Bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì là tốt nhất?

Bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì là tốt nhất?

Thứ Hai ngày 02/04/2018

Rối loạn tiền đình là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Dưới đây là những kiến thức cơ bản giúp bạn đọc hiểu về các loại thuốc chữa rối loạn tiền đình.

1. Các biểu hiện của người bị rối loạn tiền đình.

Chóng mặt

Triệu chứng chóng mặt là biểu hiện xuất hiện đầu tiên mà người bệnh có thể cảm nhận được. Ban đầu chỉ đau đầu nhẹ, nhưng sau đó mức độ nặng hơn và tần suất bị gia tăng. Ở một số người còn có hiện tượng ảo giác tức là thấy vật thể xung quanh đang vận động, quay cuồng, mơ hồ.

Bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì là tốt nhất 1

Chóng mặt là biểu hiện của bệnh rối loạn tiên đình

Chóng mặt là biểu hiện của bệnh rối loạn tiên đình

Đổ mồ hôi

Biểu hiện tiếp theo ở người bị rối loạn tiền đình là đổ mồ hôi ở chân tay hoặc lưng, hay buồn nôn, hoặc mắt bị mờ, cả người bị mất cân bằng. Dấu hiệu này xuất hiện khi não bộ bị chèn ép, dẫn tới dây thần kinh ngoại biên có thể bị tổn thương.

Chóng mặt bất thường

Người bệnh luôn cảm giác quay cuồng, mông lung, toàn thân trở nên nặng nề, sợ ngã… Các biểu hiện này xuất hiện khi bị bệnh rối loạn tiền đình. Ngoài ra, người bệnh còn bị rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc cảm thấy lo âu.

Mất cân bằng

Triệu chứng mất cân bằng là cơ thể cảm thấy lâng lâng, toàn thân như không đứng được vững, tựa như người đang say rượu. Nguyên nhân của triệu chứng này là do vùng tiền đình ngoại tháp và mắt, tiểu não không còn khả năng tiếp nhận được thông tin mà cơ thể truyền tới nữa.

Bị mất dần ý thức, ngất xỉu

Nhiều người bệnh bị rối loạn tiền đình lâu ngày sẽ dẫn tới dần dần bị mất đi ý thức, nặng hơn là ngất xỉu cùng các triệu chứng như buồn nôn, và đổ mồ hôi, thị lực sụt giảm trong 1 thời điểm nào đó. Nguyên nhân của biểu hiện này là do bị tụt huyết áp, máu lên não giảm, rối loạn các chức năng tim.

2. Nên làm gì khi mắc bệnh rối loạn tiền đình?

Bị tiền đình uống thuốc gì? Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh này chủ yếu là điều trị bằng thuốc men theo chỉ định của bác sĩ. Theo đó, người bệnh nên tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ về việc đau tiền đình uống thuốc gì, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc mà không có kê đơn.

Khi sử dụng thuốc đúng cách và liều lượng sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Thông thường, các loại thuốc này phải có chỉ định từ bác sĩ.

3. Bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì theo Tây y?

 

Bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì là mối quan tâm chung của nhiều người. Dưới đây là danh sách những thuốc mà bệnh rối loạn tiền đình nên uống:

– Glucocorticoid: methylprednisolon, thuốc có tác dụng chống viêm khi chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình gây nên.

– Thuốc an thần: diazepam, lorazepam…, dùng trong mấy ngày đầu bị chóng mặt để giảm lo lắng ở bệnh nhân.

– Thuốc tăng tuần hoàn não, tăng tuần hoàn đến bộ phận tiền đình: thường được sử dụng sau giai đoạn cấp, thường để điều trị duy trì, sử dụng lâu dài; gồm: betahistin (Betaserc)), almitrin – raubasin (Duxil).

– Thuốc ức chế kênh canxi, đặc biệt chọn lọc mạch máu não: flunarizin (Sibelium), cinnarizin (Stugeron).

– Thuốc hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình: piracetam (Nootropyl), Ginkgo biloba (Tanakan).

Bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì là tốt nhất 2

Bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì là tốt nhất?

Bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì là tốt nhất?

4. Bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì theo Đông y?

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì ? Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh rối loạn tiền đình . Các bài thuốc đông y này được điều chế từ các loại thảo dược tự nhiên. Chính vì thế, thuốc đông y giúp bác chữa từ gốc căn bệnh và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Thuốc đông y lại có tác dụng chậm hơn, bù lại thấm sâu hơn so với thuốc Tây y.

Khi bạn phát hiện các dấu hiệu: chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững; hoặc nghi ngờ bị bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh hãy đến các cơ sở y tế để được khám và xác định nguyên nhân rõ ràng để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp trong thời gian sớm nhất có thể.

Thanh Hiền

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận