Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh này có nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị như thế nào và làm sao để không bị lây? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết ngay sau đây.
Bệnh thủy đậu là gì? Thủy đậu bội nhiễm là gì?
Bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác là trái rạ, đây là bệnh truyền nhiễm khởi phát bởi virus Varicella Zoster (VZV), thuộc họ Herpesviridae. Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm loại virus này, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu thấp hơn nhiều nhưng vẫn có không ít ca có biến chứng nặng, thậm chí là tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra
Thủy đậu bội nhiễm là thuật ngữ chỉ hiện tượng các nốt thủy đậu bị mưng mủ, ngứa, đau và khó lành. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này có dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở cơ quan nội tạng và đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Ngoài ra, bệnh thủy đậu bội nhiễm còn có thể làm hoại tử, lở loét da, viêm thanh quản, viêm tai, viêm phổi và nghiêm trọng nhất là nhiễm khuẩn máu,… Khi những nốt thủy đậu này được điều trị và lặn đi cũng rất dễ để lại sẹo, khó phục hồi nguyên dạng vùng da.
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu chính là virus Varicella Zoster (VZV). Đây là loại virus thuộc họ Herpesviruses, nên nó có những đặc tính và cấu trúc như virus Herpes Simplex gây nhiễm trùng. Cụ thể, VZV có hình khối cầu với kích thước trung bình từ 150 – 200 nm. Phần vỏ ngoài của virus này được cấu tạo bởi lipid còn phần lõi là phân tử ADN chuỗi đôi. Virus VZV có thể tồn tại được nhiều ngày trong vảy thủy đậu, tuy nhiên chúng cũng dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng trong y tế.
Hình ảnh virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu
Virus VZV khi xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên sẽ nhân lên tại chỗ. Lúc này cơ thể con người đã bị nhiễm virus huyết tiên phát. Tiếp đó, virus VZV tiếp tục nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô khiến cho người bệnh nhiễm virus huyết thứ phát và lây lan đến da và niêm mạc. Đáng chú ý, Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu là loại virus có khả năng “ngủ lại” trong cơ thể con người sau lần nhiễm bệnh đầu tiên. Điều này có nghĩa nó sẽ hoạt động trở lại bất cứ khi nào có điều kiện thuận lợi.
Triệu chứng của thủy đậu qua từng giai đoạn
Bệnh thủy đậu phát triển qua 4 giai đoạn với các triệu chứng đặc trưng khác nhau:
Biểu hiện bệnh thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Nghiên cứu dịch tễ cho thấy, bệnh thủy đậu thường phát triển mạnh mẽ nhất là vào mùa đông và đầu xuân. Thời gian ủ bệnh này thường kéo dài từ 14 -16 ngày tính từ thời điểm người bệnh nhiễm virus VZV. Đây là thời kỳ virus thủy đậu mới xâm nhập và đang thích nghi dần với môi trường mới nên chúng chưa thể gây ra triệu chứng bên ngoài nào.
Dấu hiệu thủy đậu giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu xuất hiện sau 10-21 ngày ủ bệnh và kéo dài khoảng 3-5 ngày. Đây là khoảng thời gian mà virus VZV đã gây nhiễm trùng.
Các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể người mắc bệnh thủy đậu:
- Sốt nhẹ.
- Chán ăn do mệt mỏi cơ thể.
- Thường xuyên buồn ngủ, khó chịu trong người.
- Cuối giai đoạn khởi phát, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các nốt phát ban nhẹ và vết loét nhẹ ở miệng.
Chú ý: Những triệu chứng trên hoàn toàn không phải dấu hiệu điển hình của bệnh thủy đậu và rất dễ gây nhầm lẫn với tình trạng cảm cúm thông thường nên bạn cần hết sức lưu ý.
Sốt nhẹ, nổi ban là dấu hiệu thủy đậu ở giai đoạn khởi phát
Biểu hiện bệnh thủy đậu giai đoạn toàn phát
Sau giai đoạn khởi phát thủy đậu virus từ niêm mạc và da sẽ xâm nhập vào hệ bạch huyết. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn gồm sốt cao, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, đau đầu và đặc biệt là đau cơ. Bên cạnh đó là các dấu hiệu điển hình của bệnh thủy đậu là các nốt phát ban xuất hiện ngày càng nhiều tại khu vực mặt, da đầu, thân mình, cánh tay, chân.
Các nốt ban nổi lên sau 1,2 ngày sẽ hình thành mụn nước, giống với nốt phỏng, với kích thước từ 1-3 mm. Theo thời gian, mụn nước to dần lên và gây ra cảm giác ngứa rát. Đặc biệt, khi sẽ ma sát với quần áo, các mụn này sẽ vỡ ra và lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác.
Trong khoảng vài ngày tiếp theo, mụn nước đã có thể lây lan ra toàn thân và mọc ở một số vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, mí mắt, bàn tay, bàn chân, mông hay bộ phận sinh dục. Đáng chú ý, tình trạng phát ban có thể tiếp tục xuất hiện trong giai đoạn toàn phát. Bởi vậy mà một người gặp phải cả cả ba tình trạng phát ban, mụn nước và đóng vảy – cùng một lúc cũng không phải là điều khó hiểu.
Triệu chứng thủy đậu giai đoạn hồi phục
Bệnh thủy đậu sẽ bước vào giai đoạn hồi phục sau khoảng 7-10 ngày khởi phát. Lúc này mụn nước mọc lên ở các vị trí trên cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu đóng vảy cứng và tạo thành những vết lõm nhỏ trên da. Đây cũng là khoảng thời gian mà khả năng lây lan của bệnh sẽ đã bị suy yếu.
Các nốt thủy đậu giai đoạn hồi phục sẽ dần se và khô lại để hồi phục
Tuy vậy, người bệnh cũng cần phải hết sức cảnh giác trước tình trạng vết loét bị bội nhiễm ở giai đoạn hồi phục. Bởi lúc này, da và cơ thể người bệnh đang còn suy yếu, nếu vệ sinh không sạch sẽ, cẩn thận thì, vùng da bị tổn thương sẽ dễ dàng bị viêm do tụ cầu, liên cầu.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Nhiều người vẫn cho rằng thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da và không thực sự nguy hiểm. Tuy nhiên tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, căn bệnh này chắc chắn sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Các biến chứng của bệnh thủy đậu bao gồm:
- Nhiễm trùng da: Đây là biến chứng nhẹ nhất của bệnh thủy đậu và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng và không vệ sinh sạch sẽ, các bọng nước sẽ to ra có mủ, lâu khỏi và làm răng nguy cơ để lại sẹo trên da.
- Nhiễm khuẩn huyết: Là biến chứng xảy ra khi vi khuẩn Varicella Zoster tại mụn nước xâm nhập sâu vào máu và gây nhiễm trùng máu.
- Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não…: Các biến chứng này rất nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh hoặc có thể để lại di chứng lâu dài. Báo cáo của Cơ quan dịch vụ y tế Anh đã chỉ ra rằng, tỷ lệ tử vong do viêm não biến chứng từ thủy đậu chiếm tỉ lệ khoảng từ 5-20%. Trong trường hợp may mắn được cứu sống, người bệnh cũng phải đối diện với khá nhiều rủi ro về sức khỏe như bại não, nằm liệt giường.
- Zona: Ngay cả sau khi bệnh nhân thủy đậu đã được điều trị khỏi, virus Varicella Zoster có thể vẫn còn tồn tại dưới dạng bất hoạt trong các hạch thần kinh. Thậm chí tới 30 năm sau, khi gặp được các điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như sức đề kháng của vật chủ yếu bị bệnh nào đó thì nó sẽ tái hoạt động trở lại và gây nên bệnh zona thần kinh (bệnh giời leo).
Với phụ nữ có thai thì bệnh thủy đậu cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể chị em khi mang bầu mắc bệnh này có nguy cơ cao bị sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi, chẳng hạn như dị dạng ở sọ hay gặp vấn đề ở tim. Ngoài ra, những trẻ sơ sinh mắc thủy đậu do lây truyền từ mẹ cũng tiến triển nặng với tỷ lệ tử vong lên đến 30%.
Phụ nữ có thai bị bệnh thủy đậu làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non
Theo các bác sĩ chuyên khoa, một vài nhóm đối tượng có khả năng cao bị biến chứng thủy đậu là:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có mẹ chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu hoặc chưa bị bệnh này bao giờ.
- Thanh thiếu niên và người trưởng thành chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu.
- Phụ nữ đang mang thai chưa từng bị thủy đậu.
- Đối tượng nghiện thuốc lá.
- Người có hệ miễn dịch kém do phải điều trị bệnh bằng thuốc hóa trị hay hoặc mắc bệnh ung thư, HIV.
- Người có sử dụng steroid thường xuyên để điều trị một bệnh lý nào đó.
Người bị thủy đậu nếu xảy ra các triệu chứng sau đây thì cần nhập viện ngay để phòng ngừa biến chứng:
- Các nốt thủy đậu đã lây lan đến mắt.
- Vùng da phát ban bị ửng đỏ, nóng rát và đau khi ấn tay vào.
- Tình trạng phát ban kèm theo hiện tượng chóng mặt, mất phương hướng, tim đập nhanh, khó thở, run tay chân, mất phối hợp cơ, ho liên tục, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao trên 39ºC.
Cách điều trị bệnh thủy đậu
Người bị bệnh thủy đậu cần đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phụ hợp. Bên cạnh việc dùng thuốc thì bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa bệnh này tại nhà.
Mẹo dân gian chữa thủy đậu tại nhà
Lá sầu đâu, rau kinh giới và lá trà xanh là các nguyên liệu được sử dụng trong mẹo dân gian chữa thủy đậu tại nhà. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát và cần kết hợp thêm với việc dùng thuốc kháng sinh.
Tắm lá sầu đâu hỗ trợ điều trị thủy đậu
Lá sầu đâu sở hữu khả năng diệt khuẩn, kháng viêm cực tốt nên được dân gian sử dụng để nấu nước tắm hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu.
Tắm lá sầu đâu giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh thủy đậu
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 300g lá sầu đâu nhiều lần với nước rồi đun cùng 1 lít nước trong 30 phút.
- Vớt bỏ lá sầu đâu rồi dùng nước đã đun pha thêm nước lọc sạch để tắm ngày 1 đến 2 lần để giảm bớt cơn ngứa ngáy khó chịu, và làm lành các tổn thương trên da do thủy đậu gây ra.
Mẹo dân gian chữa bệnh thủy đầu bằng lá kinh giới
Theo dân gian, lá kinh giới sở hữu các dưỡng chất vô cùng cần thiết cho da, đồng thời cũng làm mát da, khám viêm, diệt khuẩn, thanh lọc và giải độc cơ thể. Chính vì vậy, nguyên liệu này từ lâu đã được áp dụng để giảm cảm giảm ngứa ngứa ngáy và nổi mụn nước do bệnh thủy đậu gây nên.
Cách thực hiện:
- Dùng 50 gram lá kinh giới tươi đem đi rửa sạch với nước.
- Cho lá kinh giới vào nồi, đổ thêm 1,5 lít nước và đun sôi.
- Chờ nước kinh giới nguội thì vớt bỏ lá, pha thêm nước để tắm ngày 2 lần.
Tắm lá chè xanh
Lá chè xanh là thảo dược tự nhiên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương nhanh chóng. Nguyên nhân là do trong lá chè có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Tất cả các thành phần này đều có thể ức chế sự bùng phát của virus gây hại, giảm nguy cơ bội nhiễm đồng thời phục hồi tổn thương da. Như vậy có thể thấy, việc tắm lá chè xanh sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát và sưng viêm do bệnh thủy đậu.
Lá chè xanh có tính kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt giúp hỗ trợ điều trị thủy đậu
Cách thực hiện:
- Lấy 200g lá chè xanh tươi, đem rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn.
- Nấu sôi 1.5 – 2 lít nước rồi thả lá chè vào và tiếp tục đun trong 5 – 10 phút rồi cho thêm 1 thìa muối hạt.
- Đổ nước chè xanh vào chậu, pha thêm nước lạnh rồi dùng nước này để tắm ngày 1 lần và liên tục trong nhiều ngày.
Biện pháp Tây y điều trị thủy đậu
Tây y chủ yếu điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc tân dược. Các loại thuốc được sử dụng đều cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu mà một số loại thuốc có thể được sử dụng là:
- Mỡ kháng sinh: Phổ biến nhất là thuốc mỡ Bactroban, Fucidin dùng để bôi ngoài da giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại, từ đó hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
- Thuốc bôi chống virus acyclovir: Kháng virus gây bệnh thủy đậu, giảm triệu chứng đau, ngứa, viêm loét, giúp vết thương trên da nhanh lành hơn và không bị lây sang vùng da lành.
- Thuốc uống Acyclovir: Thuốc này có tác dụng tương tự như thuốc bôi chống virus acyclovir chỉ khác là nó được dùng theo dạng uống.
- Thuốc kháng Histamin tổng hợp: Giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, châm chích trên da.
- Thuốc kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn Erythromycin, Cephalexin… : Giúp điều trị biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra.
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol hoặc aspirin cần được sử dụng khi người bệnh thủy đậu có hiện tượng sốt cao.
Thuốc bôi chống virus acyclovir giúp điều trị bệnh thủy đậu
Song song với việc sử dụng các loại thuốc trên, người bệnh cũng cần cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể, tuyệt đối không sử dụng Corticoid. Ngoài ra, với các ca thủy đậu nặng, có nguy cơ cao gây biến chứng viêm phổi, viêm não, nhất là ở những người thiếu hụt miễn dịch, các bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc Acyclovir tiêm tĩnh mạch hoặc Vidarabine.
Một số lưu ý khi bị bệnh thủy đậu
Để điều trị hiệu quả bệnh thủy đậu và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Liên hệ với bác sĩ ngay nếu có nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C kèm tình trạng đau đầu, mệt mỏi. nôn mửa, giảm ý thức, nhạy cảm hơn với ánh sáng.
- Cách ly những người trong gia đình và sử dụng các vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan thủy đậu cho người khác.
- Cắt móng tay và vệ sinh tay sạch sẽ để có thể hạn chế tối đa tình trạng làm trầy xước da dễ khiến mụn nước lây lan.
- Tuyệt đối không được làm vỡ các nốt thủy đậu. Bởi các mụn nước khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo, lây lan nhanh sang vùng khác mà còn dễ dẫn đến nhiễm trùng máu.
- Nên uống nhiều nước, ăn các dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và có vị thanh đạm.
- Hạn chế ra ngoài khi bị thủy đậu để tránh các tác nhân môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng khăn mềm để lau người sau mỗi lần tăng. Chú ý lau nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu khiến nó bị vỡ và nhiễm trùng.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc điều trị thủy đậu đế tránh gây tác dụng phụ.
Tuyệt đối không làm vỡ các nốt thủy đậu để ngăn chặn bệnh lây lan
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
Cách phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả nhất chính là là tiêm vắc-xin. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh hiệu quả của vắc-xin phòng bệnh này lên tới 98% khi một người tiêm đủ hai liều. Trong trường hợp bệnh vẫn khởi phát dù đã tiêm vắc-xin thì mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thủy đậu cũng nhẹ hơn rất nhiều so với những người không tiêm phòng.
Những đối tượng cần tiêm vắc-xin thủy đậu là:
- Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên chưa từng bị thủy đậu.
- Người lớn chưa được tiêm chủng vắc xin thủy đậu đồng thời cũng chưa bao giờ bị bệnh này.
- Người có sức đề kháng kém, có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu như nhân viên chăm sóc sức khỏe, giáo viên, quân nhân, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở.
Chú ý: Không tiêm vắc-xin thủy đậu trong các trường hợp:
- Bị sốt hoặc nhiễm khuẩn cấp tính.
- Bị dị ứng với thành phần vắc xin phòng bệnh thủy đậu.
- Bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh.
- Phụ nữ đang mang thai.
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu
Ngoài việc tiêm vắc xin, để phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả, bạn cũng cần kết hợp đồng thời những biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, hoặc nguồn lây nhiễm bệnh. Cụ thể không sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc chạm vào các nốt mụn nước của của bệnh nhân thủy đậu.
- Khi đến những nơi đông người, nhất là vị trí có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao thủy đậu cao như bệnh viện, bến xe, bến tàu bạn cần đeo khẩu trang y tế, sát khuẩn tay sạch sẽ ngay sau đó.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn virus thủy đậu xâm nhập và gây bệnh.
- Khoảng thời gian khu vực sống đang bùng phát dịch bệnh, bạn cần hạn chế ra ngoài, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sát khuẩn tay và nhà của thường xuyên để tránh nguồn lây bệnh.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng cường đề kháng và hệ thống miễn dịch nếu cảm thấy cần thiết.
[Giải đáp] Một số thắc mắc liên quan đến bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có lây không?
Bệnh thủy đậu có thể lây lan nhanh chóng ra cộng đồng thông qua những con đường sau:
- Tiếp xúc trực tiếp: Việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra từ nốt mụn nước hay nước bọt, dịch mũi của người bệnh có thể lây lan bệnh thủy đậu nhanh chóng.
- Dùng chung vật dụng: Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị thủy đậu như khăn mặt, bàn chải đánh răng cũng rất dễ bị lây bệnh.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Thai phụ bị Thủy đậu có thể lây truyền bệnh này cho thai nhi qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh nở.
Đa số trường hợp người khỏe mạnh bị nhiễm bệnh này là do tiếp xúc gần với người bệnh. Chẳng hạn như họ không may đã hít phải những giọt nước bọt bắn ra ngoài từ miệng người bị thủy đậu khi họ ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc da với chất dịch từ mụn nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 90% những người chưa có kháng thể virus thủy đậu sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh này.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng
Chú ý: Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 1 – 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng nổi mụn nước trên da cho đến khi bệnh bước sang giai đoạn hồi phục.
Bệnh thủy đậu bao lâu mới khỏi? Dấu hiệu nhận biết
Hầu hết các trường hợp mắc thủy đậu đều khỏi sau khoảng 2 tuần tính từ thời điểm bệnh khởi phát. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào cách điều trị cũng như vệ sinh, chăm sóc cơ thể của bạn.
Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu điển hình nhất là các mụn mủ dần dần se lại thành các nốt đen, khô đặc. Trong quá trình hồi phục và tái tạo da đã bị tổn thường, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vượt qua giai đoạn này, bạn sẽ khỏi bệnh hoàn toàn và không còn đau rát, phát sốt hay nóng lạnh thất thường nữa.
Bị thủy đậu có khả năng bị lại không?
Bệnh thủy đậu sở hữu đặc tính miễn nhiễm rất cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu bạn đã bị thủy đậu rồi thì có thể miễn dịch với bệnh này suốt đời. Các bác sĩ lý giải, người bị thủy đậu sẽ không bị lại bệnh này nữa là bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể của họ đã tạo ra đủ lượng kháng thể tự nhiên. Đáng chú ý, chúng còn tồn tại rất bền vững sau khoảng thời gian chiến đấu với virus gây bệnh.
Bệnh thủy đậu có gây vô sinh không?
Trên thực tế, có rất nhiều người bệnh lo ngại về việc bệnh thủy đậu có thể gây vô sinh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm.
Thực tế, bệnh thủy đậu không gây vô sinh cho bất cứ đối tượng nào, kể cả khi các nốt mụn nước xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Bởi vậy, bạn không cần để tâm tới vấn đề này mà hãy chú ý hơn đến việc vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
Người bệnh thủy đậu nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng cũng cũng đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Bởi nếu ăn uống khoa học, đủ chất, người bệnh sẽ được tăng cường hệ miễn dịch, nhanh chóng hồi phục tổn thương trên da hơn.
Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp người bệnh thủy đậu nhanh hồi phục hơn
Các loại thực phẩm người bị thủy đậu nên ăn:
- Rau xanh, hoa quả: Người bệnh thủy đậu nên tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin mỗi ngày. Trong đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn cà rốt, dưa chuột, bông cải. Bởi đây đều là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, bioflavonoid giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
- Thực phẩm giàu kẽm: Các thực phẩm giàu kẽm cũng giúp người bệnh thủy đậu tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện vị giác, chẳng hạn như ngũ cốc, đậu, măng tây, súp nấm,…
- Thực phẩm giàu canxi: Đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn cung cấp canxi an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân thủy đậu.
Các loại thực phẩm nên kiêng khi bị thủy đậu:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng: Đây đầy là những tác nhân hàng đầu gây nhiệt miệng hoặc đau họng, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm do thủy đậu gây ra tại niêm mạc miệng cũng như trên da.
- Muối và các món ăn mặn: Thực phẩm chứa hàm lượng muối cao có thể gây kích ứng, làm trầm trọng thêm các nốt phồng rộp thủy đậu.
- Hải sản: Hải sản là nguồn thực phẩm có chứa nhiều Histamin gây dị ứng, ngứa, nhất là khi da vốn dĩ đang bị tổn thương do thủy đậu.
- Những loại thực phẩm giàu axit: Người bệnh thủy đậu cần kiêng hoàn toàn trà, cà phê, socola trong thời gian điều trị bệnh để tránh làm tổn thương những vùng da nổi mụn nước.
- Đồ nếp: Như bạn đã biết, đồ nếp như cơm nếp, bánh chưng có thể làm sưng tấy và mưng mủ nốt thủy đậu.
- Thực phẩm chứa hàm lượng arginine cao: Các loại hạt, nho khô, hoa quả khô đều là những thực phẩm chứa hàm lượng arginine cao giúp kích thích sự hình thành amino acid nuôi dưỡng virus gây bệnh.
Như vậy có thể thấy, bệnh thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm thông thường nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy mà bạn hãy chủ động phòng tránh bệnh lý này bằng cách tiêm phòng vắc xin và hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bệnh.