Bệnh sỏi mật nên ăn gì?

1. Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là chất lắng đọng giống như tinh thể phát triển trong túi mật – một cơ quan nhỏ, hình quả lê, lưu trữ mật, một chất lỏng tiêu hóa do gan sản xuất. Chức năng chính của túi mật là lưu trữ mật giúp cơ thể phân hủy chất béo.

Những chất lắng đọng này có thể nhỏ bằng hạt cát hoặc lớn bằng quả bóng gôn. Chúng có thể cứng hoặc mềm, mịn hoặc lởm chởm. Một người có thể có một vài viên sỏi mật hoặc chỉ có một viên sỏi.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp có sỏi mật đều không có triệu chứng rõ ràng và có thể sẽ không làm tổn thương cơ thể bạn, sỏi mật chỉ đơn giản là nổi xung quanh bên trong túi mật thường không gây ra triệu chứng và không gây hại.

Những viên sỏi “im lặng” này thường không được chú ý trừ khi chúng được phát hiện qua kiểm tra siêu âm. Tuy nhiên, nếu sỏi tồn tại trong túi mật càng lâu thì càng có nhiều khả năng trở thành vấn đề. Những người bị sỏi mật mà không có triệu chứng có 20% khả năng bị một đợt đau.

Khi các triệu chứng xảy ra, thường là do sỏi mật đã di chuyển và bị mắc kẹt trong một ống dẫn mật, ví dụ như ống nang, một ống dẫn nhỏ nối túi mật với một ống khác được gọi là ống mật chủ. Triệu chứng điển hình là đau bụng, có thể kèm theo buồn nôn, khó tiêu hoặc sốt.

Cơn đau do sự co bóp của túi mật chống lại viên sỏi, thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi ăn hoặc vào giữa đêm. Sỏi cũng có thể làm tắc nghẽn ống mật chung, dẫn mật vào ruột non và các ống gan, dẫn mật ra khỏi gan.

Những vật cản trong đường dẫn mật có thể khiến ống dẫn mật bị viêm và có thể bị nhiễm trùng. Sự tắc nghẽn của ống mật chủ, hợp nhất với ống tụy ở ruột non, cũng có thể dẫn đến viêm tụy (viêm tụy do sỏi mật ).

Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa và điều trị sỏi mật - Ảnh 3.

Triệu chứng điển hình của sỏi mật là đau bụng.

2. Mối liên quan giữa chế độ ăn uống và bệnh sỏi mật

Chức năng chính của túi mật là lưu trữ mật, giúp cơ thể phân hủy thức ăn béo. Khi bạn ăn, túi mật giải phóng mật dự trữ của nó vào ống nang. Từ đó chất lỏng đi qua ống mật chủ và vào ruột non để trộn với thức ăn.

Đứng đầu trong số các thành phần của mật là cholesterol và axit mật. Thông thường, nồng độ axit mật đủ cao để phân hủy cholesterol trong hỗn hợp và giữ nó ở dạng lỏng. Tuy nhiên, một chế độ ăn giàu chất béo có thể làm mất sự cân bằng này, khiến gan sản xuất nhiều cholesterol hơn lượng axit mật có thể xử lý.

Kết quả là, một số cholesterol dư thừa bắt đầu đông đặc thành các tinh thể, hay còn gọi là sỏi mật. Khoảng 80% các loại sỏi mật được gọi là sỏi cholesterol và được tạo ra theo cách này. 20% còn lại bao gồm canxi trộn với sắc tố mật bilirubin và được gọi là sỏi sắc tố. Hồng cầu hình liềm và các rối loạn máu khác, nơi các tế bào hồng cầu bị phá hủy thường có thể dẫn đến sỏi mật sắc tố

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một chế độ ăn cực kỳ ít chất béo cũng có thể góp phần hình thành sỏi mật. Với ít thức ăn béo để tiêu hóa, túi mật hoạt động ít thường xuyên hơn bình thường, vì vậy cholesterol có nhiều thời gian để đông đặc hơn.

Các yếu tố khác có thể làm giảm hoạt động trong túi mật, có thể dẫn đến hình thành sỏi mật, bao gồm: xơ gan, sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone,mang thai, tiền sử gia đình, bệnh đái tháo đường, giảm cân đột ngột, nhịn ăn thường xuyên, không hoạt động thể chất và dùng thuốc tăng cholesterol… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.

Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa và điều trị sỏi mật - Ảnh 4.

Chế độ ăn giàu chất béo không tốt có thể gây hình thành sỏi mật.

3. Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa và điều trị sỏi mật

3.1. Thực phẩm lành mạnh cho túi mật

Cho dù bạn có nguy cơ bị sỏi mật hay không, bạn cũng luôn nên giữ cho cơ thể ở mức cân nặng hợp lý và ăn một chế độ ăn ít chất béo và cholesterol, lượng calo vừa phải và nhiều chất xơ.

Tất cả những thực phẩm sau đây đều là thực phẩm lành mạnh cho túi mật cũng như các cơ quan khác của cơ thể:

  • Trái cây tươi và rau quả.
  • Ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì nguyên cám, gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám).
  • Thịt nạc, thịt gia cầm và cá.
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Chất béo tốt như dầu ô liu.

Một số loại thực phẩm cũng đã được nghiên cứu về khả năng ngăn ngừa các vấn đề về túi mật hoặc giảm các triệu chứng. Ví dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê có chứa caffeine làm giảm nguy cơ sỏi mật ở cả nam và nữ. Uống một lượng rượu vừa phải cũng có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật.

Trong một nghiên cứu, những phụ nữ ăn ít nhất một khẩu phần đậu phộng mỗi ngày có nguy cơ bị cắt bỏ túi mật thấp hơn 20% so với những phụ nữ hiếm khi ăn đậu phộng hoặc bơ đậu phộng. Nhưng bằng chứng vẫn còn quá sơ bộ để khuyến nghị bất kỳ loại thực phẩm nào trong số này chỉ với mục đích ngăn ngừa các vấn đề về túi mật.

Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa và điều trị sỏi mật - Ảnh 5.

Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm lành mạnh cho túi mật.

3.2. Thực phẩm nên tránh khi có vấn đề về túi mật

Các nhà nghiên cứu cho biết, nhiều triệu chứng về túi mật xuất phát từ chế độ ăn chứa nhiều carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa. Khi người bệnh có các triệu chứng đau do sỏi mật, đó là do túi mật đang cố gắng co bóp do một số viên sỏi ngăn chặn dòng chảy của mật. Nếu bạn ăn thức ăn béo sẽ càng khiến túi mật co bóp nhiều hơn.

Vì vậy, thay đổi chế độ ăn uống bằng các thực phẩm lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng và hạn chế lượng chất béo bão hòa và thực phẩm chứa nhiều cholesterol có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của sỏi mật.

Người bệnh cần cố gắng tránh hoặc hạn chế những thực phẩm giàu chất béo dưới đây trong chế độ ăn uống:

  • Đồ chiên rán.
  • Thực phẩm chế biến nhiều (bánh rán, bánh ngọt, bánh quy).
  • Các sản phẩm từ sữa nguyên kem (pho mát, kem, bơ).
  • Thịt đỏ béo.

Đồng thời không nên thực hiện chế độ ăn kiêng rất ít calo. Nếu bạn đang thừa cân, hãy đặt mục tiêu giảm cân từ từ bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ sỏi mật.

Đau dạ dày hậu COVID-19, chú ý 4 nguyên tắc dinh dưỡng này để ngừa cơn đau trầm trọngĐau dạ dày hậu COVID-19, chú ý 4 nguyên tắc dinh dưỡng này để ngừa cơn đau trầm trọng

SKĐS – Cảm giác khó chịu ở dạ dày là một trong những biểu hiện dễ gặp ở người mắc COVID-19. Thậm chí sau khi âm tính, cảm giác này vẫn còn dai dẳng hoặc tái phát cơn đau ở những người có tiền sử viêm loét dạ dày. Vậy phải làm gì để kiểm soát tình trạng này?

Xem thêm video đang được quan tâm

Hậu COVID-19 ở trẻ nhỏ: Đi khám hay tự chữa?

Rate this post

Viết một bình luận