Bế Tắc Trong Công Việc Và Cách Giải Tỏa

Bế tắc trong công việc là điều mà bạn không thể tránh khỏi trên hành trình sự nghiệp của mình, khiến bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản, làm việc không hiệu quả. Làm thế nào để giải tỏa các bế tắc này, lấy lại sự hào hứng, năng lượng để làm việc?Chefjob sẽ bật mí cho bạn ngay trong bài viết này.

Lộ trình sự nghiệp cũng giống như khi chúng ta đi trên một con đường, có những lúc bạn tăng tốc lao đi thật nhanh nhưng cũng có những lúc, bạn kẹt lại giữa đường, đi nhầm đường, gặp phải những ngã rẽ, ngõ cụt… Đó là những lúc bạn rơi vào cảm giác bế tắc, muốn thoát ra khỏi nhưng không biết phải làm thế nào. Bế tắc trong công việc là điều mà hầu như ai cũng đều từng gặp phải. Với những người làm việc ở lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, thường xuyên làm việc cường độ cao, áp lực lớn, giải quyết những phàn nàn và những sự cố phát sinh từ khách hàng… thì cảm giác bế tắc, stress càng dễ xảy ra.

be tac trong cong viecbe tac trong cong viec

Bế tắc trong công việc là điều mà hầu như ai cũng từng gặp phải – Ảnh: Internet

Nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong công việc

1. Thiếu động lực và đam mê làm việc

Khi công việc trở thành một kiểu quán tính, lặp đi lặp lại hằng ngày, bạn sẽ “mất lửa” dần với nó, không còn hăng say làm việc như lúc mới bắt đầu. Thiếu động lực và đam mê khiến bạn thường xuyên cảm giác chán công việc đang làm, không muốn nỗ lực vì những mục tiêu và muốn nhảy việc.

2. Chi phối bởi cảm xúc cá nhân

Những cảm xúc cá nhân xuất phát từ các mối quan hệ gia đình, xã hội luôn chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến công việc của bạn. Nếu không biết cách cân bằng giữa cảm xúc riêng và chuyện công việc, không kiểm soát được cảm xúc cá nhân, bạn sẽ không thể nào tập trung làm việc được.

3. Làm việc cường độ cao liên tục

Làm việc cường độ cao vốn là đặc thù trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, nhất là trong những mùa cao điểm, lễ tết… Khi làm việc liên tục, đi sớm về trễ, tăng ca thường xuyên… cơ thể và đầu óc bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, trì trệ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong công việc.

nguyen nhan be tac trong cong viecnguyen nhan be tac trong cong viec

Làm việc liên tục với cường độ cao cũng là nguyên nhân khiến bạn stress, bế tắc trong công việc – Ảnh: Internet

4. Rắc rối trong mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên

Chúng ta chỉ làm việc hiệu quả khi có sự kết nối, hỗ trợ ăn ý với các đồng nghiệp, cấp trên. Những mâu thuẫn trong những mối quan hệ này khiến bạn không tìm được niềm vui khi làm việc, sự căng thẳng, bức bối lâu ngày khiến bạn đi vào bế tắc.

Cách giải tỏa bế tắc trong công việc

1. Tự vấn đáp chính mình

Nếu bạn bế tắc trong công việc vì “mất lửa” với nghề, thiếu đi sự hào hứng làm việc thì hãy tự xem xét lại chính mình, xác định lại công việc mình đang làm có phải là mục tiêu, là niềm yêu thích của mình hay không? Nếu không, hãy thử với một công việc mới, môi trường mới để thử thách bản thân. Còn nếu công việc đang làm vẫn là đam mê của mình, chẳng hạn, bạn vẫn yêu thích nghề Bếp, vẫn muốn làm Đầu bếp để cho ra những món ăn ngon thì có thể tìm lại cảm giác hào hứng với công việc bằng cách tham gia một chương trình, cuộc thi, sự kiện về nấu ăn, ẩm thực để thay đổi không khí.

2. Cân bằng cảm xúc cá nhân

Hãy học cách cân bằng, kiểm soát các cảm xúc riêng tư của mình, tập thói quen sắp xếp, tổ chức công việc một cách hợp lý, không khiến cho mọi thứ quá xáo trộn.

giai toa khi be tac trong cong viecgiai toa khi be tac trong cong viec

Học cách cân bằng, kiểm soát cảm xúc cá nhân để không ảnh hưởng đến công việc- Ảnh: Internet

3. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Nếu thời gian qua bạn đã làm việc với cường độ quá cao, hãy dành vài ngày để thư giãn, nghỉ ngơi, du lịch cùng gia đình, bạn bè. Đây là cách để nạp năng lượng, thư giãn đầu óc, cơ thể và khiến tinh thần vui vẻ, thoải mái hơn khi quay trở lại công việc.

4. Cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp

Trong trường hợp những bế tắc của bạn xuất phát từ mối quan hệ với đồng nghiệp hoặc cấp trên, hãy tìm cách để cải thiện những mối quan hệ này. Bạn có thể điều chỉnh một chút thái độ, thói quen của mình để tương thích với đồng nghiệp, mối quan hệ giữa các bạn sẽ được cải thiện và hiệu quả công việc cũng vậy. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trò chuyện với đồng nghiệp, với sếp để cùng tìm tiếng nói chung, hạn chế những bất đồng.

“Cuộc sống của chúng ta là một bánh xe với năm yếu tố: sức khỏe, hoạt động xã hội, gia đình, bạn bè và các mối quan hệ cá nhân, tài chính và sự nghiệp. Để cho một người cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của họ, tất cả những yếu tố đó phải là tốt”. Do đó, khi bế tắc trong công việc, hãy đánh giá, xem xét lại những yếu tố này để có những thay đổi thích hợp. Hy vọng rằng, bạn sẽ luôn có cách vượt qua những buồn chán, bế tắc và làm việc một cách tích cực, hiệu quả.

Rate this post

Viết một bình luận