Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có lây không và lây qua con đường nào?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em có lây không? Bệnh thường lây qua con đường nào là mối quan tâm của rất nhiều phụ huynh khi có con mắc phải bệnh chân tay miệng. Để hiểu rõ về vấn đề này mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh thường gặp theo mùa và có thể lây nhiễm tương đối nhanh. Bệnh thường lây qua con đường nào là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh khi có con mắc phải bệnh tay chân miệng. Để hiểu rõ về vấn đề này mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-co-lay-khong-va-lay-qua-con-duong-nao-hinh-1

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có lây không?

Hiện nay các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân gây bệnh Tay Chân Miệng là do virus gây ra và loại virus này có thể lây nhiễm từ người này qua người khác qua các con đường khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, trong đó có hai chủng virus gây ra chủ yếu là virus Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71), trong đó chủng Enterovirus 71 (EV71) là loại thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não, viêm màng não, thần kinh, tim mạch, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Bên cạnh hai chủng virus virus Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71), nguyên nhân gây bệnh có thể là một số chủng virus nhóm A như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5). Bệnh tay chân miệng có mức độ lây lan khá nhanh, nếu không kiểm soát được sẽ bùng phát thành dịch, cao điểm của bệnh là vào tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 11.

Trẻ em từ 0 10 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi dưới 5 tuổi là đối tượng thường mắc bệnh tay chân miệng, bởi đây là độ tuổi bắt đầu làm quen với môi trường xung quanh qua các hành động tập đi, tập bò, trườn… Đến lúc đi đến các cơ sở trường học nhà trẻ, mẫu giáo, trẻ tham gia sinh hoạt với các bạn cùng trang lứa, là điều kiện lây nhiễm từ các nguồn bệnh của các trẻ khác.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có lây không

Câu trả lời là Bệnh tay chân miệng có lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em chủ yếu được lây qua đường tiêu hóa và đường hô hấp. Các loại nước bọt, đờm và nước mũi của trẻ mắc bệnh thường được tìm thấy trên dịch tiết đường hô hấp và trong phân khi đào thải ra ngoài.

benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-co-lay-khong-va-lay-qua-con-duong-nao-hinh-2l

Trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng từ nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ trẻ với trẻ, trẻ với người lớn hoặc người lớn với trẻ khi những đối tượng đó bị nhiễm virus.

Trẻ có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng từ các nguồn thực phẩm chứa virus gây bệnh. Tiếp xúc với các loại đồ chơi không được làm sạch thường xuyên, chứa virus gây bệnh.

Khi virus phát tán bên ngoài, chúng tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ chơi, sàn nhà, đồ dùng, các vật dùng sinh hoạt như: chén, bát, cốc uống nước, quần áo… Khi trẻ có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu nguy cơ lây bệnh là rất cao.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tên của bệnh nói lên nhiều điều về triệu chứng của bệnh tay chân miệng chủ yếu biểu hiện trên Tay, Chân, Miệng của bệnh nhân. Tùy theo từng giai đoạn bệnh triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em khác nhau.

benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-co-lay-khong-va-lay-qua-con-duong-nao-hinh-3

Triệu chứng bệnh tay chân miệng giai đoạn ủ bệnh: từ 3 – 6 ngày.

Giai đoạn đoạn này trẻ thường không có biểu hiện gì bất thường, mọi sinh hoạt của trẻ diễn ra như bình thường. Chính vì thế đây cũng là giai đoạn dễ bị lây nhiễm nhất do không có sự đề phòng. Các bậc phụ huynh được khuyến cáo nên thận trọng với bệnh trong những đợt đỉnh dịch, vào mùa như thời tiết giao mùa giữa mùa Xuân và mùa Hạ.

Triệu chứng bệnh Tay chân miệng giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này, người bệnh thường có các triệu chứng như:

  • Sốt: Đây là một trong những triệu chứng của bệnh tay chân miệng, trẻ có thể bị sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C). Lúc này các bậc phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước bởi trẻ có thể bị mất nước do đổ mồ hôi lúc sốt.

Nên hạn chế mặc nhiều quần áo cho trẻ mà nên để càng thông thoáng càng tốt để nhiệt độ dễ dàng thoát qua da. Không nên mặc đồ cho trẻ quá dày vì sẽ làm trẻ sốt cao hơn do bị nhiễm lạnh vì mồ hôi không thoát được.

Nếu trẻ bị lạnh và run rẩy, mẹ hãy đắp cho trẻ 1 chiếc khăn mỏng. Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ cần dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.

  • Đau họng: thường xảy ra sau 2 ngày bị bệnh, các cơn đau họng biểu hiện rệt khi trẻ ăn thức ăn cứng, khô. Đau họng là nguyên nhân dẫn đến trẻ chán ăn.
  • Chán ăn: Sốt, mệt mỏi, đau rát ở răng và miệng, chảy nước bọt nhiều khiến trẻ chán ăn, biếng ăn, thường xuyên bỏ bữa.

Triệu chứng bệnh Tay chân miệng giai đoạn toàn phát.

Sau 1-2 ngày khởi phát trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ rệt toàn thân đây còn gọi là giai đoạn toàn phát:

  • Phát ban trên da: Trên cơ thể ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông sẽ nổi ban dạng phỏng nước, đường kính 2 -10mm, hình bầu dục. Các phỏng nước có thể mọc ẩn dưới da, mọc lồi lên bề mặt da, sờ vào có cảm giác cộm, không ngứa, không đau.
  • Loét miệng: Trên các vị trí lợi, niêm mạc má và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ.  Các vết loét khi vỡ ra khiến trẻ đau quấy khóc, bỏ bữa thường xuyên.
  • Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, ngủ không ngon giấc, giật mình, ngủ li bì.

Trường hợp bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, có thể chăm sóc trẻ tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sau 7 -10 ngày, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe.

Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C kéo dài hơn 48 giờ đi kèm với các triệu chứng: co giật, tim đập nhanh, ói, tay chân run rẩy,  khó thở, da nổi vằn, các bậc phụ huynh  cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng như: viêm não, viêm màng não, thần kinh, tim mạch xảy ra.

Cách điều trị tay chân miệng ở trẻ em 

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vacxin để phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Các phương pháp điều trị chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc để điều trị từng loại triệu chứng của bệnh. Đồng thời, ngăn chặn sự xâm nhập phát triển của virus đến các cơ quan trong cơ thể. Các phương pháp điều trị bao gồm.

thuoc_paracetamol_dieu_tri_sot

Điều trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc

Sau khi được chẩn đoán xác định bệnh tay chân miệng, trẻ có thể được điều trị ở nhà nếu như ở thể nhẹ chưa có biến chứng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các bậc phụ huynh chỉ cần đến khám, lấy thuốc sử dụng cho trẻ tại nhà. Sau 2 ngày dùng thuốc, đưa trẻ đến tái khám để kiểm tra xem mức độ bệnh điều trị, cũng như theo dõi tình trạng bệnh.

Các loại thuốc được sử dụng bao gồm: thuốc hạ sốt và giảm đau Paracetamol với liều dùng mỗi lần 10 -15mg paracetamol/kg cân nặng của trẻ. Tùy cân nặng của trẻ sẽ tính ra liều cho mỗi lần dùng, như trẻ cân nặng 10kg sẽ dùng mỗi lần 100 -150mg paracetamol. Đối với trẻ sơ sinh liều dùng  từ 10-15mg/kg cho mỗi lần, dùng 3 – 4 lần trong ngày mỗi lần cách nhau  6 – 8 giờ.

Thuốc khử trùng (dùng để vệ sinh phòng ở, đồ dùng của người bệnh). Thuốc sát trùng (dùng để súc miệng, lau vết mụn ngoài da). Thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Trường hợp trẻ xuất hiện các biến chứng, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được nhập viện, điều trị kịp thời. Để điều trị các biến chứng, các bác sĩ để sử dụng các loại thuốc như: Thuốc chống co giật, phù não, điều hòa huyết áp,  giảm đau. Ngoài ra, trẻ có thể cần đến máy trợ phổi, trợ tim để hỗ trợ điều trị.

Bên cạnh đó, các bác sĩ còn cho trẻ uống các loại dung dịch điện giải như oresol . Đối với thuốc oresol, các bậc phu huynh cho trẻ dưới 2 tuổi uống 50ml/lần, ngày uống khoảng 2-3  lần. Trẻ từ 2-6 tuổi cho uống 100ml/lần, ngày uống 2-3 lần.Trẻ 6 – 12 tuổi cho uống 150ml/lần, ngày uống 2 – 3  lần. Trong thời gian sử dụng thuốc Oresol, các bậc phụ huynh cần tránh cho trẻ dùng thức ăn hoặc các dung dịch khác chứa chất điện giải như nước trái cây, thức ăn có muối cho tới khi hết liệu trình điều trị để ngăn chặn việc sử dụng quá nhiều chất điện giải hoặc tránh mắc phải bệnh tiêu chảy do thẩm thấu.

Đối với những triệu chứng sốt và loét miệng các bậc phụ huynh cần bổ sung vitamin C, kẽm từ các loại trái cây, rau xanh, các loại thịt để tăng sức đề kháng.

Để điều trị các vết loét miệng, loét họng, các bậc phụ huynh trước và sau bữa ăn có thể lau sạch miệng cho trẻ bằng dung dịch glycerin bora hoặc các loại gel rơ miệng nhằm sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

Điều trị bệnh tay chân miệng bằng tắm lá 

Bên cạnh các phương pháp điều trị tay chân miệng bằng các loại thuốc theo sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ điều trị, thì chế độ chăm sóc vệ sinh thân thể cho trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị. Đồng thời hỗ trợ cho việc điều trị thuốc được nhanh hơn. Hiện nay, trong dân gian có rất nhiều loại cây cỏ tự nhiên có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh tay chân miệng khá hiệu quả trong đó phải kết đến các loại cây sau.

Chè xanh

Chè xanh là một loại thảo dược tự nhiên có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, sát khuẩn rất tốt, ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng từ các vết loét, nốt phỏng ở da, hạn chế tình trạng vỡ từ các nốt bọng nước, giảm đau đớn, khó chịu cho trẻ. Các bậc phụ huynh có thể dùng lá chè xanh đun sôi để tắm cho trẻ ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh (đun một lượng vừa đủ tắm cho trẻ không pha thêm nước lạnh vào). Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các loại chè xanh không bị dập nát, không chữa chất hóa học hay thuốc  trừ sâu, nên chọn các loại lá tươi, không nên nấu nước chè khô.

la-tra-xanh

Lá rau sam

Lá rau sam có chứa nhiều vitamin C có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, làm mát, hạ sốt, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp các nốt bỏng nước màu lành, hạn chế tình trạng lở loét, nhiễm trùng. Các bậc phụ huynh có thể lấy một nắm lá rau sam, rửa sạch đun sôi với nước với lượng vừa đủ để tắm cho trẻ, không pha thêm nước lạnh vào, mỗi ngày tắm cho trẻ 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.

benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-co-lay-khong-va-lay-qua-con-duong-nao-hinh-5

Cỏ mực trị tay chân miệng

Cỏ mực hay còn có tên  gọi khác là  cây nhọ nồi hay rau mực. Cỏ mực có vị chua, lành tính, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm đối với những nốt bọng nước của bệnh tay chân miệng, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giúp các mụn bọng nước nhanh hồi phục. Các bậc phụ huynh có thể lấy một nắm lá cỏ mực đun sôi với lượng vừa đủ để tắm cho trẻ cho đến khi khỏi với liệu lượng ngày 1 lần.

cay-nho-noi-1

Lá chè vằng

Lá chè vằng với thành phần các hoạt chất có tác dụng phòng ngừa mụn bọng nước lan rộng đối với bệnh nhân mắc tay chân miệng, thanh nhiệt, làm mát da, hạ sốt. Các bậc phụ huynh có thể kết hợp lá chè vằng với các loại lá cây như lá cây núc nác, cây kim ngân và cây cơm nguội để đun sôi với nước và tắm cho trẻ ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng những gì?

Cần lưu ý kiêng kỵ một số thứ cho trẻ em bị tay chân miệng trong giai đoạn mắc bệnh để giúp bé mau hồi phục hơn.

Cách ly trẻ tại nhà

Điều đầu tiên cần làm khi trẻ bị tay chân miệng là cách ly – không nên cho trẻ tiếp xúc với các trẻ bình thường để tránh lây lan thành dịch.

Thông thường, căn bệnh này sẽ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày. Trong thời gian này, luôn giữ vệ sinh và khử trùng khu vực xung quanh nơi  ở của trẻ.

Kiêng thức ăn nóng, cay và thức ăn cứng

Trẻ bị mắc bệnh thường bị loét khoang miệng, bởi vậy cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn nóng, cay hoặc quá cứng sẽ làm trẻ bị đau, khó chịu cũng như làm các vết loét nghiêm trọng hơn. Cha mẹ có thể nấu các món súp loãng, thành phần không có các thức ăn dễ gây nóng và cay, để nguội rồi mới cho bé ăn.

Sau khi ăn, bé cần được súc miệng sạch sẽ để tránh các mảng bám thức ăn thừa còn lại trong khoang miệng, làm các vết loét bên trong nghiêm trọng hơn cũng như cọ xát làm đau trẻ. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều axit như nước chanh, cam cũng không nên cho bé uống nhiều vì có thể gây xót khiến bé khó chịu. Từ đó khiến bé càng mệt mỏi, hay quấy, bỏ ăn…

Không cho trẻ ngậm đồ chơi

Các món đồ chơi có thể làm xước những vết loét khiến vi khuẩn dễ phát triển lan rộng hơn đồng thời làm bé bị đau. Không kể đến, đồ chơi có thể vô tình mang những vi khuẩn, khiến bé càng bị bệnh nghiêm trọng hơn hoặc mắc thêm các bệnh khác.

Đặc biệt, tuyệt đối không cho trẻ chơi chung đồ chơi với các bé khác. Đồ chơi, đồ dùng cá nhân như bát, thìa, cốc nước, bình sữa… của bé phải thường xuyên rửa sạch và tiệt trùng đầy đủ.

Benh - chan - tay- mieng- o- tre - em- co –lay- khong- va- lay- qua- con- duong- nao

Chú ý cung cấp đủ chất cho trẻ

Bên cạnh các kiêng kỵ ở trên, cha mẹ cũng lưu ý một số vấn đề như:

  • Bệnh tay chân miệng không cần kiêng nước. Cha mẹ hãy tắm cho bé hằng ngày để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Hãy sử dụng xà phòng sát khuẩn hoặc nước muối pha cực loãng (0,9%) để tắm cho bé, vừa không làm bé bị xót đồng thời giúp sát khuẩn, làm se các vết loét. Chú ý lau nhẹ nhàng không làm vỡ các bọng nước trong khi tắm cho trẻ.
  • Mặc dù trẻ không thể ăn thức ăn cứng, nhưng cha mẹ vẫn nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Ngoài những chất đạm, tinh bột, chất béo… bé còn cần được cung cấp nhiều vitamin, các chất vi lượng thông qua các loại rau xanh, hoa quả, sữa để tăng sức đề kháng.
  • Trong thời gian chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần luôn chú ý quan sát các dấu hiệu, triệu chứng ở trẻ để đề phòng biến chứng. Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín gần nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp bệnh tay chân miệng ở trẻ em có lây không và lây qua con đường nào? Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc biết cách lây lan của bệnh tay chân miệng, từ đó có cách phòng tránh một cách hiệu quả nhất.

Rate this post

Viết một bình luận