Bê tráp là gì? Bê tráp đám cưới cần “Lưu Ý” những gì!

Bê tráp ăn hỏi vẫn luôn được biết đến là phong tục truyền thống mang đậm dấu ấn của người Việt. Đây là nghi thức mà đoàn nhà trai và đoàn nhà gái đều cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để chuẩn bị lễ ăn hỏi cho đôi vợ chồng trẻ tương lai. 

Vậy bê tráp là gì? Ngay sau đây, Mimosa Wedding sẽ cùng các bạn đi tìm kiếm câu trả lời để giải đáp cho những thắc mắc xoay quanh những phong tục, nghi thức và điều kiêng kỵ của quá trình bê tráp ăn hỏi.

be chap la gibe chap la gi

Bê tráp là gì? Những lưu ý xoay quanh bê tráp cho đám hỏi? Hãy cùng Mimosa Wedding đi tìm hiểu những lưu ý cơ bản chuẩn bị cho việc bê tráp

Bê tráp là gì?

  • Bê tráp là gì?

    Bê tráp hay còn được gọi với cái tên thân mật khác là bưng quả, bưng lễ. Đây là phong tục truyền thống quen thuộc được tổ chức trong ngày ăn hỏi của mỗi người Việt. Đây là nghi thức được thực hiện bởi đội bê tráp nam cho đằng nhà trai và đội bê tráp nữ cho đằng nhà gái. Biểu trưng cho ý nghĩa cho trao duyên và cũng là lời chúc phúc dành cho cặp đôi cô dâu chú rể sẽ chính thức kết duyên vợ chồng, chung sống đến đầu bạc răng long. 

  • Đội

    bê tráp đám cưới

    của hai bên gia đình sẽ được nhận các phong bao lì xì trước khi đến nhà trao lễ ở nhà gái. Sau khi thực hiện xong nghi lễ trao tráp cưới, hai đội bê tráp nam nữ sẽ tiến hành đổi lì xì cho nhau. Đây là phong tục trao duyên quen thuộc để tránh bị “mất duyên” của những nam, thanh nữ tú bê tráp trong ngày trọng đại cho cặp đôi.  

be trap la gibe trap la gi

Bê tráp lễ vẫn luôn là phong tục cưới vô cùng quen thuộc ở các vùng miền của mỗi người dân Việt Nam

Công tác chuẩn bị cho bê tráp

Chuẩn bị lễ vật

Một số những lưu ý trong quá trình chuẩn bị lễ vật cùng với đó là những ý nghĩa trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam:

  • Tráp trầu cau: Với quan niệm “Miếng trầu là đầu của mọi câu chuyện” nên tráp cưới trầu cau dường như không thể thiếu đi trong lễ ăn hỏi. Mặc khác, trầu cau cũng là biểu trưng cho ý nghĩa hai gia đình sẽ chính thức gắn bó, mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi và tình cảm của cặp đôi ngày càng bền chặt. 

  • Tráp chè: Đây là tráp lễ cũng vô cùng quen thuộc của người Việt, nói chuyện và thưởng trà đi vào tiềm thức của mỗi con người Việt và đặc biệt quen thuộc vào người miền Bắc. Khi trò chuyện một ấm trà ấm sẽ giúp câu chuyện thêm phần vui vẻ, thuận lợi và hào hứng. 

  • Tráp rượu: Chén rượu sẽ thay cho đôi lời chúc phúc. Tráp rượu chính là tượng trưng cho những gửi gắm, lời chúc dành cho đôi uyên ương sắp kết duyên vợ chồng.

  • Tráp phu thê: Từ xa xưa, khi hai người kết hôn sẽ chính thức được gọi là cặp phu thê. Chính vì vậy, bánh phu là tượng trưng cho tình cảm bền chặt, son sắt của đôi vợ chồng, cũng hòa quyện gắn bó như chiếc bánh phu thê. 

  • Mâm hoa quả: Đây là mâm tráp trong lễ ăn hỏi được dùng để thắp hương, đặt lên bàn thờ ông bà, tổ tiên với hy vọng cặp đôi uyên ương có thể sớm đơm hoa kết trái, nhận được sự che chở, bảo vệ của gia tiên hai bên gia đình. Đây cũng giống như lời báo cáo đến tổ tiên về việc gia đình sắp đón một thành viên mới trở thành con cháu trong nhà.

  • Mâm tráp hạt sen: Hạt sen mang đậm dấu ấn của vị quê hương, thể hiện ý nghĩa gợi nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. 

  • Tráp cốm: Bánh cốm mang hương vị ngọt ngào, nó thể hiện sự ngọt bùi, nồng thắm của tình cảm lứa đôi dành cho nhau cuối cùng cũng đến ngày kết trái. 

  • Mâm xôi gấc & hoa mai: Màu đỏ của xôi gấc đại diện cho sự may mắn, báo hỷ sự;còn màu sắc của mai vàng gửi gắm vào đó ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc và giàu sang cho cuộc sống của đôi trẻ trong tương lai.

  • Lợn sữa quay: Đây là mâm tráp tượng trưng cho sự dư dả, cũng như vượng khí và tài lộc đến với gia đình. Mặc khác, nó còn là lời chúc phúc dành cho đôi vợ chồng trẻ sớm đơm hoa kết trái, con cháu đầy nhà. 

Thứ tự bê tráp

Khi bê tráp đám cưới gia chủ cũng nên lưu ý về thứ tự bê tráp. Điều này còn phụ thuộc trực tiếp vào số lượng của tráp gia đình nhà trai đã chuẩn bị. Cụ thể, Mimosa Wedding sẽ liệt kê thứ tự trước sau của tráp cưới để gia đình lưu ý: 

  • Đối với mâm tráp lễ ăn hỏi từ 5 – 7 tráp lần lượt có thứ tự như sau: Tráp cau – tráp rượu, thuốc lá – tráp hoa quả được cắt tỉa hình rồng phượng – các tráp cao ( cụ thể như tráp bánh cốm, bánh phu thê, tráp hạt sen, tráp trà)

  • Đối với lễ ăn hỏi có từ 9 – 11 tráp: Tráp cau – tráp rượu, thuốc lá – tráp lợn sữa – tráp hoa quả cắt tỉa rồng phượng – tráp xôi gấc, hoa mai – tráp bia/nước ngọt – các tráp cao ( cụ thể như: tráp bánh cốm, bánh phu thê, tráp hạt sen, tráp trà)

Cách trao lì xì khi bê tráp

  • Đội bê tráp của hai bên gia đình cũng nên quan tâm đến một số những lưu ý về trước khi đến nhà gái trao lễ. Sau khi đã hoàn tất một số thủ tục cơ bản và trao lễ cho nhau, đội bê tráp nam nữ của hai bên gia đình sẽ tiến hành trao đổi lì xì đỏ. 

  • Và tất nhiên

    cách trao lì xì khi bê tráp

    cũng cần được quan tâm, chăm chút bởi nó như là một lời chào đáp, trao duyên và gửi gắm những lời chúc phúc ý nghĩa dành cho đội bê tráp nam thanh nữ tú trong tương lai cũng tìm kiếm được hạnh phúc trọn vẹn của đời mình. 

Quy trình bê tráp

Bước 1: Chuẩn bị

  • Hai gia đình sẽ có sự bàn bạc, thống nhất từ trước đó về số lượng các tráp cưới sau đó mới tìm kiếm, lựa chọn đội bê tráp. Khi ngày lành tháng tốt đã điểm, đúng giờ chọn sẵn, nhà trai sẽ khởi hành sang bên nhà gái để trao lễ, kết duyên thông gia. 

Bước 2: Trao lễ

  • Nhà trai sẽ thực hiện sắp xếp đội hình đến nhà gái trao lễ theo thứ tự cấp bậc trong gia đình. Tất nhiên đi đầu sẽ là ông bà, cha mẹ rồi mới đến chú rể và đội bê tráp nam đằng nhà trai cùng các thành viên anh em, họ hàng khác trong gia đình, Sau khi bắt đầu xong màn chào hỏi, đoàn trao tráp sẽ trao đến tay đội nhà gái và hai bên cùng đỡ mâm tráp vào nhà. 

  • Trong khi trao tráp, hai đội bê tráp sẽ tiến hành trao cho nhau phong bao lì xì đã được chuẩn bị từ trước đó mang ý nghĩa trao duyên cho hai bên nam nữ.

Một số những lưu ý không nên bỏ qua: Các bạn bưng tráp thường tự đặt ra câu hỏi đó là “tiền bê tráp có được tiêu không?” thì Mimosa Wedding xin được giải đáp rằng tiền bê tráp các bạn hoàn toàn có thể tiêu được bình thường. Đây còn là tiền rất may mắn bởi những ý nghĩa mà nó được gửi gắm ở trong đó. Khi hai bên đã trao duyên đổi phong bao lì xì cho nhau rồi thì việc tiêu tiền trong bao bạn không cần lo lắng có vấn đề gì cả. 

be trap la gibe trap la gi

Quy trình bê tráp đóng vai trò vô cùng quan trọng để đám hỏi được diễn ra thành công, thuận lợi để gửi gắm trọn vẹn những ý nghĩa của nó

Bước 3: Nhận quả và mở quả

  • Sau khi trao và nhận tráp lễ hoàn thành, cả hai bên gia đình đằng nhà trai và nhà gái sẽ ngồi uống nước, trò chuyện và giới thiệu về các thành viên trong gia đình, người đại diện phát biểu đại diện buổi lễ.

  • Đại diện này của bên nhà trai sẽ đứng lên phát biểu lý do của buổi gặp gỡ hôm nay, đại diện nhà gái phát biểu những lời cảm ơn và chấp nhận tráp lễ mà nhà trai đã mang đến. Đồng thời, gửi gắm sự thừa nhận chàng dâu, rể mới chính thức trở thành con cháu trong nhà của hai bên gia đình. Sau đó mẹ của chú rể và mẹ của cô dâu sẽ bước lên để cùng nhau mở tráp cưới.

Bước 4: Cô dâu chính thức ra mắt gia đình hai bên

  • Chú rể sẽ xin phép được lên phòng để đón cô dâu xuống chào hỏi khách mời cùng các thành viên trong đoàn nhà trai. Sau đó, mẹ cô dâu sẽ dắt cô dâu xuống để tra mắt quan viên hai họ. 

Bước 5: Làm lễ gia tiên bên đằng nhà gái

  • Sau khi đã ra mắt gia đình hai bên, cô dâu và mẹ cô dâu sẽ lấy ra một số những lễ vật trong tráp cưới để đặt lên bàn thờ, thắp hương cúng bái như là một lời báo cáo đối với ông bà, tổ tiên. Bố của cô dâu cũng sẽ đưa chàng rể đến bên bàn thờ để thắp hương báo cáo gia đình sắp nhận chàng rể mới.  

Bước 6: Hai gia đình có những thảo luận, bàn bạc về lễ cưới

  • Sau khi đã thực hiện hoàn tất các nghi thức cúng bái tổ tiên, gia đình hai bên cô dâu và chú rể sẽ sẽ thống nhất hoàn toàn với nhau về những nghi thức, ngày giờ và địa điểm tổ chức đám cưới cho cặp đôi. 

Bước 7: Lại quả

Cuối cùng là bước lại quả, nhà gái sẽ thực hiện chia đồ quả lại để nhà trai đem về. Lưu ý một số những điểm quan trọng trong bước lại quả đó là: 

  • Khi chia đồ lại quả, các bạn nên dùng tay chứ tránh dùng dao, kéo để cắt. 

  • Đồ lại quả cũng nên lựa chọn ở những tráp có số chẵn ( thông thường là khi có 10 lễ vật).

  • Khi trả mâm tráp cũng cần lưu ý phải để ngửa nắp tráp lên trên, tránh đóng nắp tráp lại.

Những kiêng kỵ trong quá trình bê tráp

Phong tục cưới hỏi của gia đình người Việt đó là rất chú trọng đến việc xem ngày lành, tháng tốt để dạm ngõ, lễ ăn hỏi và rước dâu. Ông cha ta vẫn luôn quan niệm rằng, ngày đẹp tổ chức đám cưới hỏi thì cuộc sống sau này của cô dâu chú rể cũng sung túc, đủ đầy và nhiều may mắn hơn. Tất cả đều mong muốn cặp đôi sẽ có cuộc sống êm đềm, cùng nhau tu chí làm ăn, hạnh phúc vui vầy bên con cháu. Đây là những lưu ý để trả lời cho câu hỏi bê tráp cần kiêng gì

  • Theo tử vi, đặc biệt các ngày cưới, đám hỏi, ngày quan trọng đều kỵ vào những ngày có những sao sau đây chiếu đến: sao Cô thần, sao Quả Tú và sao Không Phòng. Lý giải cho điều này bởi đây là những ngày cô dâu sẽ bị cô quạnh, hiếm muộn đường con cái…

  • Kiêng cưới hỏi vào năm mà cô dâu ở tuổi Kim Lâu để tránh những rủi ro không đáng có về con đường hôn nhân như cuộc sống vợ chồng không bền chặt, hiếm con,… 

  • Không nên cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch ( đây còn có tên gọi là tháng cô hồn, tháng Ngưu Lang – Chức Nữ sẽ chia ly). Đây là điềm không tốt để tổ chức ngày hỷ sự.

  • Người bưng quả cũng nên là những bạn nam thanh nữ tú chưa lập gia đình. Tránh chọn những người đang mang thai hay tuổi tác lớn hơn cô dâu chú rể, nên chọn những người ít hơn hoặc bằng tuổi cặp đôi. 

be trap la gibe trap la gi

Những kiêng kỵ cần được lưu tâm để tránh gặp phải những điều không thuận lợi trong cuộc sống hôn nhân, gia đình

Dân gian ta từ xa xưa đã có câu nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì vậy, những kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi này các cặp đôi cũng nên lưu tâm để tránh phạm vào những điềm xấu. Để có cuộc hôn nhân hạnh phúc sau này, chủ yếu là phụ thuộc vào hai người, nhưng có lẽ những lưu ý về vấn đề tâm linh này cũng không hề thừa phải không nào. Cùng lưu tâm để đám cưới có thể diễn ra tốt đẹp nhất nhé!

Bê tráp 3 lần có mất duyên không?

Với các bạn trẻ thỉnh thoảng có được nhờ đi bê tráp hẳn sẽ luôn băn khoăn câu hỏi về vấn đề bê tráp quá 3 lần thì sao? Dân gian ta từ xưa đến nay hay truyền miệng một quan niệm rằng con gái bê tráp quá 3 lần sẽ “mất duyên”. Vậy có thực sự mất duyên như lời đồn, hãy cùng Mimosa Wedding đi tìm kiếm lời giải đáp nhé: 

  • Ngày xưa, các cụ thường quan niệm, bê tráp quá nhiều hay cụ thể là quá 3 lần sẽ khó có thể lập gia đình, hay sẽ lập gia đình muộn do “mất duyên”. Điều này làm khá nhiều các bạn trẻ băn khoăn. Tuy nhiên, trong thực tế, ngày nay có cả dịch vụ bê tráp cưới, một tháng có bạn trẻ bê đến tận chục tráp cưới. Chính vì vậy, lo lắng trên là không thực sự có cơ sở khoa học. 

  • Đặc biệt với những bạn trẻ là sinh viên có ngoại hình, tìm kiếm các công việc làm thêm. Thì đây chính là sự lựa chọn rất được ưa chuộng. 

  • Chính vì vậy, các bạn trẻ hoàn toàn có thể yên tâm, đây chỉ là quan niệm của các cụ từ xa xưa để tránh con gái ra đường quá nhiều, gặp gỡ các chàng trai gây phiền toái thôi. Chứ không có chuyện bên tráp lễ quá 3 lần sẽ mất duyên đâu. Có nhiều cặp đôi còn được “Se duyên” quá chính những tráp lễ trong đám hỏi đấy!

be trap la gibe trap la gi

Các nam thanh nữ tú có thể yên tâm rằng bê tráp quá 3 lần sẽ không bị “mất duyên” hay “ế chồng” như lời đồn nữa nhé…

Trên đây là những giải đáp xoay quanh bê tráp là gì? cùng những điều kiêng kỵ mà các cặp đôi nên tránh cho đám hỏi của mình. Hiểu được những điều này, cặp đôi sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi và bền chặt để tiến tới hôn nhân và cuộc sống hạnh phúc. Mimosa Wedding cũng xin phép được gửi lời chúc đến các đôi vợ chồng tương lai sẽ có cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc đến đầu bạc răng long nhé!

Rate this post

Viết một bình luận