Bé sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì, kiêng gì?

6.6. Tuyệt đối không nên cho trẻ tiếp xúc với những em bé đang mắc bệnh tiêu chảy

Bé sơ sinh có hệ tiêu hóa rất non nớt, nên khi mẹ ăn phải những thực phẩm không tốt và cho bé bú dễ gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Vậy khi bé sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng gì để bé nhanh khỏi và phục hồi tốt?

Trẻ sơ sinh luôn là một trong những đối tượng được quan tâm hàng đầu. Khi trẻ mắc phải bất kỳ một triệu chứng nào đó cũng trở thành nỗi lo khiến các bậc phụ huynh phiền lòng. Bệnh tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp ở tất cả các độ tuổi. Và trẻ sơ sinh khi mắc bệnh tiêu chảy thường xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

1.1. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa thích nghi tốt so với người lớn. Vì vậy tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xuyên diễn ra và khiến bố mẹ rất lo lắng. Đặc biệt là tình trạng tiêu chảy. Trẻ sơ sinh khi bị mắc chứng tiêu chảy thường có biểu hiện trớ và đi ngoài nhiều lần.

1.2. Mẹ ăn phải thực phẩm không tốt ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ khi bú sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời. Chính vì vậy, khi người mẹ ăn phải những đồ ăn lạ hoặc không phù hợp và cho con bú, đây sẽ là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi trẻ bú sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm ăn uống để giúp bé không gặp phải những triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

1.3. Bất dung nạp đường Lactose

Khá nhiều trẻ sơ sinh phải dùng sữa công thức thay cho sữa mẹ khi người mẹ không đủ sữa cho con bú. Chính nguyên do này gây nên tình trạng tiêu chảy cho trẻ. Vì trong sữa công thường thường chứa đường Lactose. Nếu trong cơ thể trẻ thiếu men Lactase sẽ không phân tách được lượng Lactose có trong sữa gây tồn đọng bên trong ruột. Tình trạng này sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa và xuất hiện chứng tiêu chảy.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.

    Thắc mắc của bạn (Gõ TV có dấu)

    What is 7 x 7 ?

    Δ

    2. Các nhóm thực phẩm mẹ nên tránh ăn trong thời gian cho con bú

    Trong giai đoạn cho con bú, người mẹ cần hết sức cẩn thận trong ăn uống để giúp trẻ tránh gặp phải các vấn đề liên quan đến đường ruột và đường tiêu hóa. Dưới đây là những nhóm thực phẩm các mẹ nên tránh ăn để giúp con yêu có một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh:

    2.1. Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng

    Nhóm thực phẩm dễ gây nên tình trạng dị ứng mẹ cần tránh ăn bao gồm: đậu phộng, các loại hải sản, sữa, đậu nành… Trên thực tế, đã có rất nhiều mẹ nhận thấy biểu hiện dị ứng trên cơ thể con sau khi sử dụng các loại thực phẩm này. Vì vậy, để tốt nhất cho con yêu mẹ nên tránh ăn những món thức ăn này trong khoảng thời gian cho bé bú. Đặc biệt, các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, … được nhiều người chứng minh rằng thường gây nên một số loại bệnh lý cho trẻ như các bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc dị ứng ngoài da.

    2.2. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị nhiễm độc

    Dù với những người bình thường thì những loại thực phẩm như các món ăn đường phố, những đồ ăn nấu lại nhiều lần, hải sản… cũng rất không tốt cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy việc mẹ cẩn thận trước khi sử dụng đồ ăn là một điều cần thiết để bé không gặp phải những hệ lụy xấu đối với sức khỏe. Bởi trong các loại đồ ăn này thường tích tụ rất nhiều vi khuẩn ẩn nấp bên trong dễ gây tiêu chảy cho bé.

    2.3. Nhóm thuốc uống

    Bất kỳ loại thuốc nào khi người mẹ sử dụng rồi cho bé bú cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì để tránh gây nên những chứng bệnh về tiêu hóa cho con yêu của mình.

    2.4. Món ăn cay và thức uống có ga

    Các loại đồ ăn cay, nóng, đồ uống có ga…khi mẹ sử dụng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Những thực phẩm này khi mẹ cho bu sẽ xâm nhập vào đường ruột của trẻ gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Mẹ cũng nên hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống… sẽ giúp bé con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

    2.5. Nhóm chất kích thích

    Nhóm chất kích thích bao gồm cà phê, thuốc lá, rượu, bia… Với các mẹ sau sinh, tuyệt đối không nên sử dụng những loại sản phẩm này vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ. Khi trẻ bú sữa mẹ có thể diễn ra khả năng kích ứng đường ruột gây tiêu chảy nguy hiểm cho con.

    Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, việc ăn uống của mẹ cũng nên điều chỉnh một cách hợp lý để giúp con giảm bớt tình trạng tiêu chảy một cách nhanh chóng.

    3.1. Chế độ ăn BRAT

    Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyến cáo cho các mẹ có bé sơ sinh mắc chứng tiêu chảy đó là nên ăn theo chế độ BRAT. Ăn theo chế độ này tức là các mẹ tập trung sử dụng những loại đồ ăn là Banana (chuối), Rice (gạo), Apple (táo), Toast (bánh mì).

    Đây đều là những thực phẩm chứa ít đạm và chất béo, mang khả năng dung hòa tốt và dễ tiêu hóa có nhiều người mắc bệnh tiêu chảy. Bên cạnh đó, trong các món ăn này chứa nhiều chất xơ giúp phân của bé bớt lỏng. Đặc biệt trong quả chuối chứa rất nhiều chất kali mang khả năng thay thế cho chất điện giải vô cùng cần thiết để duy trì các chức năng của tế bào khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên sử dụng thêm bánh quy, trứng nấu chín, thịt gà không da, khoai tây…sẽ mang lại tác dụng tốt cho bé.

    3.2. Sữa chua

    Sữa chua là một trong những thực phẩm mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn của bản thân để giúp cho bé sơ sinh giảm được chứng tiêu chảy.

    Bởi trong sữa chua có chứa các probiotics, đây là các lợi khuẩn rất có lợi cho đường ruột của trẻ. Khi trẻ bị tiêu chảy, lượng lợi khuẩn trong đường ruột cũng theo đó ra ngoài khiến đường ruột mất đi một lượng lớn. Việc bổ sung sữa chua là một lựa chọn hoàn toàn đúng đắn dành cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên chọn sữa chua không đường hoặc ít đường vì lượng đường có thể khiến tình trạng này diễn ra trầm trọng hơn.

    3.3. Các loại rau, củ, quả

    Rau, củ, quả không những mang lại nhiều vitamin giúp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu mà còn là một trong những loại thực phẩm giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi các mẹ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cho bé bú tình trạng tiêu chảy của bé được giảm bớt đáng kể bởi lượng chất xơ trong đó sẽ khiến phân của bé rắn hơn. Không còn đi ngoài phân lỏng nữa.

    3.4. Uống nhiều nước

    Bé có thể được bù đắp lượng nước đã mất khi đi ngoài nhiều lần thông qua việc bú sữa mẹ. Chính vì vậy người mẹ cần bổ sung lượng nước đủ cho cơ thể và cũng là sự giúp ích lớn trong quá trình bù nước cho bé.

    3.5. Trà hoa cúc

    Trà hoa cúc giúp giảm bớt các chứng đau bụng bằng cách thư giãn các cơ và lớp lót trong ruột. Khi mẹ uống trà hoa cúc, bé bú sữa mẹ sẽ giảm được đáng kể tình trạng tiêu chảy và giữ được lượng nước cho cơ thể.

    3.6. Men vi sinh

    Men vi sinh là một trong những sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng nhằm giúp bổ sung lượng lợi khuẩn làm cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Mẹ có thể sử dụng men vi sinh để giúp trẻ sơ sinh có một hệ tiêu hóa ổn định, giảm thiểu tình trạng tiêu chảy kéo dài.

    Tuy nhiên, khi lựa chọn men vi sinh, các mẹ nên lựa chọn loại men vi sinh có thành phần tự nhiên từ kim chi Hàn Quốc và được bào chế theo công nghệ mới bao kép LAB2PRO. Đây là một sản phẩm tốt được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, sử dụng rất an toàn , không cần kê đơn hay hỏi ý kiến bác sĩ. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây).

    4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, các mẹ nên cân nhắc về chế độ dinh dưỡng một cách kỹ càng. Có hai giai đoạn mẹ cần nắm thật chắc ở trẻ đó là:

    4.1. Các bé nhỏ dưới 6 tháng tuổi

    Giai đoạn này, bé chưa thể tự mình hấp thu các chất dinh dưỡng mà hoàn toàn bú sữa mẹ. Vì vậy, dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng cần đảm bảo sao cho vừa lành mạnh lại có thể ngăn ngừa chứng tiêu chảy cho con một cách tốt nhất và hợp lý nhất.

    4.2. Các bé lớn hơn 6 tháng tuổi

    Với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên đã chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Ngoài sữa mẹ, các bà mẹ có thể bổ sung cho con các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như ăn cháo loãng, sữa chua, và bù nước hàng ngày. Bên cạnh đó các mẹ có thể cung cấp đủ hơn các món ăn như thịt nạc, cá, trứng… cùng với một số loại nước ép tốt cho hệ tiêu hóa như chuối, cam, xoài, đu đủ… Các loại thực phẩm này giúp tăng cường lượng Kali, beta, vitamin C.

    Ngoài ra, mẹ nên cho bé sử dụng dung dịch bù nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài để tránh mất nước nghiêm trọng. Tuy nhiên với dung dịch bù nước và điện giải này, mẹ nên pha theo đúng liều lượng và tỉ lệ mới mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó cũng tránh lạm dụng việc sử dụng quá nhiều cũng gây nên những tác dụng phụ không thể lường trước được.

    5. Những quan niệm sai lầm các mẹ thường mắc phải khi cho bé ăn

    Trong quá trình chăm sóc bé bị tiêu chảy, các mẹ thường xuyên mắc phải một số sai lầm sau đây:

    5.1. Không cho con bú khi bị tiêu chảy

    Mẹ lầm tưởng rằng sữa mẹ cũng giống sữa công thức nên kiêng sữa mẹ cho bé. Nhưng thực chất sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu không có những thành phần không tốt cho sức khỏe bé như sữa công thức. Nếu mẹ không cho trẻ sơ sinh bú sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng khi bé đói, lả và mất nước.

    5.2. Kiêng cho trẻ sữa chua

    Vì sữa chua cũng là một chế phẩm từ sữa, nên nhiều mẹ không cho con sử dụng khi bị tiêu chảy. Thế nhưng, thực chất sữa chua mang đến rất nhiều các lợi khuẩn có ích cho đường ruột. Giúp cân bằng được hệ vi sinh trong đường ruột khiến giảm các triệu chứng và tình trạng tiêu chảy của bé một cách tốt nhất. Tuy nhiên mẹ chỉ nên lựa chọn sữa chua ít đường hoặc không đường thôi nhé.

    5.3. Kiêng đồ tanh và không cho ăn dầu mỡ

    Khi bé bị tiêu chảy, rất nhiều mẹ không cho bé sử dụng thực phẩm tanh và đồ ăn dầu mỡ và nghĩ rằng những loại thực phẩm này sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy nặng nề hơn. Nhưng thực chất mẹ có thể bổ sung cho con một vài món ăn từ cá sẽ cung cấp được lượng omega 3 tốt. Mẹ cũng có thể sử dụng thức ăn chế biến từ một vài loại dầu như dầu oliu hay dầu dừa sẽ an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

    6. Các cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần nắm rõ

    Bên cạnh việc điều trị để làm giảm mức độ của bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên biết cách phòng tránh để giúp con không lặp lại các triệu chứng này và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất:

    6.1. Lựa chọn thực phẩm sạch được nấu chín

    Mẹ chỉ nên ăn những loại thực phẩm sạch và đã được nấu chín kỹ. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thức ăn chưa rõ nguồn gốc và thiếu vệ sinh vì sẽ khiến lượng sữa cho bé bú bị ảnh hưởng khiến trẻ dễ gặp các chứng bệnh về đường tiêu hóa.

    6.2. Cân bằng lượng dinh dưỡng cho trẻ khi ăn dặm

    Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, các mẹ cần tìm hiểu về các loại dinh dưỡng thiết yếu cần có để giúp trẻ có đủ năng lượng hoạt động hàng ngày. Mẹ cần chú ý về khẩu phần ăn mỗi bữa đạt tiêu chuẩn theo tháp dinh dưỡng của các chuyên gia đã nghiên cứu.

    6.3. Uống nước đủ liều lượng và đảm bảo hợp vệ sinh

    Mỗi ngày mẹ nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể của trẻ. Với các bé dưới 6 tháng tuổi mẹ cần uống đủ nước để khi bé bú sữa mẹ cơ thể bé cũng có đủ lượng nước cần thiết. Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống đủ liều lượng nước theo quy định.

    6.4. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc, vệ sinh cho bé

    Việc hình thành thói quen vệ sinh tay sạch sẽ khi chăm sóc bé là một trong những việc mẹ nên tự tạo cho mình. Bởi những vi khuẩn nhỏ bé đến từ bàn tay mẹ có thể vô tình xâm nhập vào cơ thể bé và gây nên những loại bệnh khó lường.

    6.5. Không cho trẻ ngậm đồ chơi hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh

    Trẻ nhỏ thường có thói quen ngậm mút tay hoặc đồ chơi. Đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm những loại vi khuẩn vào trong đường ruột của trẻ. Vì vậy mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen không ngậm mút tay hoặc đồ chơi để giúp cơ thể luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.

    6.6. Tuyệt đối không nên cho trẻ tiếp xúc với những em bé đang mắc bệnh tiêu chảy

    Bệnh tiêu chảy có thể lây nhiễm khi trẻ chơi chung đồ chơi. Vì vậy mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ tiếp xúc với những trường hợp đang mắc bệnh tiêu chảy để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chứng bệnh này cho con em mình.

    6.7. Mẹ cho con bú không được dùng thuốc kháng sinh

    Khi mẹ đang trong giai đoạn cho con bú, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh không những có nguy cơ gây nên tình trạng mất sữa ở mẹ mà còn gây hại cho bé khi bú sữa mẹ có thuốc kháng sinh. Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc mẹ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây hại cho trẻ.

    6.8. Sử dụng men vi sinh để giúp bé tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa

    Men vi sinh là một dạng chế phẩm sinh học, chứa rất nhiều lợi khuẩn có ích cho đường ruột. Men vi sinh được các chuyên gia y tế khuyên dùng để có thể mang lại một hệ miễn dịch tốt cho đường tiêu hóa, ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh liên quan đến đường ruột.

    Hiện nay men vi sinh được ứng dụng rất nhiều trong đời sống để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Các mẹ có thể tìm hiểu loại men vi sinh tốt nhất được chiết xuất từ kim chi của Hàn Quốc, rất an toàn cho người sử dụng. Với công nghệ bào chế bao kép LAB2PRO, loại men vi sinh này sẽ khiến mẹ kinh ngạc về tác dụng hữu hiệu của sản phẩm trong quá trình phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy cho bé.

    Với những mẹ cho con bú có thể thoải mái sử dụng sản phẩm này. Khi bé bú sẽ mang lại công dụng hiệu quả làm giảm cho bé cảm giác khó chịu ở bụng và bổ sung nguồn lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể.

    Với tất cả những thông tin liên quan đến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì kiêng gì, hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các mẹ trong quá trình phòng tránh và điều trị chứng bệnh tiêu chảy cho bé con nhà mình. 

    Rate this post

    Viết một bình luận