Bé bị chàm sữa ở cổ: 4 nguyên nhân và 5 cách trị dứt điểm

Bé bị chàm sữa ở cổ là tình trạng da vùng cổ trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti, rải rác hoặc tập trung thành đám. Vậy bé chỉ bị chàm sữa ở cổ là do đâu? Các triệu chứng thế nào? Điều trị ra sao để không để lại sẹo trên da, làm sao để không lây chàm sữa lên quanh miệng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho mẹ.

1. Nguyên nhân bé bị chàm sữa ở cổ

bé bị chàm sữa ở cổ

Chàm sữa là bệnh lý ngoài da xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chàm sữa chủ yếu dẫn đến chàm sữa ở cổ là do di truyền và cơ địa của bé:

  • Do di truyền: Nếu trẻ có bố mẹ mắc các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, hen suyễn, vảy nến, nguy cơ trẻ bị chàm sữa cũng cao hơn các trẻ khác.

  • Do cơ địa: Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, tỉ lệ trẻ bị mắc chàm sữa cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc chàm sữa ở cổ:

1.1. Do vùng cổ của trẻ có nhiều nếp gấp, ngấn

Da vùng cổ có nhiều nếp gấp, là nơi đọng lại nhiều mồ hôi, bụi bẩn. Đây chính là tác nhân gây kích ứng da, dẫn đến chàm sữa ở cổ. Ngoài ra, nếu không được vệ sinh vùng cổ sạch sẽ, môi trường mồ hôi ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh, trong đó có chàm sữa.

1.2. Do trẻ chưa tự giữ được thẳng cổ

Xương trẻ cũng chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ chưa thể tự giữ thẳng cổ được. Do đó, đầu trẻ thường áp sát vào vai hay cúi xuống, khiến da vùng cổ có nhiệt độ cao hơn, ra nhiều mồ hôi hơn. Mồ hôi đọng lại lâu có thể làm kích ứng da, dẫn đến da vùng cổ bị chàm sữa.

1.3. Do sữa, thức ăn, nước bọt thừa chảy xuống cổ

Trẻ đang ăn

Khi ăn, thức ăn, sữa còn thừa thường chảy xuống cổ và đọng lại, đặc biệt tại các nếp gấp. Mồ hôi là môi trường thích hợp cho thức ăn lên men, vi khuẩn phát triển gây ra chàm sữa ở cổ. Ngoài để bé ăn bằng tay không cũng là nguy cơ cao khiến trẻ bị chàm sữa ở tay.

1.4. Do vùng cổ dễ dính bụi

Nguyên nhân khác dẫn đến chàm sữa ở cổ là do trẻ thường mặc quần áo không kín cổ, khiến bụi dễ bám vào cổ, gây kích ứng da cổ thường xuyên.

2. Các biểu hiện khi bé bị chàm sữa ở cổ

Dựa vào biểu hiện trên da cổ mà mẹ có thể phát hiện trẻ có bị chàm sữa ở cổ hay không. Thông thường, da vùng chàm sữa thay đổi theo từng giai đoạn như sau:

  • Đầu tiên, da vùng cổ bị đỏ. Chạm tay vào vùng da này thường thấy ấm hơn da vùng bên cạnh.

  • Sau đó, xuất hiện các mụn nước li ti, dịch trong, rải rác. Mụn thường nổi ở ngấn cổ trước, sau đó lan ra xung quanh.

  • 2-3 ngày sau, mụn nước vỡ ra, chảy nước. Giai đoạn chàm sữa chảy nước nếu không chăm sóc cẩn thận, các nốt chàm sữa dễ bị nhiễm trùng gây sưng, đau.

  • Da vùng bị chàm khô dần và đóng vảy.

  • Cuối cùng, vảy bong và ăn da non, da nhanh chóng phục hồi hoàn toàn.

Mẹ thường chỉ phát hiện khi chàm sữa ở cổ bắt đầu vỡ mụn nước. Lúc này, tình trạng da bé đang tổn thương nặng, dễ xảy ra biến chứng chàm sữa bội nhiễm. Vì vậy, hàng ngày khi vệ sinh cho bé, mẹ nên kiểm tra kĩ vùng cổ bé để phát hiện chàm sữa ở cổ bé và điều trị kịp thời.

3. Hình ảnh bé bị chàm sữa ở cổ

Ảnh cổ bé bị chàm sữa mẩn đỏ

Ảnh cổ bé bị chàm sữa mẩn đỏ

Ảnh mụn nước ở cổ bé bị chàm sữa

Ảnh mụn nước ở cổ bé bị chàm sữa

Ảnh vết loét ở cổ do chàm sữa

Ảnh vết loét ở cổ do chàm sữa

Ảnh vết chàm ở cổ bé đã khô

Ảnh vết đã khô

Ảnh vết bong vảy

Ảnh vết bong vảy

4. Cách điề

u trị cho bé bị chàm sữa ở cổ

Chàm sữa ở cổ là bệnh lành tính, thường không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, vết chàm sữa ở cổ có thể để lại sẹo gây ảnh hưởng xấu đến da. Dưới đây là các phương pháp chăm sóc chàm sữa ở cổ hiệu quả cho bé, mẹ nên tham khảo.

4.1. Không để thức ăn, nước bọt của trẻ dính xuống cổ

Quấn 1 chiếc khăn mỏng khi cho bé ăn

Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng cổ trẻ sau khi ăn để loại bỏ thức ăn, sữa hay nước bọt còn đọng lại trên cổ trẻ, tránh gây kích ứng da cổ.

Mẹ cũng có thể buộc một chiếc khăn lỏng ở cổ trẻ khi ăn, tránh thức ăn rơi vãi, dính vào cổ. Lưu ý, mẹ chỉ nên buộc lỏng để da vùng cổ được thông thoáng.

4.2. Thường xuyên vệ sinh vùng cổ cho trẻ

Vùng cổ trẻ cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên cổ gây kích ứng da. Do đó, mẹ chú ý vệ sinh cổ cho trẻ khi tắm, đặc biệt là lau cổ cho trẻ mỗi khi trẻ ra ngoài về.

4.3. Lựa chọn loại áo có không cổ hoặc cổ mềm

Khi trẻ bị chàm sữa ở cổ, cổ áo có thể ma sát với cổ trẻ, khiến da bị tổn thương nặng thêm, kéo dài thời gian hồi phục.

Vì vậy, để chàm sữa ở cổ mau khỏi, tốt nhất mẹ nên lựa chọn cho trẻ loại áo không cổ để vùng cổ thoáng mát, khó đọng mồ hôi. Đồng thời, như đã lưu ý ở trên, khi trẻ ra ngoài về mẹ nên lau sạch cổ cho trẻ vì áo không cổ khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ bám dính ở cổ.

4.4. Sử dụng nước tắm chuyên dụng điều trị chàm sữa ở cổ cho bé

Nước tắm điều trị chàm sữa ở cổ cho bé

Các dòng nước tắm chuyên dụng để điều trị chàm sữa vừa có tác dụng làm sạch, vừa giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, dưỡng ẩm da… khi bé bị chàm sữa. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn dòng nước tắm có nguồn gốc rõ ràng, được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành.

Chuyên gia khuyên mẹ sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie, được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược (Lá sài đất, cỏ mần trầu, trầu không, tía tô, kinh giới…). Những thảo dược này có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn, giảm ngứa khi bé bị chàm. Đặc biệt, tắm thảo dược rất an toàn, không tiềm ẩn tác dụng phụ như một sốt loại thuốc bôi ngoài da khác.

Đồng thời, với bé bị chàm sữa ở cổ, chuyên gia Da Liễu, Nhi Khoa cũng khuyên mẹ nên dùng nước tắm thảo dược Dr.Papie cho bé, vì:

  • Nước tắm có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm sữa ở cổ

  • Nước tắm thảo dược Dr.Papie làm sạch dịu nhẹ, đặc biệt không gây kích ứng như những dòng sữa tắm hóa học

  • Nước tắm còn nâng cao sức đề kháng cho da, làn da bé khỏe mạnh chống lại được những tác nhân gây bệnh tốt hơn

Nước tắm Dr.Papie đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc, đăng ký sáng chế tại cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Xem thêm: Chàm sữa tắm là gì và lưu ý của chuyên gia y tế

4.5. Bôi các loại kem trị chàm sữa cho vào vùng cổ của trẻ

kem trị chàm sữa cho vào vùng cổ của trẻ

Khi chàm sữa ở cổ tiến triển với biểu hiện da bị khô, bong tróc mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng kem trị chàm sữa thích hợp cho bé.

Có 2 loại kem thường được chỉ định: Kem dưỡng ẩm và kem ngừa sẹo.

  • Kem dưỡng ẩm: Làm dịu da bị ngứa rát, cấp ẩm cho da, giảm tình trạng da khô, bong tróc. Một số loại kem dưỡng ẩm trị chàm sữa ở cổ cho trẻ như Eucerin, Cetaphil, Aveeno Baby…

  • Kem ngừa sẹo: Chàm sữa ở cổ có thể gây ngứa, khiến trẻ hay gãi khiến da tổn thương nặng hơn, da lâu lành, có thể để lại sẹo. Trường hợp này, mẹ nên sử dụng kem ngừa sẹo để ngăn ngừa quá trình hình thành sẹo, tránh ảnh hưởng đến da vùng cổ. Một số kem trị sẹo an toàn để trị chàm sữa ở cổ như Mederma For Kid, A-Derma Epitheliale AH Cream…

Lưu ý:

  • Chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ.

  • Sử dụng kem trị chàm sữa với liều lượng phù hợp, chỉ bôi một lớp mỏng lên vùng da bị chàm sữa ở cổ.

  • Nếu da có biểu hiện bất thường, mẹ cần dừng dùng kem và hỏi ý kiến bác sĩ.

Bé bị chàm sữa ở cổ sẽ hồi phục hoàn toàn mà không để lại biến chứng nguy hiểm gì nếu được phát hiện và chăm sóc đúng cách. Nếu còn băn khoăn, chưa biết xử lý khi con có dấu hiệu chàm sữa ở cổ, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

0/5

(0 Reviews)

0/5

(0 Reviews)

Dược sĩ Lê Quân

Dược sĩ Lê Quân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại DrPapie.

Rate this post

Viết một bình luận