Bé bị mụn nhọt ở mông bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

Bé bị mụn nhọt ở mông nếu không điều trị kịp thời có thể đối mặt với biến chứng nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não mủ… Vì vậy, việc lựa chọn thuốc điều trị mụn nhọt cho bé trở lên vô cùng quan trọng, quyết định tới kết quả điều trị.

4 nguyên nhân khiến trẻ nổi mụn nhọt ở mông

Bé bị mụn nhọt ở mông mẹ lo lắng không yên, tìm mọi cách điều trị để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Dù vậy, không phải cha mẹ nào cũng biết nguyên nhân khiến mụn nhọt ở mông trẻ xuất hiện là do đâu. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính cha mẹ cần đặc biệt quan tâm:

Bé bị mụn nhọt ở mông có thể do dị ứng với tã bỉm hay không được vệ sinh sạch sẽ

Bé bị mụn nhọt ở mông có thể do dị ứng với tã bỉm hay không được vệ sinh sạch sẽ

Bé bị mụn nhọt ở mông do nhiều nguyên nhân gây nên

Bé bị mụn nhọt ở mông do nhiều nguyên nhân gây nên

1.Lỗ chân lông bị tắc

Nếu trẻ nằm, ngồi quá nhiều, mặc quần áo bó sát gây ướt, dính mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn nhọt.

2.Viêm nang lông

Nguyên nhân thứ 2 khiến trẻ bị nổi mụn ở mông là do viêm nang lông. Đây là nguyên nhân rất phổ biến bởi vùng da mông là nơi chứa nhiều lỗ chân lông, khi chúng bị kích ứng sẽ trở nên đỏ và sưng. Những vết sưng này thường có đầu trắng, có thể gây ngứa hoặc đau.

Vì sao bé bị viêm nang lông? Nguyên nhân có thể đến từ chất liệu quần áo mẹ chọn cho bé, thường những loại vải được làm từ nilong hay polyester khiến mồ hôi không thoát ra ngoài được gây viêm và nổi mụn.

3.Bé thường xuyên đóng bỉm

Tã/bỉm không chỉ là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm da mà còn khiến trẻ bị nhọt ở mông gây đau đớn vô cùng.

Đóng tã/bỉm thường xuyên cũng khiến bé bị mụn nhọt ở mông 

Đóng tã/bỉm thường xuyên cũng khiến bé bị mụn nhọt ở mông

Nếu bé đóng bỉm trong thời gian dài mà cha mẹ không thay và vệ sinh sạch sẽ cho bé sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có trong tã/bỉm lưu lại trên da gây ngứa ngáy, nổi mụn.  

4.Áp xe da

Nếu mẹ thấy lỗ chân lông của bé bị nhiễm trùng thì đó là tình trạng áp xe da do tụ cầu vàng gây nên. Áp xe da khiến vùng mông của bé nổi mụn mọc thành cụm gây đau đớn, khó chịu.

Bé bị mụn ở mông bôi thuốc gì?

Bé bị mụn ở mông cần được điều trị đúng cách và kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não mủ… Tuy nhiên việc điều trị mụn nhọt ở mông cho bé không phải là điều đơn giản nên cha mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi tự ý điều trị cho bé tại nhà.

Bé bị mụn ở mông bôi thuốc gì? Thực tế trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thuốc điều trị mụn nhọt nên cha mẹ đã tự ý mua về sử dụng cho bé mà không có sự tìm hiểu kỹ càng. Điều này vô tình khiến bệnh trở nên nặng hơn. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị và dùng thuốc theo đơn.

Bé bị mụn nhọt ở mông cần đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị 

Bé bị mụn nhọt ở mông cần đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị

Nếu mẹ muốn điều trị cho bé tại nhà, ngoài một số loại thuốc bôi phổ biến như Fucidine, Eosine… hãy dành sự ưu tiên cho các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ. Ngoài ra, việc chăm sóc, vệ sinh da bé cần được chú trọng bằng cách:

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

+ Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé hàng ngày, đặc biệt là vùng da nổi mụn ở mông. Nên dùng nước ấm pha với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng lau nhẹ nhàng cho bé 2 lần/ngày để tăng hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm sưng đỏ.

+ Hạn chế đóng bỉm cho bé để vùng da mông được thông thoáng, ngăn ngừa sự tiếp xúc của vi khuẩn tới vùng da bị mụn của bé.

+ Tránh để bé mặc quần áo bó sát, quần áo chất liệu thô cứng, tốt nhất nên chọn chất cotton rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

+ Đảm bảo môi trường sống xung quanh bé (chăn, ga gối đệm, đồ dùng…) để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Đọc thêm: Bé bị nổi mẩn ngứa ở mông mẹ cần đọc ngay

Rate this post

Viết một bình luận