Bị bệnh tiểu đường có tăng cân được không là một trong những chủ đề nhiều người quan tâm. Người mắc tiểu đường vốn đã có chế độ ăn nghiêm ngặt. Liệu có thể tăng cân với chế độ ăn đó?
Tiểu đường vốn là bệnh mãn tính và người bệnh phải học cách chung sống hòa bình với căn bệnh này. Kèm theo đó là một chế độ ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo ổn định các chỉ số sức khỏe. Chủ đề bị bệnh tiểu đường có tăng cân được không khiến nhiều người quan tâm.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bị bệnh tiểu đường có tăng cân được không.
Mối liên hệ của bệnh tiểu đường và cân nặng
Khi mắc tiểu đường, cơ thể bệnh nhân không thể tận dụng đường trong máu. Do đó, lượng calo thường được sử dụng sẽ biến mất. Kể cả với một chế độ ăn uống như người bình thường thì do thiết đường và calo nên sẽ gây nhiều triệu chứng. Một trong số đó là sụt cân. Vì thế mà nhiều người thắc mắc bị tiểu đường có giảm cân không. Giảm cân hay sụt cân chính là một triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, một số người lại lầm tưởng và đặt câu hỏi tiểu đường có tăng cân không. Nhưng thực chất khi có các triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, sụt cân đột ngột thì mới đi xét nghiệm.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đối mặt với căn bệnh tiểu đường và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
>>> Đọc thêm: Những yếu tố gây ảnh hưởng tới cân nặng ở người bệnh tiểu đường loại 2
Lý giải khoa học về bệnh tiểu đường và cân nặng
Do mắc tiểu đường nên cơ thể hạn chế chuyển hóa glucose để tạo năng lượng. Vì thế, người mắc tiểu đường sẽ có hiện tượng não phát tín hiệu cho hệ nội tiết chuyển hóa mô cơ. Qua đó, tăng cường tiêu hao lipid và protid thành năng lượng để bù trừ, cung cấp hoạt động cơ.
Ảnh hưởng của hoạt động này khiến người mắc tiểu đường tiêu hao mão, sụt cân nhanh, gầy còm, da xanh xao. Nhưng người mắc tiểu đường đang điều trị bằng phương pháp insulin lại có sự khác biệt. Đó là tăng cân do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị này. Dù insulin điều chỉnh lượng glucose nhưng cũng thúc đẩy lưu trữ chất béo cơ thể dẫn đến tăng cân.
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 9 loại thực phẩm chức năng tiểu đường bạn nên biết
Bị tiểu đường có tăng cân được không?
Quay lại với câu hỏi ban đầu, bị tiểu đường có tăng cân được không. Câu trả lời là có. Người mắc tiểu đường vẫn có thể tăng cân và duy trì cân nặng của mình như bình thường.
Gợi ý cách tăng cân cho bệnh nhân tiểu đường
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tăng cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, các chia nhỏ còn giúp chỉ số đường huyết không bị tăng đột ngột sau ăn. Các bữa nên chia ra nhiều hơn ba bữa một ngày.
Bên cạnh đó, hãy tăng sử dụng các sản phẩm chứa chất béo lành mạnh. Trong đó có thể kể đến sữa, kem, phô mai không đường dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường. Hoặc thêm các loại sữa đặc hiệu cho bệnh tiểu đường vào ngũ cốc nguyên hạt.
Các sản phẩm chứa chất béo không bão hòa rất tốt cho thực đơn ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Ví dụ như hạt, bơ, dầu ô liu, hạt cải dầu, hướng dương, đậu phộng. Các sản phẩm này có lượng calo cao và tốt cho tim mạch, hạn chế các biến chứng của tiểu đường.
Ngoài ra, đừng quên dùng sinh tốt, pha nước cùng bột ngũ cốc cho thực đơn. Tuy nhiên nên quản lý lượng carbonhydrate và theo dõi mức calo tổng.
>>> Đọc thêm: Top 24 loại thực phẩm giúp ổn định đường huyết cho người tiểu đường
Lưu ý khi tăng cân cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường khi tăng cân cần lưu ý một vài điểm. Tránh uống các loại nước trước khi ăn. Bởi làm vậy có thể giảm độ ngon miệng và tạo cảm giác no trước bữa. Không nên uống gì ít nhất nửa tiếng trước bữa ăn. Còn nếu uống thì nên là loại đồ uống chứa dưỡng chất và calo có lợi cho sức khỏe.
Các đồ ăn nhẹ phù hợp cũng nên kết hợp vào thực đơn để tăng cân hiệu quả và lạnh mạnh. Bên cạnh đó, nên tìm các chất tạo ngọt thay thế phù hợp với người tiểu đường để bổ sung. Điều cần thiết không kém làm tìm hiểu kĩ lưỡng về tình hình sức khỏe và cân nặng của bản thân. Qua đó để biết mình cần tăng hoặc giảm bao nhiêu cân là đủ và hợp với tình trạng bệnh.
Trên hết, người mắc tiểu đường nên kết hợp nghỉ ngơi và luyện tập điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như vậy mới có thể tăng cân an toàn và hiệu quả, đảm bảo sức khỏe của bản thân.