Bệnh vàng da, vàng kỳ ở cá tra giống và thịt – Giá cá nước ngọt

(Nguồn: http://www.huonggiangagritech.com/)

Bệnh vàng da vàng kỳ, vàng thịt ở cá tra nuôi giống và đặc biệt là thịt rất thường xuyên gặp phải, gây thiệt hại nghiêm trọng. Biện pháp sau sẽ giúp phòng trị bệnh này hiệu quả đồng thời nâng cao chất lượng thịt fillet xuất khẩu.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:

Trong quá trình nuôi đã dùng quá nhiều kháng sinh và hóa chất, nhưng không sử dụng sản phẩm giải độc nên gây ảnh hưởng đến hệ thống gan mật.

Trong quá trình nuôi cá không được xổ nội ký sinh trùng đúng định kỳ, nên giun sán phát triển mạnh tạo kén ở gan và cuống mật gây tắt mật cá.

Môi trường nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm mùn bả hữu cơ, tạo cơ hội cho tảo độc phát triển dày đặc nên thịt cá có xu hướng chuyển sang màu và có mùi bùn đất.

Bệnh thường xuất hiện nhất là sau quá trình điều trị xuất huyết, gan thận mủ, trắng mang trắng gan.

TRIỆU CHỨNG

Dấu hiệu bên ngoài:

Cá bơi lội lờ đờ (lội đỉa) trên mặt nước, không định hướng, nổi đầu và giảm ăn.

Cá tiết nhiều nhớt, tơ mang bị tưa, mang nhợt nhạt cản trở việc hô hấp của cá.

Cá tập trung ở mép ao, gần cống nước và bất động ở khu vực này.

Bên ngoài vây bị xuất huyết, thân cá (đặc biệt là vùng bụng) chuyển dần sang màu vàng, thậm chí có cá thể màu vàng đậm.

Hình ảnh mẫu cá mắc bệnh vàng da, vàng kỳ

NẾU CÁ BỊ KÈM THÊM XUẤT HUYẾT HOẶC GAN THẬN MỦ THÌ CÁ HAO RẤT NHANH, TỶ LỆ HAO RẤT CAO (40%-50%)

Dấu hiệu bên trong:

Nội tạng có dịch vàng, cá bị hoại tử (gan bở, nhũng).

Máu có màu nhợt nhạt hơi pha vàng.

Gan chai cứng, màu ngã vàng.

Cuống mật sưng to, sậm đen, dịch mật lợn cợn,  tắt mật, có giun kén ký sinh túi mật.

Lá lách, thận bầm.

Thịt cá từ vàng nhạt tới đậm.

Đường tiêu hóa có dịch vàng, có mùi hôi ở dạ dày và ruột cá.

Phân bố:

Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 6 đến tháng 7 nhưng rộ nhất vào cuối mùa nước đổ.

Xuất hiện ở mọi giai đoạn cá nhưng thường thấy ở cá 350 gam trở lên.

Phòng bệnh:

Sổ nội – ngoại ký sinh trùng đúng thuốc, đúng lộ trình, đúng cách để tránh tình trạng sổ không hiệu quả.

Sau quá trình điều trị bằng kháng sinh, cần bổ sung men tiêu hóa và các sản phẩm giải độc gan, bổ máu. Giúp cá hồi phục hệ vi sinh đường ruột và giải độc gan thận.

Kiểm tra các chỉ số môi trường thường xuyên, điều chỉnh khi cần thiết.

Điều trị:

Nếu cho ăn cá chết tăng, ta cắt mồi sát khuẩn, sau 24h tạt Men vi sinh + Yucca cho cá khỏe, xử lý đáy nếu đáy ao có nhiều mùn bã. (Lưu ý: Một số hóa chất sau hơn 48h mới tạt vi sinh: Phèn xanh, Thuốc tím..)

Không nên dùng kháng sinh trong quá trình điều trị, dùng kháng sinh càng mạnh cá càng hao mạnh.

Tiến hành sổ nội ngoại ký sinh trùng đúng cách và đúng liệu trình, liều lượng.

Nếu cá giảm chết, ta cho cá ăn ít kết hợp với giải độc gan + bổ gan + bổ máu.

Liệu trình điều trị sẽ thay đổi tùy theo tình trạng bệnh thực tế của cá và thông số môi trường trong ao.

CẦN TƯ VẤN SẢN PHẨM TRỊ BỆNH CỤ THỂ HƠN CHO AO CÁ CỦA BẠN XIN LIÊN HỆ:

VIBER 0964.00.76.11 (HUY HOÀNG)

ZALO 097.55.70.113

Rate this post

Viết một bình luận