Bé bị côn trùng cắn sưng tấy có nguy hiểm không, có cần đưa đến bệnh viện không hay chỉ cần điều trị tại nhà. Câu hỏi tưởng chừng dễ trả lời nhưng lại khá hóc búa với những cha mẹ không may có con bị côn trùng cắn.
Tại sao bé bị côn trùng cắn sưng tấy?
Làn da trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, đó là lí do trẻ rất dễ bị kích ứng, dị ứng khi bị các loại côn trùng như kiến, muỗi, bọ ve, bọ chét, ong đốt và sâu róm bò… tấn công.
Khi trẻ bị côn trùng cắn, đốt có những bé chỉ bị ngứa, sưng tấy nhẹ và tự khỏi sau vài ngày nhưng ở một số trẻ có cơ địa mẫn cảm thì vùng da bị côn trùng cắn có thể đỏ, tấy, sưng nề, ngứa khiến trẻ liên tục cào, gãi cho thỏa cơn. Đôi khi do cơ thể phản ứng lại các dị nguyên từ vết cắn, ngòi, lông của côn trùng nên da trẻ còn xuất hiện mụn nước, bóng nước gây đau rát, khó chịu.
Côn trùng cắn dễ khiến trẻ bị sưng tấy
Đặc biệt với những loại côn trùng có độc tính cao như ong vò vẽ, kiến ba khoang, ong bắp cày có thể gây gốc phản vệ, trụy tim mạch, ngừng hô hấp dẫn đến tử vong ở trẻ.
Bên cạnh đó, côn trùng còn là tác nhân lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản nên cha mẹ cần chủ động tìm cách ngăn ngừa, nhận biết sớm và điều trị kịp thời các vết cắn, đốt của côn trùng sẽ giúp bé an toàn và khỏe mạnh hơn.
Tham khảo: Trẻ bị côn trùng cắn bôi thuốc gì? an toàn nhất
3 bước cần hành động khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Các chuyên gia y tế cho rằng, để tránh xảy ra nguy hiểm đến tính mạng của trẻ khi bị côn trùng cắn sưng tấy cha mẹ cần phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn dù có độc hay không độc thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ rất cao, nhất là với trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh.
Dưới đây là 3 bước bố mẹ cần hành động ngay khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy:
* Bước 1: Làm sạch da
– Loại bỏ côn trùng, lông lá hoặc bụi bẩn bám trên da trẻ vì chúng có thể chà xát lên vết cắn gây sưng đau hơn cho trẻ.
Làm sạch da là bước rất quan trọng
– Rửa sạch vùng da trẻ bị côn trùng cắn nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.
– Không dùng tay hay bất cứ vật dụng nào bóp, ép, nặn cũng như gãi lên vết cắn dù đang bị ngứa vì tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại thâm, sẹo da.
* Bước 2: Can thiệp y tế
– Chườm đá lạnh lên vết cắn bị sưng tấy trong khoảng 5-10 phút, đợi khoảng 10 phút lại lặp lại như thế khoảng vài lần để giảm sưng ngứa cho trẻ.
– Thoa một lớp gel Oatrum Kids có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giảm sưng đỏ lên vùng da trẻ bị côn trùng cắn. Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, lại được bào chế dưới dạng thể chất gel nên Oatrum Kids không chỉ tuyệt đối an toàn với làn da và sức khỏe của trẻ mà còn giúp thẩm thấu nhanh vào da, giúp rút ngắn thời gian điều trị vết thương, giảm thâm sẹo và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra với trẻ.
Oatrum Kids giúp loại bỏ vết côn trùng cắn hiệu quả
Tìm hiểu thêm: Cách chữa trị bệnh giời leo hiệu quả
– Nếu trẻ bị đau, mẹ có thể tham vấn bác sĩ để cho trẻ uống thêm thuốc giảm đau như như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil , Motrin). Trường hợp trẻ bị dị ứng đừng quên cho bé sử dụng thêm thuốc kháng histamin.
– Tuyệt đối không tự ý đắp các loại lá cây không rõ nguồn gốc lên vùng da đang bị tổn thương cho côn trùng cắn ở trẻ. Những ngày tiếp theo, cha mẹ cần giữ sạch và khô thoáng vết thương, theo dõi xem có biểu hiện gì khác lạ hoặc bất thường không để xử trí kịp thời.
* Bước 3: Cấp cứu khi có dấu hiệu bất thường
Thông thường vùng da bị côn trùng cắn ở trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày song nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm đến tính mạng:
– Vùng da bị côn trùng cắn phát ban, nổi mụn nước hoặc thâm đỏ khắp da.
– Trẻ bị sưng mặt, khó thở, nôn hoặc buồn nôn.
Cần đưa trẻ đi cấp cứu khi có dấu hiệu bất thường
>>> Đọc thêm: Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người
– Trẻ chóng mặt, ngất xỉu, tim mạch đập nhanh.
– Vết cắn chảy máu, sưng tấy đỏ, lở loét có dấu hiệu của nhiễm trùng.
– Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao, chấm xuất huyết, mạch không bắt được hoặc tím tái.
Có thể thấy, côn trùng đốt phần lớn không gây nguy hiểm đến sự an nguy của trẻ nếu được cấp cứu và xử lý kịp thời. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ nằm lòng được những kiến thức này để bảo vệ và chăm sóc con mọi lúc, mọi nơi.
Tham khảo:
>>> Cách xử lý vết côn trùng cắn hoặc đốt ở trẻ hiệu quả
>>> Cách trị kiến ba khoang cắn bằng mẹo dân gian tốt nhất