếng hoặc nấu chín mềm là món ăn tuyệt vời cho bé ở độ tuổi này.
Với bé 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé làm quen với tất cả những loại trái cây được bày bán trên thị trường.
Rau củ
Các loại rau củ nấu chín mềm cũng là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của bé 8 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, con có thể chuyển từ ăn rau củ xay nhuyễn sang nhai các miếng rau củ nhỏ, mềm.
Cá
Đừng quên đưa cá vào thực đơn ăn dặm của con. Các loại cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cho sự phát triển trí não và sự tăng trưởng của bé. Bạn có thể cho con ăn canh cá, cháo cá hoặc thịt cá vụn, nhưng cần lưu ý là cá phải được làm sạch vảy và xương.
Xem thêm: Bé 8 tháng ăn được cá gì? 5+ loại cá tốt nhất cho trẻ
Chế phẩm từ sữa
Sữa chua không đường và phô mai tiệt trùng là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho bé 8 tháng tuổi. Không sử dụng sữa bò, sữa cừu,… thay thế cho sữa mẹ/ sữa công thức trước khi bé được 1 tuổi.
Thực phẩm giàu protein
Mẹ có thể đưa nhiều loại thực phẩm giàu protein khác nhau vào chế độ ăn dặm của bé 8 tháng. Chẳng hạn như:
-
Các loại đỗ
-
Đậu phụ
-
Cá
-
Thịt lợn
-
Thịt bò
-
Thịt cừu
-
Thịt gà
Để cho bé 8 tháng ăn thịt, mẹ cần nấu chín các thực phẩm này rồi xay nhuyễn hoặc băm vụn. Bạn có thể làm thịt viên để bé tự cầm và ăn.
Ngũ cốc
Bé 8 tháng tuổi đã có thể ăn cháo nấu từ các loại gạo. Ngoài ra bạn cũng có thể cho con ăn bánh quy hoặc bánh mì mềm. Mì Ý, nui cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều bé ở độ tuổi này.
Các loại ngũ cốc mẹ có thể đưa vào thực đơn của bé 8 tháng tuổi là gạo, yến mạch, vừng, bột mì, hạt kê.
Thời gian biểu ăn dặm cho bé 8 tháng
Từ 8 đến 11 tháng tuổi, bé cần 750 đến 900 calo mỗi ngày. Một nửa trong số đó (khoảng 450 calo) nên đến từ sữa mẹ (720ml sữa mẹ). Khi cho con ăn, mẹ nên cho con ăn trước và bú sau; nếu cho con bú trước, con có thể từ chối ăn thức ăn sau đó.
Bữa sáng
-
¼ – ½ cup ngũ cốc, hoặc 1 quả trứng bác.
-
¼ – ½ cup trái cây nghiền hoặc thái miếng bằng 2 ngón tay người lớn để bé tự cầm ăn.
-
120ml – 180ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Bữa phụ buổi sáng
-
120ml – 180ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
-
¼ – ½ cup phô mai cắt hạt lưu hoặc rau củ nấu chín xay nhuyễn hoặc thái miếng bằng 2 ngón tay người lớn để bé tự cầm ăn.
Bữa trưa
-
¼ – ½ cup sữa chua không đường/ pho mai hoặc thịt nấu chín mềm thái miếng lớn để bé tự cầm ăn.
-
¼ – ½ cup rau củ có màu vàng/ cam nấu chín xay nhuyễn hoặc thái miếng lớn để bé tự cầm ăn.
-
120ml – 180ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Bữa phụ buổi chiều
-
Bánh quy dành cho trẻ em trong giai đoạn mọc răng.
-
¼ – ½ cup sữa chua không đường hoặc trái cây nghiền hoặc cắt miếng để bé tự cầm ăn.
-
60 – 120ml nước.
Bữa tối
-
¼ – ½ cup thịt nấu mềm hoặc đậu phụ.
-
¼ – ½ cup rau xanh nấu chín.
-
¼ – ½ cup mì ống, ngũ cốc hoặc khoai tây nấu mềm.
-
¼ – ½ cup trái cây nghiền hoặc cắt miếng để bé tự cầm ăn.
-
120ml – 180ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
Trước khi đi ngủ
180 – 240ml sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ đừng quên vệ sinh răng miệng cho con trước khi đi ngủ nhé!
Kết luận
Bé 8 tháng ăn mấy bữa? Nhìn chung, bé 8 tháng có thể ăn 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày. Tuy nhiên, một số bé có thể ăn nhiều hoặc ít bữa hơn những bé khác; điều này phụ thuộc vào nhu cầu cũng như tình trạng sức khỏe của con.