Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì?

Video Cách trị bỏng nước sôi, dầu mỡ, bỏng ớt cực hiệu quả

Xem thêm: Bỏng: Phân loại, cách điều trị và hơn nữa

Bỏng nước sôi là một trong những tai nạn bỏng phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý. Việc sơ cứu chậm chễ hay xử lý sai cách không chỉ kéo dài thời gian điều trị cho bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng sống của họ. Vậy, bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bỏng mà bạn có thể lựa chọn những loại thuốc khác nhau, như: 

1. Thuốc giảm đau: Trong các trường hợp đau nhức ở phần nông của cơ thể như vết bỏng nước sôi, kinh nghiệm dân gian đã có nhiều loại thuốc bôi xoa lên chỗ đau giúp tình trạng đau nhức có phần thuyên giảm.

Hiện nay, do kế thừa y học cổ truyền và áp dụng các tiến bộ của khoa học hiện đại người ta đã sản xuất ra nhiều loại thuốc giảm đau dùng ngoài da hiệu quả tốt như melthyl salisilat, menthol,… và các thuốc nguồn gốc tổng hợp như diclofenac, ketoprofen, ibuprofen,… Những loại thuốc này được dùng khá rộng rãi với nhiều dạng bào chế khác nhau như thuốc dạng gel, dạng thuốc mỡ, dạng dung dịch, thuốc dạng tấm dán, kem bôi,…

2. Thuốc sát trùng ngoài da: Là sản phẩm người bệnh nên sử dụng đầu tiên khi bị bỏng nước sôi để tránh nhiễm trùng vết thương. Các dung dịch sát trùng ngoài da bao gồm: nước muối sinh lý, povidone-iodine, cetrimide, chlor hexidine… Tuyệt đối không nên sử dụng cồn để vệ sinh vết bỏng vì có thể gây nên hiện tượng chết da, khiến vết thương đau hơn.

3. Thuốc kháng sinh

Trường hợp bỏng nhẹ cũng có thể dùng kháng sinh để chủ động ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành do tổn thương bỏng gây ra. Nên dùng loại kháng sinh có tác dụng tại chỗ với dạng thuốc dùng ngoài da ở dạng thuốc mỡ, thuốc kem có chứa neomycine, polymycine, sulfadiazine bạc… Bác sĩ sẽ chỉ định việc sử dụng kháng sinh phù hợp tùy theo mức độ bỏng và sự đáp ứng điều trị của thuốc. Lưu ý thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ như dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy… vì vậy cần được theo dõi để xử trí khi có tác dụng không mong muốn xảy ra.

4. Các loại thuốc khác

Một số loại thuốc mỡ, thuốc kem… có nguồn gốc từ dược liệu hay thảo dược như mù u, nghệ, lô hội hay nha đam… cũng được sử dụng trong điều trị bỏng mang lại hiệu quả tốt. Một số thuốc có thành phần dầu gan cá, oxyd kẽm, vitamin A… có tác dụng điều trị các vết bỏng nông, bỏng bô xe máy, bỏng nước sôi…; giúp chống sưng, viêm, bỏng rát… Nha đam giúp giảm đau, làm se mặt da bị thương tổn và giúp vết thương mau lành nên có thể dùng để điều trị bỏng rất hiệu quả; nếu không có sẵn lá nha đam tươi để đắp lên chỗ bỏng, có thể thoa kem có chứa nha đam. Một số thuốc có thành phần trà xanh giúp làm dịu vết bỏng và vùng da bị tổn thương. Tinh nghệ giúp nhanh chóng tái tạo tế bào da và ngăn ngừa hình thành sẹo sau bỏng sẽ tạo nên màng sinh học tự phân hủy polyesteramide giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương do bỏng, ngăn thấm nước, chống nhiễm khuẩn, vết bỏng được thông thoáng và mau lành hơn bình thường.

Xem thêm:

Rate this post

Viết một bình luận