Bé bị côn trùng cắn sưng tấy khiến bạn lo lắng và không biết xử lý ra sao? Theo dõi bài viết sau để biết được nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh bé bị côn trùng cắn sưng tấy hiệu quả, nhanh chóng ngay tại nhà.
I. Tại sao bé bị côn trùng cắn sưng tấy?
Sau khi côn trùng cắn sẽ gây phản ứng trên da ngay lập tức. Với những bé có cơ địa nhạy cảm hay nọc côn trùng có nhiều độc tính sẽ xuất hiện những biểu hiện nặng như sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy dữ dội tại chỗ. Nguyên nhân thường được đề cập đến khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy đó là cơ địa mẫn cảm.
Phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ diễn ra ngay khi bị côn trùng cắn (vùng da bị cắn chuyển sang màu đỏ). Làn da của bé nhạy cảm hơn so với người lớn nên khi côn trùng cắn sẽ có phản ứng nghiêm trọng: sưng tấy, đau nhức, đôi khi xuất hiện mụn nước, bóng nước.
II. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy có nguy hiểm không?
Thông thường, vết côn trùng cắn sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, do cơ địa bé nhạy cảm với nọc độc của côn trùng dẫn đến tình trạng sưng tấy, đau rát và bọng nước xuất hiện trong nhiều ngày.
Không ít bé bị côn trùng cắn còn dẫn đến tổn thương nghiêm trọng trên da và thời gian hồi phục kéo dài. Côn trùng có độc tính cao như ong bắp cày, ong vò vẽ, kiến ba khoang còn gây sốc phản vệ, ngừng hô hấp, trụy tim, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Côn trùng còn là tác nhân gây bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,… Chính vì vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu và lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách để không gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
III. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy phải làm sao?
Khi bé bị côn trùng cắn, cha mẹ nên bĩnh tĩnh và thực hiện sơ cứu. Sau khi sơ cứu, để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho bé, cha mẹ có thể sử dụng đá lạnh, kem đánh răng hoặc kem bôi dịu da.
1. Xử lý ngay khi bé bị côn trùng cắn
Dưới đây là 3 bước sơ cứu khi bé bị côn trùng cắn:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ nhíp hoặc kim
Bước 2: Nhẹ nhàng lấy nọc côn trùng
Bước 3: Rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn sưng tấy bằng nước ấm/xà phòng
Bước 4: Rửa lại vết thương bằng chất làm sạch và khử trùng
Bước 5: Dùng gạc và băng y tế để cố định vết thương
2. Điều trị triệu chứng khó chịu do côn trùng cắn
Khi bé bị côn trùng cắn sẽ xảy ra phản ứng nhẹ như ngứa, sưng đỏ và tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, một số trường hợp bị côn trùng cắn lại xuất hiện phản ứng lan tỏa với quầng đỏ lan trên diện rộng, sưng tấy, ngứa ngáy dữ dội. Để khắc phục các triệu chứng đó, cha mẹ có thể tham khảo 3 cách mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
2.1. Đá lạnh
Chườm đá lạnh là cách mà cha mẹ không nên bỏ qua khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng nếu vùng da bị côn trùng cắn không bị bội nhiễm hay mụn nước đã vỡ. Khi bé bị côn trùng đốt sưng to và đau nhức, cha mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị đá lạnh (2 – 3 viên)
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị côn trùng cắn
Bước 3: Cho đá lạnh vào khăn mềm
Bước 4: Nhẹ nhàng chườm lên vùng da bị tổn thương
Bước 5: Lau lại bằng khăn khô
2.2. Kem đánh răng
Kem đánh răng thường được sử dụng khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Trong kem đánh răng có hoạt chất kháng viêm, chống nhiễm trùng và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Tinh dầu bạc hà hoặc thành phần tạo cảm giác mát lạnh trong kem đánh răng giúp giảm đáng kể cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, chất sát khuẩn trong nguyên liệu này giúp làm dịu vết côn trùng cắn. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Rửa sạch tay mẹ và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị côn trùng cắn
Bước 2: Bôi một lượng vừa phải kem đánh răng lên vết côn trùng cắn và vùng da xung quanh
Bước 3: Massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc, lưu trên da từ 10 – 15 phút, rửa lại bằng nước sạch
2.3. Kem bôi dịu da
Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị côn trùng cắn, cha mẹ có thể sử dụng kem bôi dịu da cho bé. Chú ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tự nhiên, không chứa corticoid, paraben hay chất bảo quản gây hại cho da. Sử dụng kem bôi dịu da rất đơn giản:
Bước 1: Rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn
Bước 2: Bôi một lớp mỏng và đều kem bôi dịu da
Bước 3: Massage nhẹ nhàng và để kem khô tự nhiên
Lưu ý: Vết côn trùng đốt sẽ giảm đáng kể tình trạng sưng tấy sau khi áp dụng cách mà chúng tôi chia sẻ trên đây. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu thấy những dấu hiệu sau:
-
Vùng da bị côn trùng cắn sưng tấy, thâm đỏ
-
Phát ban, xuất hiện mụn nước, mưng mủ, chảy máu hoặc lở loét
-
Mặt sưng, choáng váng, buồn nôn, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, tim đập nhanh
III. Phòng tránh bé bị côn trùng cắn sưng tấy bằng cách nào?
Khi bé bị côn trùng cắn, nếu không được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, cha mẹ nên có biện pháp chăm sóc da và phòng ngừa bé bị côn trùng cắn:
-
Buông màn khi bé ngủ, đóng cửa sổ và cửa chính vào ban đêm để côn trùng không thể vào nhà.
-
Thường xuyên cắt móng tay, tránh trường hợp bé cảm thấy ngứa ngáy sẽ cào, gãi khiến da bị tổn thương nặng nề.
-
Hướng dẫn bé tránh xa những loại côn trùng nguy hiểm như rết, ong, nhện, sâu róm, bọ cạp, kiến ba khoang, ong,
-
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ đồ dùng không sử dụng như thảm, đồ gỗ cũ, vải ướt, tránh côn trùng làm tổ.
-
Lựa chọn quần áo dài, thoáng mát và bôi thuốc chống muỗi, côn trùng khi cho trẻ ra ngoài vận động.
-
Không nên cho bé chơi ở bụi rậm, ẩm ướt, nhiều đồ đạc, bởi vì đây là những nơi có nhiều ong, muỗi, rết, bọ cạp,…
Kutieskin đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, điều trị và phòng tránh bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh viêm da cơ địa nói riêng và bệnh ngoài da ở trẻ em nói chung, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Đừng quên ghé thăm website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác.
Nguồn : https://kutieskin.vn/