Ưng thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng….là một trong những loại bệnh được xác nhận thuộc danh mục bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng theo quy định pháp luật.
Vậy bệnh hiểm nghèo là gì? Văn bản pháp luật nào quy định về bệnh hiểm nghèo? Khách hàng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin hữu ích liên quan.
Bệnh hiểm nghèo được quy định tại văn bản pháp luật nào?
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định một cách thống nhất về bệnh hiểm nghèo. Việc xác định bệnh hiểm nghèo là gì hay những bệnh nào được xác định là bệnh hiểm nghèo và danh mục các bệnh được coi là bệnh hiểm nghèo mới chỉ được quy định tại một số văn bản như:
– Theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.
– Thông tư số 26/2014/TT-BQP ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục bệnh hiểm nghèo, danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày để thực hiện chế độ, chính sách trong quân đội có quy định 09 loại bệnh nguy hiểm, gồm: Các bệnh ung thư, các bệnh hệ thần kinh; các bệnh về gan; các bệnh hệ tiết niệu; các bệnh chuyển hóa; các bệnh hệ hô hấp; các bệnh hệ tuần hoàn; các bệnh hệ cơ, xương, khớp; hội chứng suy giảm miễn dịch.
– Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không định nghĩa thế nào là bệnh hiểm nghèo nhưng đã liệt kê 42 loại bệnh được coi là bệnh hiểm nghèo.
– Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
Mắc bệnh hiểm nghèo là gì?
Tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân do Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành có quy định về người mắc bệnh hiểm nghèo như sau:
Mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong các bệnh như: Ưng thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng.
Danh mục các bệnh hiểm nghèo Kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu các danh mục mà có thể giúp Khách hàng trả lời được cho câu hỏi bệnh hiểm nghèo là gì? Những danh mục này được ban hành kèm theo nghị định số 134/2016/NĐ- CP Như sau:
1. Ung thư
16. Teo cơ tiến triển
30. Bệnh Lupus ban đỏ
2. Nhồi máu cơ tim lần đầu
17. Viêm đa khớp dạng thấp nặng
31. Ghép cơ quan (ghép tim, ghép gan, ghép thận)
3. Phẫu thuật động mạch vành
18. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết
32. Bệnh lao phổi tiến triển
4. Phẫu thuật thay van tim
19. Thiếu máu bất sản
33. Bỏng nặng
5. Phẫu thuật động mạch chủ
20. Liệt hai chi
34. Bệnh cơ tim
6. Đột quỵ
21. Mù hai mắt
35. Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ
7. Hôn mê
22. Mất hai chi
36. Tăng áp lực động mạch phổi
8. Bệnh xơ cứng rải rác
23. Mất thính lực
37. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động
9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ
24. Mất khả năng phát âm
38. Chấn thương sọ não nặng
10. Bệnh Parkinson
25. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn
39. Bệnh chân voi
11. Viêm màng não do vi khuẩn
26. Suy thận
40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp
12. Viêm não nặng
27. Bệnh nang tủy thận
41. Ghép tủy
13. U não lành tính
28. Viêm tụy mãn tính tái phát
42. Bại liệt
14. Loạn dưỡng cơ
29. Suy gan
15. Bại hành tủy tiến triển
Trách nhiệm của công đồng trong việc phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo
– Trách nghiệm của cá nhân: Tích cực rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe; Có lối sống lành mạnh; Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo, phòng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
– Trách nhiệm của tổ chức, các cơ quan xây dựng pháp luật: Sau một thời gian dài pháp luật được thi hành, các văn bản quy phạm phápluật về công tác phòng, chống bệnh hiểm nghèo chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Hình sự; nhiều quy định không còn phù hợp làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả của công tác phòng, chống bệnh hiểm nghèo… đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác này và đặt ra vấn đề cần sửa đổi Luật.