Một làn da khô ráp, nứt nẻ và bong tróc không chỉ gây khó chịu cho người bệnh á sừng mà còn khiến họ tự ti. Đa số bệnh nhân đều cố gắng che giấu vùng da bị bệnh, một số ít lựa chọn không tiếp xúc với ai cho đến khi thuyên giảm. Những bất tiện này khiến những người bị á sừng thường có chung một thắc mắc: Bị á sừng bôi thuốc gì nhanh khỏi? Nếu bạn cũng đang băn khoăn bởi vấn đề này, hãy xem ngay nội dung dưới đây.
Bệnh á sừng xảy ra như thế nào?
Á sừng là một dạng bệnh của viêm da cơ địa đặc trưng bởi tình trạng da nứt nẻ, khô cứng, sần sùi và dễ bong tróc. Bệnh không lây nhiễm và không gây nguy hiểm ngay lập tức cho người mắc. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị và kiểm soát chặt chẽ, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Cơ chế bệnh sinh bệnh á sừng được nhiều chuyên gia giải thích là do: Chu kỳ khô – ẩm thất thường trên da. Cụ thể, các lớp keratin trên da bị ngậm nước quá mức (do tiếp xúc với mồ hôi hoặc nước) dẫn đến khi khô nhanh khiến chúng sẽ trở nên siêu mất nước. Chu trình này lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến sự tích tụ của các vi tổn thương ở dưới da. Cuối cùng, da trở nên thô ráp, nứt nẻ, đóng vảy và bong tróc – Đây cũng là thời điểm bệnh á sừng xuất hiện.
Bệnh á sừng có thể xuất hiện ở bàn chân, bàn tay và da đầu. Tuy nhiên, các tổn thương tập trung chủ yếu tại các vị trí chịu trọng lực ở bàn chân hoặc các điểm tì của bàn tay. Ban đầu, vùng da bị bệnh chỉ xuất hiện các dát đỏ đối xứng, hơi bóng. Sau đó, những dát này liên kết lại với nhau tạo thành nhiều mảng ban đỏ kèm theo đóng vảy. Cuối cùng da bị rạn nứt, thậm chí là chảy máu (khi kẽ nứt sâu) khiến bệnh nhân tự ti và đau rát.
☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu giúp nhận biết á sừng chính xác!
Bệnh á sừng do nguyên nhân nào gây ra?
Dễ dàng nhận thấy, những yếu tố liên quan đến “Chu trình khô – ẩm thất thường” đều có thể trở thành nguyên nhân khởi phát bệnh á sừng, điển hình như:
- Thời tiết thất thường: Thường xảy ra ở thời điểm giao mùa khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi liên tục. Điều này khiến da không kịp thích nghi và dễ bị khô, bong tróc vào thời điểm độ ẩm và nhiệt độ môi trường thấp.
- Hóa chất: Những hóa chất có độ pH quá cao hoặc quá thấp như: Chất tẩy rửa mạnh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, xăng, dầu,… có thể khiến da bị mất nước và khô ráp.
- Chất liệu vải bí, nóng : Bao gồm các vải được dệt từ: Sợi tổng hợp, sợi nylon. Khi vải này được dùng làm tất chân hoặc bao tay sẽ kích thích tăng tiết mồ hôi khiến da bị ẩm quá mức. Khi da được làm khô nhanh, chúng trở nên khô và dễ bị nứt nẻ.
- Thiếu vitamin: Thiếu hụt vitamin khiến da khô và yếu hơn bình thường. Tình trạng này thường gặp ở những người thiếu vitamin nhóm A, D, C, E.
- Viêm – dị ứng da: Quá trình viêm và dị ứng khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Hệ quả là da dễ bị mất nước, khô ráp và trở thành nguyên nhân khởi phát bệnh á sừng.
Thuốc Tây điều trị bệnh á sừng
Thuốc Tây là lựa chọn của nhiều bệnh nhân bởi tác dụng nhanh và dễ dàng sử dụng. Dưới đây là danh sách những thuốc bôi trị á sừng phổ biến nhất.
Thuốc chống viêm corticosteroid
Hơn 30 loại corticosteroid tại chỗ có tác dụng chống viêm – dị ứng giúp kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy, tấy đỏ trên da được sử dụng trong điều trị á sừng. Các corticosteroid thường có dạng bào chế linh hoạt từ kem đến thuốc mỡ, trong đó, thuốc mỡ thường có hoạt lực mạnh hơn kem. Ban đầu, người bệnh thường được kê corticosteroid nhẹ như hydrocortisone 1% bôi 2 lần/ ngày lên vùng da bị á sừng. Sau đó, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng corticosteroid cường độ trung bình như: Triamcinolone, betamethasone,…
Sử dụng Corticosteroid trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ trên da như: Teo da, giãn mao mạch, rạn da, giảm sắc tố,…Vì vậy, người bệnh chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn. Ngoài ra, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý về thời gian và liều lượng dùng thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thuốc tiêu sừng
Là thuốc được bào chế từ hoạt chất acid salicylic có tác dụng ức chế tế bào thượng bì phát triển, qua đó, cải thiện được tình trạng da bị dày sừng, bong tróc. Acid salicylic có thể kết hợp cùng các thuốc chống viêm để tăng hiệu quả điều trị bệnh á sừng.
Việc sử dụng Acid salicylic điều trị á sừng có thể khiến da bị khô hơn và gây ngứa, phát ban. Vì vậy thuốc không phù hợp với những bệnh nhân có da quá khô và nhạy cảm.
Thuốc kháng sinh
Được kê trong trường hợp vết thương á sừng xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, thường là Staphylococcus aureus. Bởi vậy, đa số thuốc bôi kháng sinh trị á sừng đều chứa hoạt chất Clindamycin hoặc Erythromycin. Liệu trình dùng thuốc thông thường dao động trong khoảng 7 – 10 ngày. Các bác sĩ có thể kết hợp cùng nhóm corticoid để tăng hiệu quả chống viêm, ngăn tổn thương lan rộng.
Lưu ý quan trọng khi điều trị với kháng sinh là thời gian dùng thuốc. Người bệnh không nên ngưng thuốc khi chưa kết thúc liệu trình. Điều này có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Khi sử dụng những kháng sinh trên, bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Khô da, đỏ da, da bị kích ứng,… Nếu gặp phải những vấn đề này, bạn hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
Thuốc ức chế phosphodiesterase-4 (PDE-4)
Là những thuốc được bào chế từ hoạt chất Crisaborole 2%. Thuốc đã được FDA cho phép sử dụng để điều trị viêm da dị ứng (bao gồm á sừng) từ nhẹ đến trung bình. Kết quả cho thấy, bệnh nhân dùng thuốc cho đáp ứng tốt, các triệu chứng trên da được loại bỏ sau 28 ngày. Đặc biệt, PDE-4 an toàn khi sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Nhược điểm của Crisaborole là có thể gây châm chích, nóng rát khi bôi trên da. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như: ngứa ngáy, mày đay, sưng phù nề trên da.
Thuốc điều hòa miễn dịch
Phổ biến nhất là Tacrolimus 0.1% (hoặc 0.03% cho trẻ em) và Pimecrolimus 1%. Đây là các thuốc ức chế calcineurin. Nhóm thuốc này cho thấy khả năng chống viêm hiệu quả hơn hẳn hydrocortisone 1%. Các trường hợp á sừng nhẹ đến trung bình thường được khuyên dùng Tacrolimus hoặc Pimecrolimus bởi ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, bởi chi phí thuốc đặt hơn nhiều corticosteroid nên chỉ được sử dụng như liệu pháp thứ hai.
Mặc dù ít tác dụng phụ hơn corticosteroid nhưng nhóm thuốc điều hòa miễn dịch cũng không được sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Vậy nên, bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu mình đang thuộc nhóm đối tượng này.
Mặc dù thuốc Tây cho hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Dùng sai thuốc hoặc sai cách khiến bệnh không được cải thiện, thậm chí trở nặng hơn khi kết hợp thêm cùng tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị bệnh á sừng:
- Tần suất dùng thuốc: Mỗi ngày, bạn nên bôi thuốc từ 1 – 3 lần vào phần da bị vì á sừng. Tránh bôi thuốc lên vùng da lành sẽ tăng nguy cơ tác dụng phụ.
- Làm ẩm da: Bạn nên làm ẩm da á sừng trước khi sử dụng thuốc tiêu sừng. Điều này giúp tăng hiệu quả điều trị của thuốc.
- Dùng đúng thời gian chỉ định: Kết thúc thời gian được kê đơn nếu bệnh chưa khỏi, bạn cần tái khám để được bác sĩ hướng dẫn thay đổi phác đồ điều trị. Tránh tình trạng tự ý sử dụng khiến tăng nguy cơ tác dụng phụ mà không đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Không bôi thuốc lên vết thương hở: Hành động này có thể làm tăng hàm lượng thuốc được hấp thu vào cơ thể khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ nhiều hơn. Mặt khác, một số thuốc bôi như steroid có thể khiến vết thương chậm khép miệng, tăng nguy cơ viêm loét, nhiễm trùng.
Kem dưỡng ẩm giúp kiểm soát triệu chứng á sừng
Vai trò của chất dưỡng ẩm trong trị á sừng là kiểm soát “chu trình khô – ẩm” thất thương trên da. Chất dưỡng ẩm giúp hạn chế quá trình mất nước nhanh, nhờ đó, khắc phục tình trạng da bị rạn nẻ, bong tróc.
Các hoạt chất được sử dụng làm chất dưỡng ẩm da phổ biến như:
- Petrolatum hoặc Aquaphor: Bôi trực tiếp trên lên vùng da á sừng khi chúng vẫn đang “ẩm”. Những chất này giúp giữ ẩm và hạn chế tình trạng mất nước trên da. Nước được hấp thụ qua lớp sừng khiến da mềm, mịn, giảm bong tróc và dày sừng.
- Atopiclair và Mimyx: Là những chất làm mềm thế hệ mới được cho là có tác dụng vượt trội hơn. Tuy nhiên, chi phí cho những chất làm ẩm này cũng cao hơn hẳn các chất làm ẩm truyền thống.
Bài thuốc dân gian giảm triệu chứng á sừng
Một trong những biện pháp trị á sừng được nhiều người áp dụng là sử dụng cây thuốc có sẵn. Ưu điểm của biện pháp này là lành tính và chi phí thấp.
Một số cây thuốc phổ biến trong trị á sừng như:
- Cây trầu không: Trần không có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, hạn chế triệu chứng ngứa ngáy và bong tróc da. Bạn chỉ cần lấy 7 – 10 lá trầu, rửa sạch rồi vò nát. Sau đó, bạn thêm một chút nước và đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút. Cuối cùng, dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị á sừng mỗi ngày.
- Sài đất – rau răm: Bạn lấy một nắm sài đất rửa sạch rồi đun nước để ngâm rửa da bị á sừng. Sau đó, giã nát một nắm rau răm đắp trực tiếp lên da trong khoảng 1 tiếng. Cuối cùng, bạn rửa sạch da với nước ấm. Cách này giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm tình trạng dày sừng.
- Lá lốt: Cách này cần dùng một nắm lá lốt, rửa sạch và đun sôi với chút nước trong 10 – 15 phút. Sau đó, bạn dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị á sừng. Lá lốt giúp chống viêm, kháng khuẩn và tăng cường khả năng làm lành vết thương. Tác dụng này rất tốt cho bệnh á sừng.
☛ Tham khảo chi tiết: Tổng hợp cách chữa á sừng hiệu quả!
Sodermix – Giải pháp an toàn cho bệnh nhân á sừng
Sodermix là kem trị viêm da cơ địa (bao gồm cả á sừng) được nhập khẩu từ Pháp. Sản phẩm được tin dùng trên 104 quốc gia và đã trải qua thử nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh. Theo đó, Sodermix đã được thử nghiệm lâm sàng tại Khoa Da liễu và Thẩm mỹ – Đại học Y khoa Quốc gia Donetsk – Ukraine. Kết quả cho thấy, sản phẩm giúp 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 3 tuần điều trị.
Lý giải về hiệu quả của Sodermix, các chuyên gia cho biết: Sản phẩm này có khả năng cung cấp một loại enzyme chống oxy hóa mạnh cho cơ thể – Enzyme SOD. Enzyme này có khả năng trung hòa gốc tự do, ức chế phản ứng viêm – dị ứng. Nhờ đó, các triệu chứng ngứa ngáy, tấy đỏ, sưng viêm trên da được kiểm soát hiệu quả.
Mặt khác, Sodermix được bào chế dưới dạng kem, có độ ẩm lý tưởng cho vùng da bị á sừng. Thành phần tinh chất quả bơ và dầu khoáng tự nhiên vừa giúp nuôi dưỡng da, vừa tạo ra một lớp bảo vệ – “khóa nước” cho da. Tác động này giúp ngăn chặn sự rối loạn của chu trình khô – ẩm trên da. Qua đó, kiểm soát hiệu quả bệnh á sừng.
Tại Việt Nam, Sodermix đã có mặt trên thị trường được hơn 3 năm. Trong thời gian này, sản phẩm đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân á sừng không còn mệt mỏi vì những triệu chứng khó chịu của bệnh. Bằng tác động tuyệt vời của mình, Sodermix đã dành được sự tín nhiệm của các chuyên gia da liễu đầu ngành tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện 108, bệnh viện 102, bệnh viện da liễu TW, bệnh viện Nhi TW,…
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua online giao hàng tận nhà.
Chăm sóc da ngăn ngừa á sừng tái phát
Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa nên rất dễ tái phát, đặc biệt khi người bệnh không có chế độ sinh hoạt khoa học. Bệnh tái đi tái lại liên tục sẽ khiến da tổn thương nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Vì vậy, các bác sĩ khuyên người bệnh nên chủ động thay đổi lối sống để phòng á sừng tái phát.
Dưới đây là một số lưu ý cho bạn:
- Hạn chế tỳ – đè – tạo áp lực lên vùng da bị á sừng.
- Nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay tất chân thường xuyên, làm sạch bao tay trước khi sử dụng.
- Duy trì thói quen dưỡng da sau khi tắm để hạn chế tình trạng da mất nước quá mức.
- Lựa chọn tất chân, bao tay, giày, dép có kích thước vừa vặn, chất liệu mềm mại để tránh làm da tổn thương.
- Tránh để da bị tổn thương
- Dừng thói quen ngâm chân, tay với nước muối ấm (nếu có)
“Á sừng bôi thuốc gì” chỉ là một phần trong phác đồ điều trị á sừng phức tạp. Muốn khỏi bệnh nhanh chóng, bạn cần có lối sống khoa học và kết hợp thuốc điều trị hợp lý. Vậy nên thay vì dành sự chú ý quá nhiều đến các loại thuốc bôi, bạn hãy tập cho mình một thói quen sống tốt, lắng nghe và tuân thủ đúng những điều bác sĩ đã chia sẻ.
Tài liệu tham khảo:
https://www.aocd.org/page/JuvenilePlantarDerm
https://emedicine.medscape.com/article/1049085-treatment
https://www.aafp.org/afp/2007/0215/p523.html
https://www.tapchidongy.org/thuoc-chua-benh-a-sung.html
https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/treatment-options#OTC-products